Bộ Ngoại giao Nga đáp trả bình luận của phương Tây về cái chết của Navalny
- Hải Đăng
- •
Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Sáu (16/2) nói rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu của Mỹ đã sử dụng những quan điểm chuẩn bị trước để ngay lập tức đổ lỗi cho Nga về cái chết của lãnh đạo đối lập người Nga Alexey Navalny.
Ông Alexey Navalny, 47 tuổi, đã bị đột quỵ trong khi đi dạo hôm 16/2 và sau đó đã được loan báo bị tử vong. Nguyên nhân cái chết của ông Navalny vẫn đang được xác định.
Bộ Ngoại giao Nga phát đi tuyên bố nói rằng các phản ứng của phương Tây “một lần nữa thể hiện thói đạo đức giả, thái độ yếm thế và thiếu nguyên tắc của họ”.
Cơ quan Phục hồi Nhân phẩm Liên bang của Khu Tự trị Yamalo-Nenets đã loan báo ông Navalny qua đời vào lúc 2:19 chiều ngày 16/2 (giờ Moscow) và “một loạt những cáo buộc giống nhau bắt đầu đổ xuống chỉ 15 phút sau đó”.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, bình luận đầu tiên đến từ Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom, ông này cáo buộc Nga “phạm tội ác ghê gớm” và Ngoại trưởng Na Uy Bart Eide vào lúc 2:35 nói rằng Nga “gánh trách nhiệm nặng nề” về vụ Navalny bị chết trong tù. Sáu phút sau đó, Tổng thống Latvia Edgars Rinkevics cáo buộc Nga “giết người tàn ác”.
Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cũng nối gót cáo buộc Nga là “nhà nước tàn án giết những người mơ ước về một tương lai tươi đẹp hơn”. Ngay sau bình luận này, Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne tuyên bố rằng ông Navalny đã chiến đấu với “hệ thống áp bức”.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel vào lúc 3:02 đã nói, EU “buộc chế độ Nga đơn phương chịu trách nhiệm về cái chết bi thảm này”. Tám phút sau đó, Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố rằng ông Navalny “rõ ràng đã bị [Tổng thống Nga Vladimir] Putin giết hại”.
Cáo buộc tương tự cũng được đưa ra bởi Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vào 3:20 phút. Ông Mark Rutte gọi vụ việc xảy ra với ông Navalny là “tội ác không thể chấp nhận”. Mười phút sau đó, Tổng thống Moldova Maia Sandu đã gọi vụ việc này là “đàn áp tàn bạo”. Ngoại trưởng Đức Annalena Bärbock năm phút sau đã phát đi tuyên bố nói rằng ông Navalny “phải chết” bởi vì ông tat là “biểu tượng của nước Nga tự do và dân chủ”.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sau đó cũng đã lên tiếng, tiếp theo là các tuyên bố của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và cuối cùng là tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào lúc 5:28 chiều ngày 16/2.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng chỉ trong vòng hai giờ, các chính trị gia và truyền thông phương Tây đã có thể “thu thập được những kết quả của một cuộc khám nghiệm tử thi vốn chưa được tiến hành, thực hiện được một cuộc điều tra, đổ lỗi cho Moscow và đưa ra một phán quyết”. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng những phản ứng nhanh chóng này của phương Tây chắc hản phải được chuẩn bị từ trước và theo mẫu có sẵn “đổ lỗi cho Nga dù thế nào đi chăng nữa”.
“Chúng ta có lẽ có thể tin tưởng vào tốc độ phi thường, đáng kinh ngạc này nếu toàn thế giới đã không vừa chứng kiến ‘cuộc điều tra’ vô ích kéo dài nhiều tháng về những cuộc tấn công khủng bố vào đường ống dẫn khí Nord Trump và cuối cùng chẳng thu được gì”, Bộ Ngoại giao Nga nói thêm.
Từ khóa Alexei Navalny Dòng sự kiện Bộ Ngoại giao Nga Alexey Navalny