Điền Vân: Blinken đột nhiên mềm mỏng với ĐCSTQ cho thấy 5 tín hiệu
- Điền Vân
- •
Ngày 28/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trả lời phỏng vấn đã có ý nói rằng phía Mỹ sẽ không trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì dịch bệnh. Có kênh truyền thông Mỹ bình luận rằng lập trường mềm hóa của ông Blinken với ĐCSTQ khác biệt rõ ràng với các quan chức cấp cao của chính quyền tiền nhiệm như ông Pompeo.
Dịch bệnh là việc lớn hàng đầu của toàn cầu trong năm 2020, quan hệ Mỹ – Trung là tiêu điểm quốc tế. Hai điều này đụng chạm nhau, những biểu đạt thái độ mới nhất của ông Blinken đã đưa ra tín hiệu gì?
Thứ nhất: Tháng Hai năm nay, ông Blinken đã nói trong hội nghị xác nhận đề cử rằng Trung Quốc đã nói dối thế giới về vấn đề virus corona mới. Tuy nhiên, hiện tại ông lại nói cần chú ý đến “tương lai”. Ngày 18/3, ông Dương Khiết Trì dạy bảo trước mặt những người như ông Blinken, nói rằng “Các vị không có tư cách …”. Mười ngày sau, ông Blinken biến đổi mềm mỏng, lẽ nào ông ấy và phía Trung Quốc đã trao đổi trước với nhau?
Thái độ của ông Blinken có lẽ đã thể hiện ra lập trường thực sự của nội các của ông Biden đối với Trung Quốc. Tức là trong vấn đề quan trọng thì ôn hòa và nhường nhịn đối với ĐCSTQ, trong một số việc hời hợt bề mặt không động chạm đến thực chất như vấn đề nhân quyền thì thể hiện “đúng đắn chính trị”. Thực ra, nhiều nhà quan sát đã sớm dự liệu, vì thế mà họ vẫn giữ sự nghi ngờ đối với với sự điều hành của ông Biden.
Thứ 2: Ngày 29/3, Hãng tin AP đưa tin tiết lộ rằng họ nhận được bản thảo báo cáo nghiên cứu về nguồn gốc dịch bệnh của WHO, báo cáo cho biết: khả năng virus corona mới thông qua loài động vật thứ 3 để truyền nhiễm từ dơi sang người là lớn nhất, còn khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm là ‘nhỏ nhất’. Nhà nghiên cứu còn kiến nghị, ngoài cách nói rò rỉ từ phòng thí nghiệm ra, cần tiến hành điều tra bước nữa đối với cả 3 khả năng khác. Hiển nhiên, kết luận nói trên không phù hợp với lượng lớn sự thực cơ bản, nhưng lại rất phù hợp với nhu cầu của ĐCSTQ.
Ngày 28/3, ông Blinken nói: “Rất rõ ràng, chính quyền Bắc Kinh đang giúp viết [báo cáo]”, “bao gồm cả WHO, cũng cần phải có hệ thống minh bạch và chia sẻ thông tin tại địa phương, chuyên gia y tế quốc tế ngay từ khi bắt đầu có thể đi đến đó thực địa”. Nhưng ông không muốn nghiên cứu sâu thêm những nghi ngờ này, mà là nhấn mạnh “hiện tại chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng dịch bệnh hoành hành, nhưng nếu điều này xảy ra một lần nữa trong tương lai, thì ít nhất chúng ta cũng có thể đảm bảo rằng tổn thất được giảm bớt.”
Có phóng viên đã đặt câu hỏi: “Đối với những việc quá khứ và hiện tại đang xảy ra, tổn thương do dịch bệnh tạo ra đối với thế giới, họ không có hậu quả gì sao? Không có trừng phạt sao?”
Cách nói của ông Blinken trước sau có sự mâu thuẫn. Chính phủ Mỹ đều cho rằng đối tượng chịu điều tra (chính quyền ĐCSTQ) giúp đỡ viết báo cáo thì người ta làm sao có thể tin nội dung báo cáo là khách quan và chuẩn xác? Phía Mỹ làm sao có thể ngăn nguy cơ tái diễn trong tình huống không hiểu rõ sự thật?
Năm xưa, ĐCSTQ che giấu dịch SARS, Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang đã mạnh miệng mời mọi người đến Bắc Kinh du lịch, “Tôi đảm bảo an toàn của mọi người, đeo khẩu trang hay không đều an toàn.”
Cuối năm 2019, dịch bệnh bùng phát, những “người thổi còi” như bác sĩ Lý Văn Lượng bị phê bình và đàn áp, công chúng Trung Quốc và thế giới đều bị che mắt và tiếp xúc với virus mà không biết.
Tháng 3/2020, sau khi hàng triệu người từ Vũ Hán đi đến các nơi ở Trung Quốc và nước ngoài, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ phê bình Mỹ hạn chế du khách Trung Quốc nhập cảnh, tiếp đó, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên còn lên Twitter vu tội quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán.
Một phương diện khác, WHO phối hợp với ĐCSTQ, chậm trễ không công bố thông báo về sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu; phóng viên công dân đưa tin về tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán cũng bị bắt; tác gia ghi chép lại tình hình thực tế cũng bị tấn công chỉ trích bằng các bài viết; người dân Vũ Hán yêu cầu chính quyền bồi thường thì bị giam lỏng và đe dọa. Ngoài ra, ĐCSTQ khua chiêng gõ trống tuyên dương “thành tựu” chống dịch, thậm chí nói “nước Mỹ nợ Trung Quốc một lời xin lỗi, thế giới nợ Trung Quốc một lời cảm ơn”.
