Ngày 22/1, tờ New York Post đã đăng một đoạn trích từ cuốn sách mới “Bàn tay bị nhuốm đỏ” (*) (Red-Handed) của ông Peter Schweizer, chủ tịch “Viện nghiên cứu trách nhiệm giải trình của chính phủ”. Nội dung trích đoạn chỉ ra rằng những ‘gã khổng lồ’ công nghệ như Tesla, Facebook và Google, v.v. phải chịu trách nhiệm vì đã giúp Trung Quốc đạt được “bá chủ công nghệ”, cáo buộc các công ty hy sinh quyền riêng tư của người dân và an ninh quốc gia vì lợi ích kinh tế.

REd handed
Cuốn sách mới “Bàn tay bị nhuốm đỏ” (Red – Handed) của ông Peter Schweizer (Ảnh Trí Thức VN ghép)

Đoạn trích viết, “Giới tinh hoa ở Thung lũng Silicon bị dã tâm của họ che mắt và đang giúp Trung Quốc Cộng sản đạt được mục tiêu cuối cùng: Chiến thắng phương Tây ‘về vị thế cao nhất trong công nghệ’.”

“Khoa học công nghệ là vũ khí của quốc gia”, ông Tập Cận Bình nói. “Cần chiếm lấy điểm cao về cạnh tranh công nghệ và phát triển trong tương lai.”

Để thực hiện mục tiêu này, Bắc Kinh đã tạo ra “sự kết hợp quân sự – dân sự“, có nghĩa là bất kỳ tiến bộ công nghệ nào trên thị trường dân sự đều phải được áp dụng trực tiếp cho lĩnh vực quân sự. Họ lấy lòng và dẫn dụ một cách hiệu quả giới tinh hoa của ngành công nghệ Mỹ sẵn sàng, thậm chí nhiệt tình tham gia mục tiêu này.

Facebook

Năm 2015, chính quyền Obama đã tổ chức một bữa tối cấp nhà nước để đón tiếp ông Tập Cận Bình tại Nhà Trắng. 200 khách mời ưu tú từ giới chính trị và kinh doanh đã được mời tham gia, bao gồm cả người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và vợ. Khi Zuckerberg có cơ hội gặp ông Tập, Zuckerberg thậm chí còn hỏi liệu ông Tập có thể đặt tên Trung Quốc cho đứa con chưa chào đời của mình hay không. Ông Tập đã rất ngạc nhiên trước yêu cầu này và từ chối nó, nói rằng đó là “trách nhiệm quá lớn”.

Đây không phải là lần đầu tiên Zuckerberg nịnh hót quan chức cấp cao của Trung Quốc.

Vào cuối năm 2014, Lỗ Vĩ (Lu Wei), cựu Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đến thăm Thung lũng Silicon và gần đây được bổ nhiệm làm tổ trưởng “Tiểu tổ lãnh đạo Công tác Thông tin và An ninh mạng Trung ương”, tương đương với ‘ông hoàng internet’ của Trung Quốc. Vào năm 2013, ĐCSTQ đã ban hành một đạo luật coi việc tung tin đồn lên mạng là phạm tội; nếu một bài đăng được cho là không đúng sự thật được chia sẻ lại hơn 500 lần, người đăng ban đầu có thể bị kết án đến 3 năm tù.

Zuckerberg coi Lỗ Vĩ là khách quý, sau khi tham quan khuôn viên trường mới do kiến trúc sư Frank Gehry thiết kế, Lỗ Vĩ đã trở về văn phòng của  Zuckerberg. Lỗ Vĩ vào ghế giám đốc điều hành để chụp ảnh và nhìn thấy một cuốn sách quen thuộc trên bàn của Zuckerberg – cuốn sách “Quản lý đất nước” dài 515 trang, bao gồm các bài phát biểu và bình luận của Chủ tịch Tập. Zuckerberg giải thích rằng ông đã mua cuốn sách cho chính mình và các nhân viên của mình, Zuckerberg nói “Tôi muốn họ hiểu về chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Trung Quốc”.

Vào năm 2016, Facebook và Google đã hợp tác xây dựng một tuyến cáp dưới biển nối San Francisco với Hồng Kông và phần còn lại của châu Á. Tuy nhiên, hai ‘gã khổng lồ’ đã chọn hợp tác với một công ty Trung Quốc để cung cấp các liên kết đến Hồng Kông.

