50 năm ngoại giao bóng bàn Mỹ – Trung, ông Henry Kissinger nên thức tỉnh?
- RFI
- •
Ngoại giao bóng bàn Mỹ – Trung đã được 50 năm, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và ông Vương Kỳ Sơn đọc diễn văn chúc mừng. Ông Henry Kissinger với tư cách là người tiên phong trong chuyến công du phá băng Mỹ – Trung, nhớ lại, việc mong chờ Mỹ – Trung hòa giải tựa như rất tự nhiên. Tuy nhiên, ông Vương Nghị chỉ trích Mỹ “vẫn chưa tìm được con đường chính xác để giao thiệp với Trung Quốc”, dường như khiến cho những nỗ lực của ông Henry Kissinger rõ ràng là uổng công.
Ông Tập Cận Bình tiếp kiến cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. (Ảnh: Getty Images)
Những năm gần đây, ông Henry Kissinger nhiều lần lớn tiếng kêu gọi hòa giải Mỹ – Trung, trong dịp kỷ niệm 50 năm ngoại giao bóng bàn Mỹ – Trung, ông Henry Kissinger lại dùng thân phận người từng trải để tiếp tục đọc diễn văn chúc mừng. Còn phía Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn ôn lại ngoại giao bóng bàn và giai thoại “dùng quả bóng nhỏ để đẩy quả bóng lớn”, ông Vương Kỳ Sơn nhắc lại: “Mỹ – Trung hợp tác là có hai lợi, tranh đấu thì cùng tổn thương, hợp tác là lựa chọn chính xác duy nhất.”
Ông Henry Kissinger nhìn lại “chuyến công du phá băng” năm xưa, nói đến gợi ý trọng điểm của ngoại giao bóng bàn là “có lúc cần bắt đầu làm từ một số bước nhỏ”, điều ông nhắc đến đó là đội bóng bàn Mỹ được mời thăm Trung Quốc, tiếp sau đó ông bí mật thăm Trung Quốc, cuối cùng thúc đẩy sự kiện lịch sử là Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc. Trọng tâm trong video diễn văn hôm 24/4 của ông Henry Kissinger là: Mong nhân dân hai nước đạt được hiểu biết lượng thứ cho nhau dựa trên tầm quan trọng của hai nước trong cục diện và kinh tế thế giới.
Tháng 11/2019, ông Henry Kissinger thăm Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tiếp đón long trọng tại Đại lễ đường Nhân dân. Ông Tập khen ngợi ông Henry Kissinger là“một người bạn tốt của nhân dân Trung Quốc”, đã có đóng góp cho mối quan hệ Mỹ – Trung, không để mất thời cơ khi kêu gọi Mỹ và Trung Quốc cần “đối mặt mà tiến”. Quả thực ông Henry Kissinger giữ được mối quan hệ tốt với lãnh đạo Trung Quốc, còn về khủng hoảng Hồng Kông, Người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ quy mô lớn, Trung Quốc hùng hổ dọa nạt trên quốc tế, ông Henry Kissinger nhìn mà không thấy.
Ông Henry Kissinger đã mất nhiều tâm lực cho hòa giải Mỹ – Trung. Ngày 20/3, vị cựu Ngoại trưởng Mỹ này từng cảnh báo, hai nước Mỹ – Trung cần phải hiểu nhau, nếu không, cảnh phồn thịnh sẽ không còn, thế giới sẽ đối mặt với “nguy cơ trước Thế chiến thứ Nhất”. Ngày 25/3, tại hội nghị truyền hình tại “Viện Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Hoàng gia” (Anh), ông cũng đã bày tỏ tương tự: Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, cảnh báo Mỹ “muốn đàm phán với đối thủ cạnh tranh như thế này thì rất khó”, vấn đề là Trung Quốc không nhất định sẽ chấp nhận trật tự mới.
Tờ Up Media đã đăng tải bài viết của tác giả Ngô Dịch Quân có tựa đề “Henry Kissinger phối hợp với mặt trận thống nhất của Tập Cận Bình vô cùng vui vẻ”, bài viết nói đến ông William Stanton (từng là Giám đốc Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan) ngày 9/4 có vài viết chỉ trích “người đại diện cho Trung Quốc có sức ảnh hưởng” – ông Henry Kissinger là người hâm mộ Trung Quốc quan trọng. Bài viết chỉ ra ông Henry Kissinger là “tình yêu đơn phương”, “phần lớn sự nghiệp của ông đều đang xu nịnh người Trung Quốc”, cho rằng như thế là được Bắc Kinh tin tưởng. Nhưng “từ góc độ của người Trung Quốc, đương nhiên đây chỉ là lợi dụng ông.”
