Đội Biden có nhiều người giữ chức cao trong công ty liên quan đến ĐCSTQ
- Lâm Nghiên
- •
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc do ứng cử viên tổng thống năm 2020 thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden bổ nhiệm, cũng chính là người đứng đầu Nhóm Đánh giá chuyển tiếp của Bộ Ngoại giao Biden, làm việc cho Tập đoàn Albright Stonebridge (ASG). Tập đoàn này có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ngoài ra, Nhóm này còn có có ba thành viên khác làm việc cho ASG. “Ngoại trưởng” do ông Biden “bổ nhiệm” bị phơi bày đã tiếp xúc với Hunter Biden trong khi nhậm chức Thứ trưởng Ngoại giao dưới thời ông Obama, điều này gây ra nhiều nghi ngờ.
Linda Thomas-Greenfield là phó chủ tịch cấp cao của ASG Group, đồng thời là người phụ trách Nhóm Đánh giá Chuyển tiếp của Bộ Ngoại giao Biden và đã được ông Biden “bổ nhiệm” làm “Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc”. Greenfield chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh tại châu Phi của ASG, một bộ phận khu vực châu Phi nằm dưới sự kiểm soát của sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ.
Sumona Guha – Phó Chủ tịch ASG, và Roberta S. Jacobson – Cố vấn cấp cao của ASG, cũng là thành viên của Nhóm Đánh giá Chuyển tiếp của Bộ Ngoại giao Biden.
Guha cung cấp dịch vụ tư vấn thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường cho khách hàng ở Châu Âu và Đông Nam Á của ASG, bao gồm các chiến lược chính trị và giám sát. Jacobson xử lý công việc kinh doanh với khách hàng ở Châu Mỹ.
Elizabeth L. Littlefield là người phụ trách cơ quan phát triển quốc tế của Nhóm đánh giá chuyển tiếp Bộ Ngoại giao Biden, đồng thời cũng là cố vấn cấp cao của ASG.
Sau Ngày bầu cử, mặc dù rất nhiều truyền thông tuyên bố ông Biden “thắng cử”, bản thân ông Biden cũng đơn phương tuyên bố thắng cử và bắt đầu khởi động trình tự chuyển tiếp chính quyền. Tuy nhiên, The Epoch Times và Newsmax TV liên tiếp cho biết không tuyên bố người thắng cử, bởi vì các trình tự pháp lý liên quan chưa kết thúc.
Người làm truyền thông kỳ cựu: ASG = CCP (ĐCSTQ)
Ngày 24/11, cô Natalie Winters – nhà báo kỳ cựu của tờ The National Pulse tại Mỹ, đã đăng một bài viết hình dung ASG chẳng khác nào ĐCSTQ.
Khu vực Trung Quốc của trang web của ASG hiển thị, “hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của ASG là hoạt động kinh doanh tại quốc gia lớn duy nhất của công ty”, “thành viên của nhóm bao gồm quan chức cấp cao trong chính phủ và quan chức ngoại giao”.
Natalie Winters cho biết, ASG giúp đỡ công ty Mỹ (muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc) phù hợp với chỉ thị thương mại của chính quyền ĐCSTQ, và công ty Mỹ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc chỉ cần có một điều kiện – tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc của ĐCSTQ.
Trang nghiên cứu điển hình của website ASG đề cập một công ty nghỉ mát và vui chơi giải trí xuyên quốc gia trong quá trình thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, đã gặp khó khăn ở khâu phê chuẩn của cơ quan giám sát quản lý. ASG “giúp đỡ công ty này tìm hiểu toàn bộ tình hình giám sát của Trung Quốc (ĐCSTQ) và mục tiêu của chính quyền”.
Một trường hợp khác: “Chúng tôi trước hết xác nhận quan chức Trung Quốc (ĐCSTQ) và cổ đông có thể ủng hộ vụ mua lại này, sau đó chúng tôi liên hệ chặt chẽ với các quan chức và bộ phận tham gia vào quá trình phê duyệt của chính phủ, theo dõi sát tiến triển đồng thời xử lý vấn đề”.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH ASG (Bắc Kinh) là Kim Lập Cương (Jin Ligang), hiện là quản lý Trung tâm Tư vấn quyết sách Bắc Kinh, từng nhậm chức Tham tán Kinh tế Thương mại Vụ Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, Tham tán Thương mại Phòng Kinh tế Thương mại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại New York.
Cố vấn cấp cao của ASG Đới Vân Lâu (Dai Yunlou), năm 2000 – 2010 từng nhậm chức tham tán Vụ Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ. Trước đó từng là Phó Tổng cán sự Vụ châu Mỹ và châu Đại Dương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bí thư thứ nhất Vụ Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ. Ông Đới Vân Lâu có 10 năm công tác tại Bộ Thương mại Trung Quốc.
Cố vấn cấp cao của ASG Giả Minh Nhu (Jia Mingru), từng nhậm chức Trợ lý Bộ trưởng Bộ văn hóa Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng pháp chế Quốc vụ viện Trung Quốc, người phụ trách Văn phòng Quyền sở hữu trí tuệ Quốc vụ viện.