Công ty này được hỗ trợ tài chính bởi Tập đoàn Tài chính Chứng khoán Trung Quốc của Chính phủ Trung Quốc và hợp tác chặt chẽ với Huawei và các nhà thầu quốc phòng quân sự.

Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã thực hiện các bước chưa từng có để ngăn chặn dự án vào năm 2020. Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng cáp Facebook – Google cung cấp một “cơ hội chưa từng có” cho hoạt động gián điệp của Trung Quốc.

Những ‘gã khổng lồ’ công nghệ không nhìn thấy nguy cơ gián điệp rõ ràng trong kế hoạch này, đây là điều khó hiểu hoặc có thể họ đã nhìn thấy nó nhưng không quan tâm.

Tesla

Ngay cả những giám đốc điều hành công ty cứng rắn với ĐCSTQ cũng có thể học theo Facebook, người đàn ông giàu nhất thế giới Elon Musk là một ví dụ. Ông đã từng bày tỏ sự thất vọng trước mức thuế cao, đàn áp thông tin và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc.

Ông Musk thừa nhận rằng các công ty Trung Quốc đã đánh cắp mã phần mềm từ Tesla của ông. Đó không chỉ là vấn đề cạnh tranh mà còn là vấn đề an ninh quốc gia, vì SpaceX của Musk sử dụng cùng một phần mềm, công ty phóng tên lửa và hợp tác chặt chẽ với quân đội Mỹ.

Trong nhiều năm, Elon Musk đã phủ nhận việc sẽ xây dựng một nhà máy ở Trung Quốc, đồng thời khẳng định rằng ông rất hài lòng với hoạt động sản xuất ở Mỹ. Vào năm 2015, ghi chép tại một cuộc họp của ông ở Trung Quốc bị rò rỉ cho thấy ông có kế hoạch xây dựng một nhà máy ở đó, ông đã nhanh chóng tuyên bố hồ sơ không chính xác và bác bỏ trên Twitter. “Những bình luận của tôi ở Trung Quốc không được sao chép một cách chính xác. Tesla sẽ tiếp tục sản xuất ô tô và pin ở California và Nevada cho đến khi tôi có thể tưởng tượng được tương lai.”

Bắc Kinh vẫn đang “tỏ tình” với ông ấy. Vào tháng 3/2017, Tencent Holdings đã mua lại 5% cổ phần của Tesla. Elon Musk giải thích trên Twitter rằng Tencent vừa là “nhà đầu tư vừa là cố vấn” (nhưng chưa bao giờ người ta giải thích công ty này sẽ đóng vai trò cố vấn nào).

Sau đó, Bắc Kinh đã tiếp tục đưa ra cành ô liu, với khoản vay hỗ trợ 1,6 tỷ USD từ các ngân hàng được chính phủ hậu thuẫn, và chính phủ đã gỡ bỏ các quy định phức tạp. Nhà phân tích Ivan Su của Morningstar giải thích, “Tôi rất ngạc nhiên khi mất một thời gian ngắn như vậy để nhận được sự chấp thuận của Chính phủ Trung Quốc.” Kết quả là nhà máy lớn của Tesla tại Thượng Hải được xây dựng trong vòng chưa đầy 1 năm.

Elon Musk đã bay đến Trung Quốc để dự lễ động thổ và gặp gỡ các quan chức cấp cao trong Chính phủ Trung Quốc. Hai ngày sau, ông nói với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường: “Tôi rất yêu Trung Quốc và muốn đến Trung Quốc nhiều hơn.” Ông Lý Khắc Cường đề xuất cấp quyền cư trú vĩnh viễn tại Trung Quốc cho Elon Musk, với hy vọng ông có thể thúc đẩy mối quan hệ Trung – Mỹ phát triển ổn định. Kể từ đó, Musk trở thành “phe ủng hộ Trung Quốc”. Tháng 1/2021, trả lời phỏng vấn ông từng nói Chính phủ Trung Quốc không phải do dân bầu “quan tâm đến hạnh phúc và lợi ích của người dân hơn”, dường như “có trách nhiệm hơn” so với Chính phủ Mỹ do dân bầu. 