Người đối thoại của ông Henry Kissinger là Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn. Cách đây không lâu, tại Diễn đàn Bác Ngao ông Vương Kỳ Sơn còn vào vai “dẫn chương trình”, tự xưng mình là “người dẫn chương trình tạm thời”, cố gắng làm nóng hội trường cho ông Tập Cận Bình phát biểu. Nhưng trong lần kỷ niệm ngoại giao bóng bàn 50 năm này, ông nói vài câu có vẻ lại càng giống như ứng phó hơn, không có chút ý mới nào. Điều này không phải vì tác dụng của ông có hạn, ông cũng rất rõ ràng, quan hệ Mỹ – Trung đến bước này, ông ở đây nói cạnh nói khóe cũng không có chút tác dụng gì.
Nếu cho rằng không khí chúc mừng kỷ niệm 50 năm ngoại giao bóng bàn là nhớ chuyện xưa, là mong mỏi Mỹ – Trung lượng thứ cho nhau thì e là sai lầm. Cùng tiến hành với truyền hình lễ kỷ niệm này là một “Hội nghị Truyền hình Mỹ – Trung” khác, đã thực sự lộ ra lập trường của chính quyền Trung Quốc đối với Mỹ, tuyệt đối không có chút ý “lượng thứ” nào. Đây là đoạn video giao lưu của Ngoại trưởng Vương Nghị với cơ quan nghiên cứu tại Mỹ là “Hiệp hội Quan hệ Đối ngoại” được trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố ngày 23/4, “video giao lưu này” cũng xuất hiện cùng với thời điểm diễn ra kỷ niệm 50 năm ngoại giao bóng bàn, nhưng phát ngôn của ông Vương Nghị tuyệt đối không có sự khôi hài của ngoại giao bóng bàn.
Ông Vương Nghị đã đưa ra 5 nhìn nhận đối với quan hệ Mỹ – Trung, đây là điều mà người dân thường bàn luận, bao gồm hy vọng Mỹ nhận thức một cách khách quan và lý tính đối đãi với sự phát triển của Trung Quốc; hy vọng Mỹ và Trung Quốc cùng đi con đường mới chung sống hòa bình, hợp tác cùng có lợi; hy vọng Mỹ tôn trọng và bao dung con đường và chế độ do Trung Quốc tự chủ lựa chọn; hy vọng Mỹ thực hiện chủ nghĩa đa phương thực sự; hy vọng Mỹ chấm dứt can thiệp chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Ông Vương Nghị chẳng qua chỉ là biến những lời diễn thuyết của ông Dương Khiết Trì tại Alaska thành mềm mại hơn một chút, chuyển từ Mỹ không có tư cách can thiệp Trung Quốc thành hy vọng Mỹ dừng can thiệp vào việc nội bộ của Trung Quốc, chuyển từ Mỹ không có tư cách tăng cường dân chủ biến thành cần tôn trọng con đường mà Trung Quốc tự lựa chọn. Đối thoại tại Alaska là một lần đối thoại vô cùng thất bại, nhưng ông Vương Nghị ở đây đã cố ý nhấn mạnh: “Đối thoại tại Alaska đã mở ra sự tương tác ở cao tầng hai nước trong bối cảnh dịch bệnh”.
Sau vài cái “hy vọng”, ông Vương Nghị phê bình “chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền mới của Mỹ vẫn chưa thoát ra được bóng ảnh của chính quyền nhiệm kỳ trước, vẫn chưa bước ra được những chỗ sai lầm trong nhận thức đối với Trung Quốc, vẫn chưa tìm được con đường chính xác để giao thiệp với Trung Quốc”, nói chung, vấn đề đều nằm ở Mỹ, phía Mỹ vẫn đang trong quá trình dò tìm.
Ông Vương Nghị cảnh báo, “lấy lá bài Đài Loan”, “là chơi với lửa”, hãy cẩn thận về vấn đề nguyên tắc quan trọng, Trung Quốc không thể thỏa hiệp nhượng bộ. Ngữ khí của ông Vương Nghị là rất nghiêm nghị, ông còn đưa ra cách nói nhìn thẳng vào Mỹ của ông Tập Cận Bình. Ông Vương Nghị nói, Trung Quốc nhấn mạnh “nhìn thẳng”, “điều Trung Quốc cần đó là sự bình đẳng”, ông còn chỉnh lý lại những lời mà ông Dương Khiết Trì nói chưa thông tại Alaska: Trung Quốc không chấp nhận việc ưa chuộng xuất phát từ “thực lực / sức mạnh”, để đưa ra tín hiệu, mệnh lệnh cho các nước khác.