Những việc này liên tiếp từng việc một đều xảy ra trong “quá khứ” trước đó không lâu, không thể tách rời với “tương lai” mà ông Blinken coi trọng.
Thứ 3: Ngày 20/1 năm nay, sau khi ông Biden nhậm chức đã lập tức rút lại thông báo Chính phủ Mỹ rút khỏi tổ chức WHO hồi tháng Bảy năm ngoái. Tiếp đó, bác sĩ Fauci – cố vấn y tế của ông Biden phát biểu rằng Mỹ “cũng sẽ ngừng rút nhân viên công tác đã được phái đến Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời tái khởi động hợp tác giữa các nhân viên Chính phủ Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới … Mỹ cũng có kế hoạch thực hiện nghĩa vụ đóng góp tiền của mình cho Tổ chức Y tế Thế giới”, v.v.
Đối với việc quay trở lại WHO, chính quyền ông Biden không thiết lập bất cứ tiền đề hoặc điều kiện nào, mà đầu tiên là cung cấp đảm bảo chính trị và tài chính cần thiết cho WHO và ĐCSTQ, rất có ý không nhắc đến chuyện cũ, chả trách ông Tedros Adhanom nghe thấy phát ngôn của ông Fauci xong liền nói rằng “hôm nay là một ngày tốt”.
Đáng chú ý là, vài chuyên gia WHO bắt đầu công tác gọi là điều tra ở Vũ Hán từ ngày 28/1. Điều này liệu có cho thấy rằng sau khi ông Biden vào Nhà Trắng và nước Mỹ quay trở lại WHO, ĐCSTQ mới yên tâm để cho chuyên gia nước ngoài “hành động” tại Vũ Hán?
Thứ 4: Đến nay, khoảng 550.000 người Mỹ chết do virus Trung Cộng (virus corona mới). Đây là lỗi của ĐCSTQ. Do đó, triệt để điều tra nguồn gốc của virus, truy cứu trách nhiệm ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, thì mới thực sự duy trì và bảo vệ lợi ích của người dân Mỹ. Tuy nhiên, trong một năm qua, Đảng Dân chủ và truyền thông cánh tả tại Hoa Kỳ khi đưa tin lại liên tục duy trì phê bình ông Trump phòng chống dịch không hiệu quả, nhưng lại không thể nhìn thẳng vào trách nhiệm của ĐCSTQ, càng không hề nhắc đến chữ đòi bồi thường nào.
Ngày 15/6 năm ngoái, nhóm điều tra tại Hạ viện Mỹ đã công bố “Báo cáo tạm thời của đảng thiểu số liên quan đến khởi nguồn của đại dịch COVID-19 toàn cầu bao gồm các vai trò của ĐCSTQ và WHO” (The Interim Minority Report on Origins of COVID-19 Global Pandemic including the Roles of the CCP and WHO). Dân biểu dẫn đầu viết báo cáo này là ông Michael McCaul đã cho biết trong một tuyên bố rằng: “Điều tra vài tháng qua đã cho thấy, sự che giấu dịch bệnh virus corona mới của ĐCSTQ đặc biệt là thời kỳ đầu bùng phát đã khởi tác dụng quan trọng trong quá trình khiến cho dịch bệnh vốn có thể chỉ lưu hành ở địa phương, chuyển biến thành đại dịch lưu hành trên toàn cầu.”
Báo cáo này đã đưa ra 3 kiến nghị: thay đổi lãnh đạo của WHO; triển khai cuộc điều tra quốc tế đối với hành vi che giấu thông tin thời kỳ đầu dịch bệnh bùng phát; cải cách “Các quy định về y tế quốc tế”.
Hiện nay, dưới chỉ lệnh của ông Biden, Mỹ rót tiền trở lại cho WHO, điều này có nghĩa là báo cáo của Hạ viện hồi năm ngoái sẽ bị gác lại, khiến người ta cảm thấy đáng tiếc. ĐCSTQ thở lại bình thường liền lập tức nổi đóa với Mỹ và các nước phương Tây. Việc Mỹ “quay trở lại” này rốt cuộc là ai được lợi?
Thứ 5: Sau hai tháng ông Biden nhậm chức đã tiếp tục một số chính sách cứng rắn với Trung Quốc, bao gồm duy trì thuế quan và phê bình ĐCSTQ xâm phạm nhân quyền. Tuy nhiên, Mỹ và cộng đồng quốc tế đều không nên phớt lờ tội mà ĐCSTQ đã phạm phải trong thảm họa dịch bệnh và việc ĐCSTQ phải trả giá cho điều đó. Khỏe mạnh và an toàn tính mạng là nhân quyền cơ bản, ĐCSTQ vì ổn định chính quyền mà coi thường an nguy của người dân toàn cầu, điều này cho thấy rõ sự nguy hại của đảng này đối với nhân loại.
Do đó, khi chính quyền khóa mới của Mỹ đàm luận về tương lai, cần nhớ kỹ bài học lịch sử và hiện thực. Truyền thông Mỹ không nên dùng bất kỳ nhân vật chính trị nào là nguồn tư liệu để chế giễu cười nhạo, mà cần lấy đạo đức và sự thực làm thước đo, thực hiện chức trách báo cáo sự thật và duy hộ chính nghĩa một cách thiết thực.
Điền Vân, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa dịch bệnh Dòng sự kiện virus corona COVID-19 virus Trung Cộng mối quan hệ Mỹ - Trung