Cựu cố vấn chính sách về Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và giáo sư Học viện Hải quân Mỹ, ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu) cho biết, Bắc Kinh ban đầu “dụ Tesla đến Trung Quốc” bằng các ưu đãi thuế và đơn giản hóa quy định. Một khi Trung Quốc (ĐCSTQ) lôi kéo và đạt được thành công ban đầu, ĐCSTQ sẽ không ngần ngại sử dụng khoản đầu tư tại Trung Quốc đó để làm đòn bẩy, buộc Tesla phải tuân thủ toàn bộ các yêu cầu, bao gồm chia sẻ công nghệ và kiến ​​thức.”

Google

Trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của Google là cơn khát dữ liệu không thể ức chế, và các giao dịch của họ tại Trung Quốc cho thấy họ không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của bất kỳ nguồn tài nguyên khổng lồ nào.

Năm 2017, Google thông báo mở cơ sở nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Bắc Kinh. Trung tâm Google AI Trung Quốc bao gồm “một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu được hỗ trợ bởi hàng trăm kỹ sư Trung Quốc.”

“Tôi tin rằng AI và những lợi ích của nó là không biên giới”, Lý Phi Phi (Feifei Li), người đứng đầu Google Ventures giải thích.

Nghiên cứu của Trung tâm Google AI Trung Quốc bao gồm máy học tiến hành phân loại, nhận thức và dự đoán kết quả dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ. Đây chính xác là những gì các quan chức quân sự và tình báo mong muốn AI có thể làm được.

Sự hợp tác của Google với Trung Quốc về nghiên cứu AI diễn ra vào cùng năm Chính phủ Trung Quốc vạch ra “Kế hoạch phát triển AI”. Một báo cáo của chính phủ giải thích rằng “trí tuệ nhân tạo đã trở thành trọng tâm mới của cạnh tranh quốc tế” và việc làm chủ công nghệ sẽ nâng cao “sức mạnh tổng hợp của quốc gia” và dẫn dắt “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại”.

Bắc Kinh đã tuyên bố rằng vượt qua Mỹ về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là một “ưu tiên quốc gia”.

“Công việc Google đang làm ở Trung Quốc gián tiếp mang lại lợi ích cho quân đội Trung Quốc”, Tướng Joseph Dunford nói với một ủy ban Thượng viện Mỹ. Sau đó ông đính chính thêm, “Thành thật mà nói, ‘gián tiếp’ có thể không mô tả đầy đủ về tình hình thực tế của nó, nó mang lại nhiều lợi ích trực tiếp hơn cho quân đội Trung Quốc.”

Sự hợp tác giữa các công ty công nghệ của Mỹ và các phòng nghiên cứu liên quan đến quân sự của Trung Quốc có ảnh hưởng to lớn đến an ninh quốc gia của Mỹ. Mục đích sử dụng các công nghệ này của Trung Quốc rất khác so với của Mỹ.

Như Hội đồng An ninh AI quốc gia đã công bố trong báo cáo cuối cùng của mình, “Các chế độ độc tài sẽ tiếp tục sử dụng nhận dạng khuôn mặt, sinh trắc học, phân tích dự đoán và tổng hợp dữ liệu do AI điều khiển làm công cụ giám sát để gây ảnh hưởng và kiểm soát chính trị.” Giám đốc của ủy ban này chính là cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt.

Tại sao các chuyên gia công nghệ Mỹ lại khát vọng làm việc với Bắc Kinh như thế? Ông Lý Khai Phục (Kai-Fu Lee), một nhà khoa học máy tính từng nói: “Trong thời đại trí tuệ nhân tạo, nếu dữ liệu là dầu mới, thì Trung Quốc là OPEC mới.” Trung Quốc có nhiều dữ liệu hơn cả Mỹ, bởi vì người tiêu dùng Trung Quốc kết nối chặt chẽ hơn với dữ liệu, và quan trọng hơn nữa đó là Chính phủ Trung Quốc thu thập nhiều dữ liệu hơn các chính phủ phương Tây.

Hiện tại, cuốn sách mới “RED-HANDED: How American Elites Get Rich Helping China Win” đã có trên Amazon.

Tiêu Nhiên, Vision Times

(*) Red-handed vừa có nghĩa bóng là bắt quả tang, vừa có nghĩa là bàn tay bị nhuốm đỏ. Ở đây hiểu theo nghĩa bàn tay phương Tây bị nhuốm đỏ bởi Cộng sản Trung Quốc.

Xem thêm: