Chuyên gia: Trung Quốc, Nga phản đạo đức khi chế tạo vũ khí vi sóng
- Trí Đạt
- •
Chuyên gia Mỹ cho biết trong những năm gần đây, một số quốc gia bao gồm cả Nga và Trung Quốc đã phát triển vũ khí vi sóng kiểu xách tay tiện lợi, có thể khiến cho quan chức ngoại giao và gián điệp Mỹ xuất hiện hội chứng Havana (Havana Syndrome) gây tổn thương não một cách bí ẩn.
Theo tờ The Guardian đưa tin hôm 2/6, một công ty Mỹ còn chế tạo ra nguyên hình loại vũ khí này vào năm 2004 cho thủy quân lục chiến. Mã hiệu của loại vũ khí này là Medusa, nó nhỏ gọn có thể để trong xe ô tô được, và gây ra được “tác dụng mất năng lực tạm thời” và “rất ít khả năng gây ra tử vong hoặc tổn hại vĩnh viễn”.
Không có chứng cứ cho thấy nghiên cứu này đã vượt qua giai đoạn nguyên mẫu, báo cáo về giai đoạn này đã bị xóa khỏi trang web của thủy quân lục chiến của Mỹ. Nhà khoa học hiểu về dự án này nói rằng cân nhắc đến vấn đề đạo đức, để ngăn chặn thí nghiệm trên người nên đã khiến dự án này bị gác lại. Nhưng họ cho biết loại cân nhắc này không cản trở đối thủ của Mỹ, bao gồm Nga và Trung Quốc.
Ông James Giordano, giáo sư Thần kinh học và Luân lý học thuộc Trung tâm Y học của Đại học Georgetown (Georgetown University) nói rằng: “Tình trạng của dự án khoa học này trong đại đa số tình huống nếu không bị từ bỏ, thì cũng là gần như bị Mỹ gác lại, nhưng ở các nơi khác thì nó lại không bị gác lại.”
Ông James Giordano là nhà nghiên cứu cấp cao về công nghệ sinh học, an toàn sinh học và luân lý học của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ (US Naval War College). Cuối năm 2016, sau khi khoảng hơn 20 quan chức ngoại giao bắt đầu bị bệnh tại Havana (thủ đô Cuba), ông đã được chính phủ mời đến làm cố vấn. Về sau ông tham gia vào chương trình đánh giá của Bộ tư lệnh đặc chủng Mỹ, tìm hiểu xem quốc gia nào đang nghiên cứu phát triển công nghệ này, và họ đã có được những thành quả nào.
Ông James Giordano nói, “Rất rõ ràng, một số công việc được làm ở thời kỳ Liên Xô cũ, lại được Nga và các đại diện vệ tinh của họ tiếp quản.” Ông bổ sung thêm, Trung Quốc còn nghiên cứu phát triển thiết bị định hướng năng lượng, để thử nghiệm kết cấu của các loại vật liệu khác nhau, công nghệ của họ có thể dùng làm vũ khí. Năm 2018 tại Trung Quốc đã xảy ra làn sóng thứ hai gây tổn thương não bộ của quan chức ngoại giao và nhân viên tình báo của Mỹ.
- Chuyên gia: ĐCSTQ dùng vũ khí sóng âm để tấn công quân Ấn Độ
- TQ phát triển vũ khí sóng âm đặc biệt nguy hiểm để giải tán đám đông
Ông James Giordano bị hạn chế không thể tiết lộ chi tiết về việc quốc gia nào đang phát triển loại thiết bị nào, nhưng ông nói vũ khí mới sử dụng tần số vi sóng, có thể phá hoại chức năng của đại não, nhưng không có bất cứ cảm giác thiêu đốt nào.
Ông nói: “Điều này đối với chúng ta mà nói là rất quan trọng, và rất đáng sợ, bởi vì nó đại biểu cho sự tiên tiến và mức độ phức tạp của những loại hình máy móc này, hơn nữa đây là thứ mà trước đây cho rằng không thể nào đạt được.”
Nếu một đối thủ của Mỹ đã thành công trong việc thu nhỏ công nghệ năng lượng định hướng cần thiết để gây tổn thương mô tế bào từ xa, điều này khiến cho loại vũ khí này trở thành sự giải thích hợp lý hơn cho hội chứng Havana.
Hơn 130 quan chức Mỹ đến từ Bộ Ngoại giao, Cục tình báo Trung ương và Ủy ban An ninh Quốc gia (NSC) đã xuất hiện triệu chứng, bao gồm chóng mặt, mất cân bằng, buồn nôn và đau đầu. Những triệu chứng này xuất hiện đầu tiên ở Cuba. Ảnh hưởng đối với một số nạn nhân là suy nhược kéo dài.
