Ba lá bài còn lại trong tay Tổng thống Trump
- Đường Hạo
- •
Ngày 14/12 là ngày bỏ phiếu của các Cử tri đoàn của tất cả các bang ở Mỹ. Các đại cử tri của tất cả các bang đã bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống vào ngày này. Kết quả cuộc bỏ phiếu của mỗi bang sẽ được gửi đến Quốc hội. Ngày 6/1 năm sau, lưỡng viện Quốc hội sẽ tiến hành đưa ra chứng nhận cuối cùng. Các kênh truyền thông cánh tả nhấn mạnh một cách vui mừng rằng hôm nay Biden sẽ “chính thức được bầu làm tổng thống tiếp theo.” Nhiều người tự hỏi, Cử tri đoàn đã bỏ phiếu, Tổng thống Trump liệu có còn hy vọng lật lại kết quả không? Không thể tìm ra sự thật của cuộc bầu cử này sao? Vẫn chưa. Tổng thống Trump vẫn còn ít nhất ba lá bài trong tay.
1. Nghị viện bang và đảng viên Đảng Cộng hòa “tung lá bài đặc biệt”
Đầu tiên là cuộc chiến pháp lý, chính là tiếp tục đấu tranh giành quyền lợi và truy tìm sự thật thông qua các thủ tục pháp lý, đồng thời yêu cầu tất cả các bang có tranh chấp thu hồi giấy chứng nhận kết quả bầu cử. Tuy nhiên, con đường này này hiện nay dường như không thông, từ tòa án cấp địa phương đến Tòa án tối cao đều phớt lờ bằng chứng gian lận hoặc từ chối chấp nhận đơn kiện, cuộc chiến pháp lý tốn nhiều thời gian, giờ cử tri đoàn đã bỏ phiếu xong nên cách làm này hơi chậm trong lúc nguy cấp, hơn nữa khả năng thắng thấp.
Tuy nhiên, xin lưu ý rằng trong các cơ quan lập pháp bang (nghị viện bang) tại các bang tranh chấp, các đảng viên Cộng hòa cũng đã đưa ra một “lá bài đặc biệt”: vào ngày bỏ phiếu của Cử tri đoàn, cơ quan lập pháp các bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo cũng đã đưa ra danh sách các đại cử tri của Đảng Cộng hòa và họ bỏ phiếu cho Tổng thống Trump.
Các đảng viên Cộng hòa bao gồm Pennsylvania, Georgia, Nevada và Arizona đều đã bỏ phiếu, nhưng lá phiếu của các cơ quan lập pháp tiểu bang này có phải là chính thức không? Hiện tại là không. Điều này kỳ thực là một thủ pháp “dự phòng”, bởi vì chỉ cần tòa án phủ quyết kết quả bầu cử của bang và yêu cầu thu hồi chứng nhận kết quả bầu cử, thì nghị viện bang sẽ có quyền tự bầu cử Cử tri đoàn để bầu tổng thống.
Do đó, cách làm của thành viên Đảng Cộng hòa trong các nghị viện bang lần này tương đương với việc hoàn thành nửa cuối “sớm hơn”, tức là sắp xếp Cử tri đoàn để bầu ra tổng thống. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nửa đầu, tức là trước tiên tòa án phải phủ quyết kết quả bầu cử địa phương, đây là tiền đề quan trọng nhất. Nếu tiền đề này xảy ra, Cử tri đoàn do cơ quan lập pháp bang bầu ra sẽ có hiệu lực; nếu không, nếu không có tiền đề này, nửa sau không thể tiếp tục.
Ví dụ, Đảng Cộng hòa Pennsylvania đã đưa ra một tuyên bố, nhấn mạnh rằng họ tiến hành “cuộc bỏ phiếu mang tính thủ tục” này không phải để chiếm đoạt hoặc thách thức ý chí của cử tri Pennsylvania, mà để bảo vệ các quyền hợp pháp có thể được thúc đẩy trong tương lai.
