Mới đây có ba Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ đã cáo buộc Google thao túng thông tin trước cuộc bầu cử, có thể giúp cho đảng Dân chủ hưởng lợi thêm nhiều phiếu bầu.

google shutterstock 1500975836
Google và Facebook đã loại bỏ Hồng Kông ra khỏi danh mục đối tác như dự tính bán đầu trong kế hoạch cáp quang biển. (Ảnh: Linda Parton / Shutterstock).

Ba thành viên Đảng Cộng hòa nêu trên bao gồm Thượng nghị sĩ Ron Johnson của Wisconsin, Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas và Thượng nghị sĩ Mike Lee của Utah, họ đã cùng gửi một bức thư cho người đứng đầu Google là Pichai (Sundar Pichai) để cho biết một chương trình giám sát bầu cử có tính học thuật đã phát hiện ra trong một khoảng thời gian trước ngày bầu cử, gã khổng lồ công nghệ này đã thực hiện một cách chọn lọc lời nhắc “bỏ phiếu” đối với phe Tự do, trong khi bỏ qua đối với người phe Bảo thủ.

Các thượng nghị sĩ này cho hay họ biết về kết quả nghiên cứu thực địa liên quan này vào ngày 4/11, người nghiên cứu là nhà tâm lý học Robert Epstein tại Viện Nghiên cứu và Công nghệ Hành vi Mỹ.

“Cho đến nay, một trong những khám phá đáng lo ngại nhất của chúng tôi là từ thứ Hai ngày 26/10 (ngày hệ thống hoạt động hoàn toàn) đến thứ Năm ngày 29/10, chỉ nhân viên thăm dò phái tự do của chúng ta mới nhận được lời nhắc “bỏ phiếu” trên trang chủ Google. Trong khi phe Bảo thủ thậm chí còn không nhận được lời nhắc nào”, Epstein cho biết.

“Nếu việc định vị này được thực hiện trên toàn quốc thì có thể thay đổi hàng triệu phiếu bầu. Một phần lý do là mỗi ngày trang chủ Google có đến 500 triệu lượt xem ở Mỹ”. Epstein nói thêm rằng 4 ngày trước ngày bầu cử thì Google đã dừng động thái này.

Các Thượng nghị sĩ nêu trên chỉ ra phát hiện này trái ngược với lời khai trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện mà gần đây của CEO  Google Sundar Pichai tuyên bố. Trong lời làm chứng sau đó, người đứng đầu Google cho biết “Không thiên về phe này hay phe kia về mặt chính trị. Điều này vi phạm các giá trị cốt lõi của chúng tôi.”

Họ nói thêm rằng trong bức thư thứ hai gửi cho Thượng nghị sĩ Johnson và Lee, người đứng đầu Google đã tuyên bố: “Google không sửa đổi bất kỳ sản phẩm nào để thúc đẩy các quan điểm chính trị cụ thể nào đó, bao gồm cả các tìm kiếm… (chúng tôi) không làm điều này trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 sắp tới.”

Dựa trên thông tin của chuyên gia Epstein, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa nêu trên kết luận rằng Pichai đã tuyên bố không đúng rằng Google “không thiên về phe này hay phe kia về mặt chính trị”, qua đó kêu gọi Pichai có giải thích.

Họ viết: “Chúng tôi đang cung cấp cho ông một cơ hội khác để tiến hành xem xét kỹ lưỡng với nhóm quản lý của ông, nhằm xác định tính chuẩn xác trong các tuyên bố trước đó của ông tại Quốc hội về vấn đề này, trong lúc cấp bách này càng cần câu trả lời rõ ràng.” Họ yêu cầu Pichai phản hồi vấn đề trước ngày 12/11.

Người phát ngôn của Google đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của Epoch Times.

Trong một trả lời phỏng vấn của American Thought Leader (Lãnh đạo Tư tưởng Mỹ) hồi năm ngoái, Epstein đã nói về các phương pháp mà những gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook có thể sử dụng để thay đổi thái độ, niềm tin của người dùng cũng như vấn đề sẽ bỏ phiếu cho ai.

Trong cuộc phỏng vấn đó, Epstein đã chỉ ra một nghiên cứu mà ông thực hiện về tác động của việc Google phát lời nhắc “đi bỏ phiếu” trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018. Ông kết luận do đặc điểm thống kê nhân khẩu của người dùng Google, nếu tin tức được hiển thị cho tất cả người dùng không phân biệt đảng phái chính trị thì sẽ giúp Đảng Dân chủ tăng 800.000 phiếu bầu. Tuy nhiên, nếu Google phát đi một cách có chọn lọc thông điệp “bỏ phiếu” tới những người theo đảng Dân chủ hoặc những người thiên tả thì ảnh hưởng sẽ còn cao hơn nữa. “Trong hoàn cảnh cực đoan, điều này sẽ mang lại cho Đảng Dân chủ nhiều hơn Đảng Cộng hòa 4,6 triệu phiếu bầu”, Epstein tuyên bố.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm:

Viên Cung Di: Thế lực chống Trump có kế hoạch chính biến, nhưng không chỉ vậy

Khởi kiện: Ít nhất 21.000 người chết trong danh sách cử tri tại Pennsylvania

Chiến dịch TT Trump được xử thắng trong vụ kiện danh tính (ID) cử tri tại Pennsylvania