Một số sự kiện gần đây nhất là quan chức của Ủy ban An ninh Quốc gia xuất hiện triệu chứng tê liệt giữa ban ngày ở Washington. Bộ Ngoại giao, Cục Tình báo trung ương và Lầu Năm Góc đều đã khởi động điều tra, nhưng chưa có được kết luận. Một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (National Academy of Sciences) hồi tháng 12 năm ngoái cho biết, tổn thương bởi hội chứng Havana rất có thể là do “năng lượng xung mạch tần số vô tuyến định hướng” gây ra.
Người giữ thái độ nghi ngờ đối với lý thuyết vũ khí vi sóng chỉ ra, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và vài thập kỷ sau đó, Mỹ đều nỗ lực sản xuất thiết bị về phương diện này, nhưng không có bất cứ thành công nào được xác nhận. Họ còn cho rằng một loại vũ khí có thể tạo thành tổn thương não bộ từ xa, sử dụng ở trong khu vực thành phố thì rất bất tiện.
Tuy nhiên ông James Lin, một người có uy tín về phương diện tác động sinh học của năng lượng vi sóng tại Mỹ cho biết, không cần một vũ khí cỡ lớn thì có thể tập trung năng lượng ở trong một khu vực nhỏ, tiến hành gia nhiệt với lượng nhỏ đối với nó và tạo thành “sóng áp lực đàn hồi nhiệt”, từ đó xuyên qua đại não, tạo thành tổn thương tới các mô mềm.
Sóng áp lực ban đầu được thể nghiệm mục tiêu dưới dạng âm thanh. Là một phần của điều tra hội chứng Havana, triệu chứng của nhiều quan chức ngoại giao, gián điệp, binh lính và quan chức Mỹ đã được nghiên cứu, họ báo cáo rằng khi bắt đầu bị tấn công thì họ nghe được âm thanh kỳ lạ.
Giáo sư danh dự James Lin của khoa Kỹ thuật điện và Máy tính thuộc Đại học Illinois cho biết: “Đương nhiên, bạn có thể để một hệ thống vào trong vài cái hộp, để bạn đặt nó trong xe VAN hoặc xe SUV. Đây không phải là việc mà bạn cần không gian lớn hoặc thiết bị lớn mới có thể làm được”.
Dự án vũ khí vi sóng của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên được đăng trên tạp chí Wired, do công ty có tên WaveBand Corporation phát triển. Mã hiệu của nó là Medusa, là viết tắt các chữ cái đầu của “Mob Excess Deterrent Using Silent Audio”. Công nghệ mà loại vũ khí này sử dụng tương đồng với “hiệu ứng thính giác vi sóng” mà giáo sư James Lin đề cập, nó sinh ra xung động vi sóng tốc độ nhanh, gia nhiệt nhẹ các mô mềm trong đại não, tạo ra sóng xung kích trong vỏ não.
WaveBand nhận được 100.000 đô la Mỹ vì chế tạo được chiếc máy nguyên mẫu, theo quy cách của hợp đồng, nó sẽ “là kiểu mang đi tiện lợi, cần công suất thấp, có một bán kính bao phủ có thể kiểm soát được, có thể đổi bao phủ từ nhóm người sang bao phủ cá nhân, tạo được hiệu quả làm mất năng lực tạm thời, tỷ lệ tạo thành tử vong hoặc tổn thương vĩnh viễn thấp, không gây tổn hại đến tài sản, tỷ lệ ảnh hưởng đến nhân viên quân đội của bạn thấp.”
Một tài liệu hải quân năm 2004 có nói, phần cứng đã được thiết kế và xây dựng. Tài liệu nói: “Đã tiến hành đo đạc công suất, xác nhận tham số xung mạch cần thiết.” Tài liệu này bổ sung thêm: “Quan sát thêm chứng cứ thí nghiệm MAE [hiệu ứng thính giác vi sóng]”. Tài liệu này về sau đã bị xóa khỏi trang web Navy Small Business Innovation Research, một doanh nghiệp nhỏ về nghiên cứu sáng tạo của Hải quân.
Cựu chủ tịch và Giám đốc điều hành của WaveBand, ông Lev Sadovnik nói, ý kiến về dự án này mà ông được cho phép phát biểu là có hạn, nhưng ông nói ảnh hưởng trực tiếp của hiệu ứng thính giác vi sóng là mất phương hướng và ấn tượng nghe thấy âm thanh.
Ông Lev Sadovnik nói, thiết bị có thể gây ra hội chứng Havana có thể là tương đối dễ mang theo. Ông nói: “Có thể tượng tượng, bạn có thể giấu nó trong xe ô tô, hoặc giấu trong xe tải VAN, nhưng nó sẽ không phát huy tác dụng ở khoảng cách xa. Bạn có thể thông qua một bức tường, ví dụ nói, nếu bạn ở cách một bức tường thì có thể làm được việc này.”