Nói trắng ra, giả thiết trong tương lai, kết quả của cuộc bầu cử ở Pennsylvania bị tòa án lật ngược, thì kết quả của cuộc bầu cử cơ quan lập pháp bang hôm nay sẽ có cơ hội được bổ sung vào các đại cử tri bỏ phiếu cho Tổng thống Trump.
2. Các nghị sĩ đặt nghi vấn với kết quả bỏ phiếu ở các bang tranh chấp
Lá bài thứ hai là cuộc chiến tại Quốc hội, tức là vào ngày 6/1, khi Quốc hội muốn xác nhận kết quả bỏ phiếu của các đại cử tri ở mỗi bang, các thành viên của Hạ viện và Thượng viện sẽ ra mặt nêu ra nghi ngờ về kết quả bỏ phiếu của các bang tranh chấp, và sau đó lưỡng viện của Quốc hội sẽ thương lượng để quyết định có phủ quyết số phiếu đại cử tri của bang nào đó hay không.
Nếu lá bài này có thể phủ quyết số phiếu đại cử tri của Biden và giảm nó xuống dưới 270 phiếu, thì Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp sẽ được kích hoạt, nghĩa là khi không có ứng cử viên nào nhận được hơn một nửa số phiếu, nó sẽ được thay đổi thành Hạ viện bầu Tổng thống, Thượng viện bầu Phó Tổng thống.
Tuy nhiên quá trình này cũng có số khó khăn nhất định.
3. Tổng thống Trump dùng “quyền lực đặc biệt của Tổng thống”
Lá bài thứ ba, và là con át chủ bài mạnh nhất, chính là việc Tổng thống Trump thực thi “Quyền hạn đặc biệt của Tổng thống”, là những quyền hạn đặc biệt mà Hiến pháp Mỹ trao cho Tổng thống. Quyền này có thể dùng để ứng phó với các cuộc khủng hoảng khi xảy ra tình trạng khẩn cấp quốc gia, bao gồm cả việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, giới nghiêm (thiết quân luật), v.v. Lá bài này cho phép tổng thống điều động quân đội để hỗ trợ điều tra sự thật của cuộc bầu cử, bắt giữ phần tử phản loạn, nhưng nó cũng gây nhiều tranh cãi nhất.
Bởi vì cho dù giới nghiêm ở mức độ nào đi nữa, thì đều sẽ áp đặt những hạn chế nhất định đối với quyền tự do dân sự, tự do đi lại của người dân, v.v, nhưng hiện tại đã bước vào thời kỳ bất thường, thì thể cần phải sử dụng những phương pháp phi thường để ứng phó.
Nhìn lại cuộc bầu cử Mỹ lần này. Tất cả các loại bằng chứng về gian lận bầu cử, nhân chứng và dấu hiệu bất thường lần lượt xuất hiện, bao gồm người chết bỏ phiếu, người không phải cử tri hợp pháp, và các lá phiếu đựng trong vali giấu dưới bàn; giám sát viên của Đảng Cộng hòa ở nhiều khu vực đã bị chặn và không thể theo dõi các lá phiếu; ở Detroit, số lượng phiếu bầu đã tăng từ 7.000 lên 130.000 chỉ sau hai giờ, v.v.
Tất nhiên, còn có “đường cong Biden” nổi tiếng thế giới, v.v … Những dấu hiệu kỳ lạ này thực ra không cần chuyên môn để giải thích, dùng kiến thức thông thường để xét thì cũng khiến người ta cảm thấy có điều gì đó không ổn và chắc chắn phải có điều gì đó bất thường đằng sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, hệ thống tư pháp các cấp, các quan chức chính quyền địa phương và các kênh truyền thông lớn thiên tả đã hoàn toàn phớt lờ và làm ngơ, ngay cả Tòa án Tối cao cũng đã lựa chọn cách tránh không thụ lý đơn kiện.
