Bạo loạn sau bầu cử: Ông Gingrich khuyên TT. Trump noi theo TT. Lincoln
- Lý Hoài Quất
- •
Cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ sắp kết thúc, nhưng nhiều cửa hàng ở Mỹ đã đóng đinh các vách ngăn bên ngoài cửa sổ của họ, để ngăn những kẻ côn đồ lợi dụng cơ hội đập phá và cướp của. Ông Newt Gingrich, chính trị gia nặng ký người Mỹ và là người theo Đảng Cộng hòa, đã đăng một bài bình luận, kiến nghị rằng TT. Trump nên tham khảo cách tiếp cận của cựu TT. Lincoln, nhằm dẹp yên bạo loạn.
Ông tin rằng hành vi gây rối trong cộng đồng và các nhà hàng, đồng thời đe dọa người vô tội là rất không phù hợp với phong cách của người Mỹ. Đối với những hành vi côn đồ ác ý, phá hoại và phi pháp này, TT. Trump nên noi theo cựu TT. Lincoln. Bởi vì TT. Lincoln biết rằng việc thực thi pháp luật nghiêm ngặt để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân là trách nhiệm của chính phủ. TT. Lincoln, khi đó 28 tuổi, tin rằng chính phủ phải trở thành cơn ác mộng đối với những kẻ côn đồ và phải chấm dứt hành vi của chúng, bởi tất cả những gì chúng làm là phá hoại.
TT. Lincoln nói rằng đối với những người yêu hòa bình và tuân thủ luật pháp, họ sẽ sẵn sàng đổ máu để bảo vệ tổ ấm của mình; khi thấy tài sản bị phá hủy, người nhà bị sỉ nhục, tính mạng bị đe dọa; tiền đồ vô vọng, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Nhưng chính phủ không thể bảo vệ họ và không sẵn sàng thay đổi. Ông cũng cho rằng sự phổ biến rộng rãi của chế độ cai trị quan liêu khiến người dân không còn tin tưởng vào chính phủ. Điều này có thể phá bỏ pháo đài mạnh nhất của chính phủ.
TT. Lincoln tin rằng một khi những kẻ ác được phép tụ tập thành hàng trăm hoặc hàng ngàn người, đốt nhà thờ, cướp cửa hàng, thậm chí treo cổ hoặc thiêu sống người mà chúng coi khinh, nếu không ra tay ngăn chặn, thì chính phủ này cũng sẽ không tồn tại.
Năm 1850, TT. Lincoln đã viết những lời này, rằng chính phủ nên làm những gì mà người dân cho rằng cần phải làm, và những việc này không thể chỉ bằng quyền lực cá nhân; nếu có một nhóm người muốn tham gia vào những việc không chính đáng, thì một nhóm người khác cần phải phải đoàn kết để chống lại họ. Ông cũng nói rằng nếu ai đó giết người, hành hung, bỏ tù, hoặc hủy hoại tài sản của người khác bằng vũ lực, gian lận hoặc các biện pháp không công bằng, thì quân đội phải được điều động; trong trường hợp thông thường, nếu người dân ngăn chặn hành vi phá hoại này, chính phủ phải cử các bộ phận hình sự và dân sự đến ứng phó.
Tháng 4/1861, vài ngày sau khi xảy ra bạo loạn Baltimore ở Hoa Kỳ, TT. Lincoln đã gặp phái đoàn Baltimore. Các thành viên này cho rằng TT. Lincoln không nên có bất kỳ hành động nào. Về vấn đề này, TT. Lincoln từng nói: “Hãy nói với người dân của các bạn, nếu họ không tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ không tấn công họ. Nhưng nếu họ tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả và thẳng tay đàn áp.”
Tháng 7/1861, TT. Lincoln đề cập đến sự cần thiết của việc chống lại các cuộc bạo loạn trong một lá thư gửi Quốc hội. Ông tin rằng nếu đám đông giải tán chính phủ, trên thực tế cũng sẽ kết liễu chính phủ tự do nhất trên hành tinh này.
Dựa trên điều này, ông Gingrich kêu gọi TT. Trump đưa ra thông báo sau trong trường hợp xảy ra bạo loạn:
Tất cả những người Mỹ trung thực được yêu cầu gửi bất kỳ video nào về bạo lực, trộm cướp và phá hoại mà họ từng trải qua và sở hữu.
Mọi công ty đều phải giao nộp những hình ảnh bạo lực do camera giám sát của mình ghi hình được.
Mỗi chương trình tin tức truyền hình đều phải tìm những clip liên quan đến bạo lực và phá hoại.
Tất cả nhân viên cảnh sát được yêu cầu sử dụng điện thoại di động để ghi lại mọi sự kiện bạo lực hoặc video về đám bạo loạn.
Bộ Tư pháp và An ninh Nội địa sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với chính quyền bang và địa phương để theo dõi, bắt giữ và truy tố tội phạm.
Đối với những chính quyền địa phương từ chối hợp tác, tất cả tài trợ của liên bang sẽ chấm dứt cho đến khi những người chống bạo lực bầu ra chính phủ mới.
Giống như TT. Lincoln, Hoa Kỳ sẽ đảm bảo rằng, dưới sự phù hộ của Chúa, tự do sẽ được tái sinh, và quốc gia do người dân sở hữu, cai trị và thụ hưởng này sẽ tồn tại mãi mãi trên thế giới.
Lý Hoài Quất
Từ khóa bạo loạn Bầu cử Mỹ bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Dòng sự kiện Tổng thống Donald Trump Bạo loạn sau bầu cử