Ông nói, nguyên mẫu Medusa có sức mạnh không đủ để tạo ra tổn thương lâu dài, điều này cũng không được phép. Nhưng ông nói, về phương diện hiểu tác động của vũ khí vi sóng đối với con người thì Nga tiên tiến hơn, một phần nguyên nhân là họ không đối mặt với ràng buộc đạo đức.
Ông James Giordano nói, Nga và Trung Quốc với hệ thống chính trị và quy phạm đạo đức khác nhau, đã sáng tạo được “cơ hội độc đáo để thúc đẩy khoa học sinh học và phát triển kỹ thuật, đây là điều mà Mỹ và các nước đồng minh NATO không thể đạt được trong kế hoạch của mình.”
Mặc dù nhiều quan chức Mỹ và các nạn nhân cho rằng Nga đứng sau các vụ tấn công này nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy Moscow phải chịu trách nhiệm. Trong một số trường hợp, xe cộ của của Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) được cho là đã tiếp cận địa điểm tấn công rõ ràng. Tuy nhiên, việc GRU theo dõi các quan chức Mỹ không phải hiếm thấy.
Người Nga có một lịch sử lâu đời trong việc sử dụng công nghệ vi sóng đối với các phái đoàn ngoại giao của Mỹ. Trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, Đại sứ quán Mỹ tại Moscow được phát hiện chìm trong bức xạ vi sóng, mặc dù ý đồ phía sau chuyện này vẫn chưa rõ ràng. Khi người ta phát hiện ra rằng Chính phủ Mỹ đã che giấu sự thật này với các nhà ngoại giao của mình, vụ việc đã bùng phát thành một vụ bê bối.
Đồng thời, Mỹ đang chi một số tiền khổng lồ để cố gắng phát triển vũ khí định hướng năng lượng mình, bao gồm cả những vũ khí dựa trên tia laser và vi sóng. Mark Zaid, một luật sư đại diện cho một số nạn nhân của hội chứng Havana, đã có một bản tóm tắt slide của CIA, dường như là từ những năm 1960 hoặc 1970. Trong đó cho thấy một tòa nhà bị vi sóng từ tòa nhà bên cạnh đánh trúng. Zaid cho biết slide này là một trong những đồ dùng cá nhân của một quan chức quá cố để lại.
Bà Cheryl Rofer nhớ lại: “Quân đội thích tia tử thần (death rays). Mỗi một người đều thích tia tử thần, và tia laser có một số đặc trưng của tia tử thần. Cho nên mọi người ai cũng cảm thấy thích thú với việc này.” Trong những năm 1970, bà Cheryl Rofer đã tham gia hoạt động nghiên cứu laser và vũ khí thính giác ở Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Los Alamos National Laboratory) ở tiểu bang New Mexico.
Dự án nghiên cứu thính giác này cuối cùng đã dẫn đến việc, một số lực lượng cảnh sát sử dụng thiết bị âm thanh khoảng cách xa, hay “đại bác âm thanh” đối với những người biểu tình vào mùa hè năm ngoái. Nhưng nó không gây ra bất kỳ “tia tử thần” nào.
Bà Cheryl Rofe nói: “Nghĩ về một chuyện và thực sự chế tạo ra nó là hai việc khác nhau.” Chứng kiến kinh nghiệm tiêu tốn hàng tỷ USD trong nhiều thập kỷ mà không có nhiều kết quả khiến bà có thái độ nghi ngờ về sự phát triển của vũ khí vi sóng mới. Bà nói: “Quân đội có rất nhiều tiền, và họ sẽ thử nhiều thứ khác nhau, trong đó có một số tốt, một số không quá tốt”.
Tuy nhiên, Giordano cho rằng mặc dù sự dự án phát triển của Mỹ đã bị đình trệ, nhưng các đối thủ của Mỹ vẫn tiếp tục phát triển. Ông nói rằng hơn hai chục trường hợp đầu tiên ở Havana đại diện cho các cuộc thử nghiệm hiện trường của thiết bị.
Ông nói rằng trong khi Mỹ tập trung vào các loại vũ khí đắt tiền của chiến tranh truyền thống, thì Nga, Trung Quốc và các quốc gia khác “rất quan tâm và ra sức phát triển các công cụ phi động năng, những công cụ này có thể được sử dụng dưới ngưỡng của hành vi được coi là chiến tranh chính thức, để tham gia vào quá trình phá hoại quy mô lớn”.
Trí Đạt, theo The Guardian
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Vũ khí sóng âm Vũ khí vi sóng