Liên quan đến tương lai nước Mỹ, liên quan đến tương lai thế giới
Do đó, nếu cuộc chiến pháp lý của phe Tổng thống Trump gặp trở ngại và không thể điều tra rõ sự thật của cuộc bầu cử, thì thực tế là đang buông lỏng cho một tập đoàn phi pháp và chính phủ tầng sâu (chính phủ ngầm), cho phép họ chà đạp và phá hủy tự do và dân chủ của nước Mỹ. Đồng thời cho phép họ tước đoạt “quyền con người” và “quyền bình đẳng” được Hiến pháp Mỹ bảo vệ, cho phép họ công khai phát động đảo chính và giành chính quyền do nhân dân bầu ra.
Hơn nữa, nếu sự thật của vụ gian lận này không thể được điều ra rõ ràng, nó sẽ gây ra khủng hoảng cho nền dân chủ hợp hiến của nước Mỹ, và không thể xác định ai mới là người được đa số dân ý lựa chọn thực sự. Đồng thời, gian lận bầu cử hoặc đảo chính này không chỉ tước đi quyền tự do và bình đẳng của người dân mà còn khiến đất nước rơi vào khủng hoảng niềm tin, thậm chí có thể dẫn đến hậu quả là chia rẽ hoặc nội chiến.
Lấy một ví dụ đơn giản, nhiều người Mỹ bây giờ không tin vào cái gọi là các báo cáo truyền thông chính thống (truyền thông lớn thiên tả), bởi vì đã có quá nhiều gian lận và thao túng chính trị; thậm chí khi kiểm tra trên Google và Wikipedia, nhưng cũng không dám quá tin tưởng vào các nội dung trên đó. Bởi vì họ đều là một phần tử của chính phủ ngầm, và vì mục đích chính trị nên đã xóa bài trên quy mô lớn, để các tin tức mà chúng ta có thể xem, ngày càng nhất quán và ngày càng chỉ có một tiếng nói.
Cho nên, đây chắc chắn không phải là vấn đề thắng thua trong một cuộc chiến bầu cử đơn thuần, mà là một sự lựa chọn quan trọng liên quan đến tương lai của nước Mỹ, liên quan đến tương lai của thế giới, và cuộc sống của nhân loại. Đây thực sự là một ngã tư của thế giới, một ngã tư trong lịch sử. Nước Mỹ trong tương lai có thể giữ được các giá trị truyền thống và tự do, dân chủ của mình hay không, hay sẽ đi theo hướng thiên tả và hướng tới chủ nghĩa xã hội? Cuộc chiến hôm nay chính là cuộc chiến phòng thủ quan trọng.
Hơn nữa, các thế lực nước ngoài bao gồm ĐCSTQ, Cuba, Venezuela, v.v. đều bị nghi can thiệp vào cuộc bầu cử này, và liên thủ với các thế lực cực tả ở Mỹ để thao túng kết quả bầu cử. Điều này tương đương với việc nước Mỹ bị kẻ thù nước ngoài lật đổ và đảo chính, an ninh quốc gia cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, trong giai đoạn bất thường này khi an ninh quốc gia bị đe dọa bởi các thế lực bên trong và bên ngoài, Tổng thống Mỹ có thể cần phải sử dụng thủ pháp phi thường để đối phó với cuộc khủng hoảng quốc gia chưa từng có này.
Trong lịch sử nước Mỹ, đã có ít nhất 68 lần trong trạng thái giới nghiêm, một lần giới nghiêm toàn quốc duy nhất là vào năm 1861. Tổng thống Lincoln tuyên bố giới nghiêm để phản ứng phó với nội chiến, cưỡng chế bắt giam 14.000 tù nhân chính trị bị bắt và hơn 300 tòa báo bị đóng cửa.
Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của ông Lincoln, nước Mỹ cuối cùng đã kết thúc cuộc nội chiến, đất nước trở lại hòa bình, chế độ nô lệ được loại bỏ. Ông Lincoln cũng trở thành tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ và là người đặt nền tảng để nước Mỹ trở thành quốc gia lớn nhất thế giới. Nhưng hiện nay, nước Mỹ đang phải đối mặt với nhiều khủng hoảng hơn so với thời ông Lincoln, vì vậy chính quyền Tổng thống Trump thực sự cần suy nghĩ nghiêm túc về việc sử dụng quyền lực đặc biệt để thanh trừng kẻ thù bên trong và bên ngoài của nước Mỹ.
Đặc biệt, nhóm chính phủ ngầm cực tả này không chỉ thực hiện các vụ gian lận bầu cử và đảo chính mà còn sử dụng xã hội đen để uy hiếp, đe dọa hoặc tấn công bất kỳ nhân chứng, thẩm phán và nghị sĩ nào. Ngày 14/12, Luật sư nổi tiếng Lin Wood tiết lộ, nhóm của ông nhận được tin rằng các thẩm phán và gia đình của họ bị đe dọa, cho nên nhiều tòa án đã từ chối thụ lý vụ án và cũng không muốn đối mặt với các chứng cứ gian lận khác.
Bang Georgia gây tranh cãi đã nhiều lần bị đội ngũ TT Trump yêu cầu đối chiếu chữ ký trên phiếu bầu với chữ ký trên phong bì. Cuối tháng 11, Thống đốc Kemp cũng đã hài lòng và bày tỏ sự ủng hộ của mình; nhưng bạn trai của con gái ông là Harrison Deal đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi vào đầu tháng 12. Thống đốc ngay lập tức thay đổi giọng, cho biết ông không nguyện ý ủng hộ đề xuất của ông Trump.
Nói cách khác, những kẻ phát động cuộc đảo chính bầu cử này không chỉ muốn giành lấy quyền cai trị nước Mỹ từ tay ông Trump và người dân, mà còn vì mục đích quyền lực của mình, họ còn dám đe dọa và làm tổn hại đến tính mạng của người dân Mỹ, thực thi trước sự thống trị khủng bố đối với người dân. Nếu tập đoàn này thực sự được phép thống trị nước Mỹ, thì đó là phúc hay sự đau khổ của nước Mỹ?
Nếu nền dân chủ hợp hiến của Mỹ, quyền tự do và nhân quyền của Mỹ biến mất, người dân trên toàn thế giới khao khát tự do sẽ mất hy vọng; những kẻ độc tài toàn trị trên thế giới sẽ mở rộng tham vọng bá chủ vô hạn độ. Trong trường hợp này, đó là phúc hay là sự đau khổ của thế giới?
Truy tìm và tấn công bất cứ kẻ nào tham gia gian lận bầu cử
Vì vậy, có lẽ chính quyền Tổng thống Trump thực sự cần phải xem xét nghiêm túc đến việc sử dụng quyền hạn đặc biệt của tổng thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng bên trong và bên ngoài nước Mỹ hiện nay. Một mặt là điều tra rõ ràng sự thật đằng sau cuộc tổng tuyển cử này, một mặt là truy tìm và tấn công bất cứ thế lực trong nước và nước ngoài nào tham gia gian lận và có ý đồ lật đổ nước Mỹ.
Đối với việc Tổng thống Trump nên thực hiện quyền hạn đặc biệt của tổng thống như thế nào? Đại đại khái có thể là:
- Tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, để Tổng thống có được ít nhất 136 quyền lực đặc thù, bao gồm quyền giới nghiêm (thiết quân luật).
- Công bố chứng cứ đầy đủ liên quan đến tập đoàn phi pháp gian lận. Tổng thống cần công bố các chứng cứ một cách chi tiết, và có sức mạnh, thì mời có thể định tội đầy đủ những phần tử phản loạn này; đồng thời cũng có thể khiến những người ủng hộ từ lưỡng đảng đều có thể hiểu sự thật, và đều tâm phục khẩu phục, giảm bớt tranh cãi.
- Thực thi giới nghiêm một cách có giới hạn, cố gắng giảm thấp nhất ảnh hưởng và sự bất tiện đối với người dân, đồng thời có thể để Tổng thống điều động quân đội đến tiếp quản một bộ phận hoặc toàn bộ quyền hành chính và quyền tư pháp. Như thế mới có thể thoát khỏi sự cản trở của chính phủ ngầm, đi sâu vào điều tra sự thật gian lận và đảo chính.
- Khởi động Đạo luật Chống phản loạn, trước tiên ra tuyên bố đối với phần tử phản loạn theo luật định, yêu cầu giải tán, sau đó có thể sử dụng đến sức mạnh quân đội. Trong nước tiến hành truy quét và bắt giữ phần tử phản loạn, rồi đưa đến tòa án quân sự để xét xử. Đợi sau khi sự thật được rõ ràng và mối đe dọa đến quốc gia đã được dẹp yên, thì hủy bỏ giới nghiêm, khôi phục lại trật tự xã hội bình thường.
Đương nhiên, nghe đến giới nghiêm, nghe đến quân đội, có thể sẽ khiến không ít người cảm thấy liệu có phải bước vào thời đại uy quyền và liệu có phải là đang tranh đoạt độc tài, nhưng thực ra là không phải. Lần này nước Mỹ do đã rơi vào đảo chính bầu cử, rơi vào khủng hoảng nội bộ quốc gia chưa từng có, mà còn khiến cho nước Mỹ mất uy tín trong cộng đồng quốc tế.
Nếu Mỹ không thể kiên quyết truy quét kẻ thù trong và ngoài nước và tìm ra sự thật về gian lận và đảo chính, thì nước Mỹ không chỉ có thể sẽ xảy ra chia rẽ nội bộ hoặc nội chiến, mà còn có thể bị kẻ thù nước ngoài xâm nhập, chiếm đoạt và bị nuốt chửng. Nếu nước Mỹ mất đi thực lực là cường quốc lớn nhất thế giới, ĐCSTQ chắc chắn sẽ nắm lấy cơ hội thống trị và uy hiếp thế giới, lúc đó cả thế giới sẽ rơi vào mối đe dọa của thủy triều đỏ cộng sản.
6 tín hiệu cho thấy khả năng phản kích của Tổng thống Trump
Vì vậy, chúng ta cần đặt một câu hỏi quan trọng, liệu Tổng thống Trump có muốn sử dụng quyền lực đặc biệt? Bạn có muốn tuyên bố giới nghiêm, điều động quân đội để truy quét kẻ địch, và điều tra sự thật về cuộc bầu cử? Cá nhân tôi quan sát và nhận thấy Tổng thống Trump thực sự có ý định này, và ông ấy đã từng bước trải thảm và đưa ra các tín hiệu từng bước. Có ít nhất 6 tín hiệu cho thấy ông Trump đã sẵn sàng phản kích:
Tín hiệu 1: Ban hành trạng thái khẩn cấp quốc gia năm 2018
Tổng thống Trump đã ký một lệnh hành pháp vào ngày 12/9/2018, ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với các thế lực nước ngoài can thiệp vào các cuộc bầu cử của Mỹ. Một khi phát hiện ra rằng người, tổ chức và cơ quan trong và ngoài nước có liên quan đến can thiệp vào bầu cử của Mỹ, thì phía Mỹ có thể thu giữ tài sản của những người và tổ chức này và đóng băng chúng. Đến hiện nay, tình trạng khẩn cấp này vẫn còn hiệu lực.
Hơn nữa, lệnh hành pháp này quy định giám đốc cơ quan tình báo quốc gia phải đệ trình báo cáo lên tổng thống trong vòng 45 ngày sau bầu cử, nói về tình hình can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử. Ngày bỏ phiếu năm nay là ngày 3/11 nên ngày 18/12 là hạn cuối cùng để trình báo cáo. Một khi Tổng thống Trump nhận được báo cáo về sự can thiệp bầu cử của các thế lực trong và ngoài nước, và đã nắm được bằng chứng, thì có thể tiến thêm bước nữa để truy kích tập đoàn phạm tội.