Hiện giờ quan chức ngoại giao Trung Quốc trong việc chỉ trích Mỹ ngày càng chuẩn bị sẵn hình tượng hóa, chuẩn bị sẵn ví dụ. Là lãnh đạo của quan chức ngoại giao, ông Vương Nghị tự nhiên lại càng cao tay hơn: “Dân chủ không phải là Coca Cola, Mỹ sản xuất men, cả thế giới đều một vị”. Dân chủ là mấu chốt của Hội nghị Alaska, theo một số báo cáo chính thức của truyền thông phía nhà nước Trung Quốc sau hội nghị, ông Dương Khiết Trì tức giận cũng là do Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói mạnh về dân chủ, nhân quyền, ắt cũng là nói về trình trạng nghiêm trọng của nhân quyền Hồng Kông, Tân Cương, ám thị chuyên chế đi vào ngõ cụt, còn phê bình chính sách bành trướng của Trung Quốc, v.v.
Ông Vương Nghị nói tiếp, “Nếu trên trái đất chỉ có một mô thức, một văn minh, thì thế giới này sẽ mất đi sức sống, không có sức sống”. Có ai không hy vọng trái đất trăm hoa đua nở, các loại phương thức sống, các loại văn minh cùng tồn tại, e là ai ai cũng sợ chế độ chuyên chế miệt thị nhân quyền, chế độ hạn chế tự do của con người. Ông Vương Nghị nói, nếu đi theo hướng dân chủ giống như Mỹ, thì thế giới sẽ mất đi sức sống, vậy lẽ nào chuyên chế thì có sức sống, e là người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương rất rõ chuyện là như thế nào.
Nói đi nói lại, ông Vương Nghị không phải là muốn vứt bỏ hai chữ “dân chủ”, chẳng qua ông ấy muốn là dân chủ kiểu Trung Quốc. Cuộc đối thoại truyền hình này của ông Vương Nghị đã biểu đạt rất rõ ràng về giải thích của ông Tập Cận Bình liên quan đến dân chủ. Ông nói rằng điều mà Trung Quốc thực hành là “nền dân chủ toàn quá trình và rộng rãi nhất … được sự ủng hộ của nhân dân.”
Ông Vương Nghị chỉ trích nước Mỹ không nên vì Trung Quốc thực hành dân chủ “không giống với phía Mỹ” thì liền “chụp mũ Trung Quốc là ‘uy quyền’, ‘chuyên chế’, bản thân việc chụp mũ này chính là biểu hiện của không dân chủ”. Từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền đến nay, Trung Quốc đối với các quan niệm như giá trị phổ quát, nhân quyền, v.v, ngày càng từ bỏ, ông Vương Nghị còn phát minh ra câu: Ngoại giao giá trị quan. Ông khuyên Mỹ không nên “lấy cờ hiệu dân chủ, nhân quyền để làm ngoại giao giá trị quan”.
Có lẽ linh cảm của ông Vương Nghị đến từ những chỉ trích của thế giới đối với ngoại giao khẩu trang, ngoại giao vắc-xin, ngoại giao chiến lang, cho nên ông mới kiên quyết đưa ra cho phương tây một cái gọi là “ngoại giao giá trị quan” để cân bằng?
Cuối cùng, ông Vương Nghị mới quay lại lối tư duy của ông Vương Kỳ Sơn: Trung Quốc không có ý cạnh tranh với Mỹ, hai bên nếu đối kháng rõ ràng, kết quả ắt sẽ là cả hai cùng thua, “Lối tư duy chính xác trong xử lý mối quan hệ Mỹ – Trung nên là tăng cường đối thoại, hợp tác sâu rộng, thu nhỏ bất đồng, tránh đối kháng.”
Có phân tích nói, năm xưa thúc đẩy phương hướng ngoại giao bóng bàn, cũng bao gồm cả mong mỏi về giá trị phổ quát như dân chủ, tự do, v.v. Hiện giờ ông Vương Nghị hình dung nó thành “làm ngoại giao giá trị quan”, vậy thì hai bên làm thế nào để thu nhỏ bất đồng? Hơn nữa, Nhà Trắng cũng bày tỏ rõ ràng, vào tháng Sáu tới, tại Hội nghị G7 tổ chức tại Anh, ông Biden sẽ thúc giục các nước dân chủ liên hợp cùng nhau ứng phó với “quốc gia độc tài” bị ông coi là “đối thủ chiến lược”, nhất là Trung Quốc.
Nếu ông Kissinger nhớ mãi không quên cuộc ngoại giao bóng bàn cách đây 50 năm, nếu ông thực sự hy vọng Mỹ – Trung lượng thứ cho nhau, thì những biểu đạt trên của ông Vương Nghị có lẽ nên khiến cho vị cựu Ngoại trưởng này thức tỉnh.
Theo An Đức Liệt, RFI
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Vương Nghị Dòng sự kiện mối quan hệ Mỹ - Trung Henry Kissinger