Từ việc ca sĩ Coco Lee qua đời, bác sĩ chỉ ra ‘3 đặc điểm’ của bệnh trầm cảm
- Thuần Anh
- •
Nữ ca sĩ nổi tiếng 48 tuổi CoCo Lee qua đời vì trầm cảm, người hâm mộ hai bên eo biển đều cảm thấy bàng hoàng, không thể tưởng tượng ra nổi đằng sau người nghệ sĩ tài hoa đó có bao nhiêu áp lực và nỗi đau? Bác sĩ tiết lộ 3 đặc điểm chính của bệnh trầm cảm, đồng thời nhắc nhở mọi người chú ý hơn xem bản thân và những người xunh quanh có những dấu hiệu cảnh báo này hay không.
Bác sĩ tiết lộ ba đặc điểm chính của bệnh trầm cảm, đồng thời nhắc nhở mọi người chú ý hơn xem bản thân, người nhà và bạn bè có những dấu hiệu cảnh báo này hay không. (Nguồn ảnh: Adobe Stock)
Ca sĩ CoCo Lee mắc chứng trầm cảm cách đây vài năm, cô phải vật lộn với bệnh tật trong một thời gian dài. Cô sụt cân xuống còn 42,3 kg do rắc rối trong hôn nhân, phẫu thuật do vết thương ở chân và phải cố gắng tập đi. Mọi thứ rắc rối liên tục đổ dồn lên cô, nhưng rất nhiều đau khổ đều nuốt vào trong lòng, người ngoài căn bản không phát hiện để giúp đỡ.
Nhiều người không hiểu tại sao người thân không đưa cô đi chữa trị? Nhưng một bệnh nhân trầm cảm cho biết: Thực ra “không đơn giản như vậy đâu!” Cho dù đã chạy chữa, nhưng mỗi khi anh uống thuốc, đầu óc liền sẽ mơ màng nặng trĩu, mặt tái nhợt, vô cùng khổ sở. Chỉ cần bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào, kể cả bài vở, quan hệ giữa người với người hay thậm chí là mưa to gió lớn, tâm trạng của người bệnh trầm cảm sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, có thể trở thành cọng rơm cuối cùng làm gãy lưng lạc đà.
Ba đặc điểm của trầm cảm
Trong cuốn sách “Phòng Khám Cú: Quán ăn khuya dành cho những người trở về với trái tim”, bác sĩ tâm lý Tetsuya chia sẻ 3 đặc điểm chính của bệnh trầm cảm, qua đó chúng ta đều nên chú ý đến cảm xúc của bản thân và người xunh quanh.
Thông thường, khi một người tự hỏi “Như thế này có thể là trầm cảm không?” kết quả phần lớn chỉ là sự suy sụp về mặt cảm xúc. Tất nhiên, có những ví dụ ngược lại. Đối với những người cảm thấy chán nản vì không biết giới hạn bệnh tật ở đâu, bác sĩ Tetsuya đã tổng hợp một số đặc điểm của bệnh trầm cảm để tham khảo:
1. Bệnh tâm lý hoặc chỉ là tâm trạng không tốt?
Có 3 điểm mấu chốt có thể phân biệt rõ ràng đó có thực sự là bệnh tâm lý hay chỉ là tâm trạng không tốt:
Thứ nhất: “Không vui”, nghĩa là “bất kể bạn làm gì, bạn đều cảm thấy không vui.”
Thứ hai: “Thời điểm chán nản”. Tâm trạng tồi tệ nhất vào buổi sáng, khi thời gian chuyển từ ngày sang đêm, tâm trạng có dần được cải thiện không?
Thứ ba: “Các triệu chứng trên thân thể”. Tâm trạng chán nản có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chán ăn và khó chịu về thể chất hay không?
Miễn là đáp ứng bất kỳ điều kiện nào ở trên, bạn có khả năng bị trầm cảm.
2. Hàm lượng serotonin bất thường
Điều gì xảy ra trong cơ thể khi một người mắc các triệu chứng trầm cảm?
Để biết hướng dẫn chi tiết về y tế, vui lòng tham khảo sách chuyên môn. Ở đây, bạn chỉ cần nhớ rằng điều này là do sự tiết serotonin bất thường trong não.
Đáng tiếc là hiện tại phòng khám ngoại trú vẫn không thể đo lường được lượng hormone mà não bộ tiết ra, đương nhiên cũng không thể mở não ra để xét nghiệm, do đó, chỉ có thể suy đoán dựa trên các chất chuyển hóa trong nước tiểu.
Gần đây, y tế đang sử dụng các công nghệ như Quang phổ Cận Hồng Ngoại (NIRS), Chụp cộng hưởng từ não (MRI)…để phân tích chúng.
3. Không có ranh giới rõ ràng để xác định rằng “đến mức này thì là trầm cảm”
Trên thực tế, không có ranh giới rõ ràng để xác định rõ ràng rằng “đến mức độ này thì đó là trầm cảm”. Ngay cả khi bị trầm cảm, các triệu chứng cũng dần dần chuyển từ nhẹ sang nặng (tất nhiên, các triệu chứng đôi khi giảm hoặc biến mất tạm thời).
Chìa khóa để đánh giá xem bạn có thực sự bị trầm cảm hay không là: “Rõ ràng là trước nay đều không có vấn đề gì, làm mọi việc đều rất vui vẻ. Nhưng rồi đến một thời điểm nào đó, cơ thể đột nhiên có vấn đề và xuất hiện các triệu chứng có thể nghi ngờ là do trầm cảm.”
Nếu là vấn đề về đặc điểm cá tính riêng, thì nó là bẩm sinh, vốn là đã như vậy. Nhưng nếu đó thực sự là trầm cảm, thì nó sẽ xuất hiện đột ngột vào một thời điểm nào đó.
Cách để hóa giải trầm cảm
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân trầm cảm muốn thoát ra khỏi những cảm xúc mông lung, có thể thực hiện 4 điểm sau đây trong cuộc sống hàng ngày:
1. Đơn giản hóa cuộc sống
Hãy thay đổi bản thân, đơn giản hóa cuộc sống hàng ngày, giảm bớt áp lực cho bản thân và đừng quá phức tạp hóa mọi thứ.
2. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ
Duy trì thời gian biểu đều đặn, ăn ngủ theo đồng hồ sinh học, tránh việc ngày càng lười vận động.
3. Ngừng đổ lỗi cho bản thân
Khi biết mình dễ bị trầm cảm, bạn đừng tự trách mình tại sao lại mắc bệnh mà ngược lại, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
4. Giao lưu
Hãy ra ngoài nhiều hơn, gặp gỡ người thân và bạn bè nhiều hơn, tham gia một số hoạt động mà bạn yêu thích hoặc có sở trường, để bạn có thể tìm thấy cảm giác hoàn thành và khôi phục sự tự tin.
Từ khóa trầm cảm CoCo Lee Serotonin tâm trạng chán nản