Tín hiệu 2: Thay thế Bộ trưởng Quốc phòng, trực tiếp lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm
Sau cuộc bầu cử, Tổng thống Trump tuyên bố miễn nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng và bổ nhiệm ông Chris Miller – Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia, thay thế bằng vị trí này. Ông Chris Miller không chỉ có bối cảnh quân đội và thực chiến chống khủng bố, ngay khi được bổ nhiệm, ông tuyên bố sẽ yêu cầu lực lượng đặc nhiệm trực tiếp báo cáo thông tin cho ông, bỏ qua các kênh chính thức ban đầu.
Tại sao lại bỏ qua các kênh báo cáo ban đầu? Vì Tổng thống Trump vốn đã và đang có kế hoạch quét sạch nội gián, đi vòng qua nội gián, chuẩn bị trong lúc cần thiết thì sẽ trực tiếp điều động lực lượng đặc nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đặc. Do đó ông không thể để lộ tin tức trước để tránh cho thế lực đen tối như phủ ngầm biết được.
Tín hiệu 3: Sư Đoàn Nhảy dù 82 tiết lộ “bão sắp tới”
Ngày 7/12, Tổng thống Trump tuyên bố rằng “những điều lớn” sẽ sớm xảy ra. Ngày 8/12, Bộ trưởng Tư pháp Texas tuyên bố khởi kiện 4 bang tranh chấp, cáo buộc họ có các thủ tục bầu cử vi hiến.
Cùng ngày, lực lượng vũ trang nổi tiếng của Mỹ là “Sư đoàn Nhảy dù 82” đã đăng một bài viết trên Facebook, trong chỉ có dòng chữ ngắn gọn “cơn bão đang đến”, bài báo cũng đính kèm một số hình ảnh huấn luyện của Sư đoàn Nhảy dù 82.
Ngày hôm sau, Sư đoàn Nhảy dù 82 tiếp tục đăng một bài viết, nói rằng “Chừng nào đây còn là quê hương của các dũng sĩ, thì nó vẫn sẽ là một vùng đất tự do.” Rõ ràng, đoạn này đã trích dẫn các từ “Warrior Hometown” (quê hương của dũng sĩ) và “Free Land” (vùng đất tự do) trong câu cuối cùng của bài Quốc ca Hoa Kỳ. Hàm ý là Sư đoàn Nhảy dù 82 sẽ chiến đấu cho tự do của nước Mỹ. Những tín hiệu này khá hiếm đối với quân đội theo truyền thống bảo thủ.
Tín hiệu 4: Lần đầu tiên định tính “đảo chính” và “phạm tội”
Mặc dù Tổng thống Trump đã có vô số lần chỉ trích gian lận trong cuộc bầu cử Mỹ, nhưng ông vẫn chưa từng cáo buộc đằng sau gian lận là ẩn chứa âm mưu đảo chính.
Tuy nhiên, vào ngày 10/12, Tổng thống Trump trích dẫn một báo cáo từ các kênh truyền thông Mỹ trên Twitter, một người được phỏng vấn nói, “Thực tế là đất nước của chúng ta đã bị đánh cắp và một cuộc đảo chính đã xảy ra trước mắt chúng ta.” Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump liên hệ “đảo chính” với gian lận bầu cử.
Hơn nữa, đến ngày 13/12, Tổng thống Trump công khai trên Twitter rằng, những bang tranh chấp kia, không thể chứng nhận kết quả bầu cử của họ một cách hợp pháp, nếu không thì họ chính là “phạm trọng tội”.
Nói cách khác, ông Trump đang từng bước nâng cao định tính gian lận đối với cuộc bầu cử này, bắt đầu đi dần từ “gian lận” lên cấp độ “đảo chính”, và đó là “phạm tội”. Gian lận chỉ là lừa dối người dân và phá kỷ cương luật pháp của đất nước, nhưng đảo chính thì là nâng cấp lên sự phản bội đất nước và không trung thành với người dân, điều cũng này làm tăng tính hợp lý trong việc Tổng thống Trump sử dụng quân đội, có thể điều tra, bắt giữ và xét xử những tội phạm này.