Cố vấn cấp cao của ASG là Mâu Lan (Mou Lan) từng nhậm chức đại diện chủ tịch của Cục Cảng vụ New York và Jersey; Chủ quản cấp cao của ASG Wang Peishu từng làm cố vấn thương mại tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles; Phó Chủ tịch ASG George Zhao từng giữ chức ở Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc; Tổng giám sát hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của ASG là Harry Hu từng làm việc tại viện nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại ĐCSTQ gần 10 năm, từng nhậm chức Bí thư thứ 3 Đại sứ Trung Quốc tại Đan Mạch.
Nhà phân tích James Oswald của ASG tuyên bố đã dịch “tài liệu của chính phủ trung ương và tài liệu về chủ nghĩa Mác và đảng” cho ĐCSTQ.
Theo trang web của Hiệp hội Quỹ Đầu tư Chứng khoán Trung Quốc, Tập đoàn Albright Stonebridge (ASG) hợp nhất từ công ty Stonebridge International do Samuel Berger – một trợ lý an ninh quốc gia thời ông Clinton và Tập đoàn Albright do Madeleine Albright – cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thành lập.
Tập đoàn này do Samuel Berger và Madeleine Albright cùng lãnh đạo, cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez và cựu Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ H.P. Goldfield giữ chức phó chủ tịch. Đại sứ Mỹ tại Brazil Anthony S. Harrington giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành.
Hồ sơ Bộ Ngoại giao cho thấy, “Ngoại trưởng” của Biden có qua lại với Hunter Biden
Ngày 23/11, ông Biden đã “bổ nhiệm” cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken là “Bộ trưởng Ngoại giao” của ông.
Hôm 24/11, trang mạng Fox News đưa tin, mối quan hệ giữa Antony Blinken và gia đình Biden có thể truy ngược lại thời kỳ ông Obama nắm quyền. Còn hồ sơ email của Bộ Ngoại giao cho thấy, khi đó Antony Blinken và Hunter Biden (con trai của ông Biden) cũng có mối liên hệ với nhau.
Năm nay, vài ngày trước Ngày bầu cử, bê bối kinh doanh giữa Hunter Biden và ĐCSTQ, Ukraine, trong đó có liên quan đến cả bản thân ông Biden đã được phơi bày.
Có hồ sơ cho thấy, trong thời gian Hunter làm thành viên Hội đồng quản trị Burisma – một tập đoàn năng lượng Ukraine, từng yêu cầu hẹn gặp mặt với ông Antony Blinken, khi đó ông Antony Blinken đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Theo hồ sơ email được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố vào năm 2019, Hunter đã gửi email cho Antony Blinken vào ngày 22/5/2015, với nội dung: “Tuần sau gặp nhau vài phút và uống một tách cà phê chứ? Tôi biết ông đang rất bận, nhưng có một số sự việc muốn hỏi ý kiến của ông”.
Antony Blinken trả lời: “Hoàn toàn có thể!” Sau đó họ gửi thêm một vài email cho nhau. Ngày 27/5/2015, trợ lý của Blinken đã gửi một email liệt kê lịch trình của Blinken trong ngày, trong đó có cả cuộc gặp với Hunter lúc 3:30 chiều.
Trong hồ sơ nói trên còn có cả cuộc gặp của hai người vào tháng 7/2015.
Thượng nghị sĩ Chuck Grassley và Ron Johnson đã gửi thư cho Ngoại trưởng Pompeo vào ngày 7/11/2019, đặt câu hỏi về cuộc gặp giữa Hunter và Blinken. Đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao công bố tất cả hồ sơ liên quan đến cuộc gặp mặt giữa Hunter và Blinken, cũng như thông tin về nội dung cuộc họp của họ.
Vụ bê bối kinh doanh của gia đình ông Biden có liên quan nhiều đến ĐCSTQ. Ngày 23/9 năm nay, Ủy ban An ninh Nội địa Thượng viện và Ủy ban Tài chính đã đưa ra một báo cáo dài 87 trang – “Hunter Biden, Brisma và sự hủ bại: Tác động đến Chính sách của Chính phủ Mỹ và các mối quan tâm liên quan“, trong đó đề cập trong và sau nhiệm kỳ Phó Tổng thống Mỹ của ông Biden, Hunter và các thành viên khác của gia đình Biden đã có một loạt trao đổi tài chính đáng ngờ với người nước ngoài. Hunter có mối quan hệ rộng rãi với các công ty Trung Quốc và công dân Trung Quốc có liên hệ với Chính phủ ĐCSTQ, từ đó do đó mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình Biden.
Ngày 19/11, Thượng viện đã công bố một tài liệu bổ sung mới về các giao dịch ở nước ngoài của Hunter, bao gồm bản tóm tắt dài 5 trang và bằng chứng mới do người cung cấp thông tin Tony Bobulinski cung cấp, liên quan đến mối quan hệ và giao dịch tiền bạc giữa gia đình Biden và Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc (CEFC).
Theo Lâm Nghiên / Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Hunter Biden Joe Biden Bầu cử Mỹ