Tín hiệu 5: Đi đến Học viện Quân sự West Point và tuyên bố sát cánh chiến đấu cùng quân đội
Ngày 12/12, đông đảo người dân Mỹ đã tổ chức mít tinh và diễu hành tại Washington để ủng hộ Tổng thống Trump và kêu gọi “ngừng đánh cắp bầu cử”. Tuy nhiên, vào ngày này, Tổng thống Trump đã không đích thân ra ngoài để tiếp xúc ở khoảng cách gần với những người ủng hộ, thay vào đó, Trump đã đi trực thăng và bay đến Học viện Quân sự West Point ở New York để xem trận bóng bầu dục thường niên của đội Lục quân và Hải quân Mỹ.
Tổng thống Trump đến hiện trường và được chào đón nồng nhiệt bởi quân đội và học viên hải quân. Mặc dù đây là năm thứ ba liên tiếp ông đến xem cuộc thi đấu, nhưng lúc này là thời điểm mà tổng tuyển cử đang vô cùng căng thẳng, nhưng ông lại tự mình bay đến Học viện Quân sự West Point, điều này rõ ràng không đơn giản như những gì thấy ở bề mặt.
Theo nhận định cá nhân, Tổng thống Trump đến West Point là cố tình cho đối thủ thấy: Mặc dù các người đã kiểm soát Bộ Tư pháp, FBI, Cơ quan Tình báo Trung ương và các đơn vị khác, nhưng quân đội và Trump hiện vẫn đang kề vai sát cánh để chiến đấu cùng những người yêu nước. Điều này cũng có nghĩa là ông đã từng bước bố trí để sử dụng quyền hạn đặc biệt của tổng thống.
Tín hiệu 6: Tín hiệu bí ẩn xuất hiện, Học viện Quân sự West Point hô ứng với Washington
Vào ngày ông Trump đến Học viện Quân sự West Point, có một tín hiệu bí ẩn khá khó hiểu, nhưng cũng rất quan trọng. Cùng ngày, Học viện quân sự West Point điều động 4 chiếc trực thăng, trong số đó chiếc trực thăng ở trên đầu, nhìn kỹ sẽ thấy trên thân máy bay có biểu tượng đầu lâu và số “659” trên đuôi.
Ngay lập tức một số cư dân mạng đã dựa trên những ám hiệu này và tìm ra, đây là ám hiệu của “nhóm bí ẩn” của Tổng thống Trump. Vì nhóm bí ẩn này đã bị các kênh truyền thông cánh tả kiểm duyệt rất mạnh nên tại đây sẽ nhắc đến tên của nó nữa. Con số 659, là chỉ bài đăng số 659 do nhóm bí ẩn phát hành hai năm trước.
Bài đăng viết “Tổng thống muốn để những người tốt đó được tự do”, và cuối bài có nhắc đến “Ngày Tự do” và “Ánh sáng”. Hơn nữa, đáng chú ý là có câu “Thế giới đã nghe thấy tiếng súng này”.
Thật trùng hợp, Tướng Flynn, cựu Cố vấn An ninh quốc gia đã ở lại Washington và phát biểu trước công chúng ngày hôm đó, cũng nhắc đến câu này.
Ông nói: ““Thế giới đã nghe thấy tiếng súng này”.
Đây có phải là những sự trùng hợp ngẫu nhiên? Điều này xin để lại cho các bạn phán xét, nhưng với tôi, trùng hợp quá nhiều không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là những kế hoạch và sự sắp đặt.
Hơn nữa, luật sư nổi tiếng Lin Wood cũng cảnh báo trên Twitter, yêu cầu mọi người chuẩn bị thức ăn, nước uống và các vật dụng khác để chuẩn bị cho tình huống hợp đặc biệt. Chúng ta không thể xác nhận liệu đây có phải là dấu hiệu của chiến tranh hay không, nhưng nó đáng để chúng ta chú ý.
Đường Hạo / Ngã tư Thế giới / Epoch Times
Mời xem video:
Xem thêm:
Từ khóa Bầu cử Mỹ bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Dòng sự kiện Tổng thống Donald Trump Gian lận bầu cử