Đức: Viêm phổi Vũ Hán là thách thức lớn nhất từ Thế chiến thứ II
- Minh Tú
- •
Vào thứ Tư ngày 18/3, quan chức y tế Đức đã cảnh báo rằng nếu việc phòng dịch vô hiệu thì trong 3 tháng tới, Đức sẽ có khoảng 1 triệu người lây nhiễm “virus Trung Cộng” (hay còn gọi virus corona mới, COVID-19).
Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng ở Đức
Ông Lothar Wieler, giám đốc Viện nghiên cứu Robert Koch của Đức cho biết, hiện nay mới chỉ là giai đoạn đầu của đại dịch. Ông kêu gọi toàn bộ vật tư của chính quyền địa phương và các phòng khám trên toàn quốc đều dành cho việc phòng dịch, bệnh viện phải dốc toàn lực tăng thêm số lượng giường bệnh có máy thở.
Đồng thời ông Wieler cũng kêu gọi mọi người giảm thiểu các hoạt động xã giao. Ông cảnh báo rằng nếu không thể giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người một cách hữu hiệu thì trong vòng 2-3 tháng tới, e rằng Đức sẽ có khoảng 1 triệu người nhiễm bệnh. Trong khi dân số của Đức chỉ có 83 triệu dân.
Ông Wieler cho biết, tình hình dịch bệnh có thể sẽ kéo dài 2 năm. Ông nói, trong tương lai dịch bệnh sẽ xuất hiện vài đợt, dự tính sau 2 năm, đa phần mọi người đều bị nhiễm. Giảm thiểu xã giao là biện pháp then chốt ức chế sự lan rộng của dịch bệnh.
Viện Nghiên cứu Robert Koch là tổ chức phòng ngừa dịch bệnh cấp quốc gia của Đức, trực thuộc Bộ Y tế liên bang. Từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát tới nay, hàng ngày Viện Nghiên cứu Robert Koch đều tổ chức họp báo, báo cáo tiến triển mới nhất của dịch bệnh.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu này, Đức là một trong những vùng dịch trọng điểm. Tính đến hết ngày 21/3, số ca lây nhiễm là 19.848 người, số người tử vong lên tới 68 người, tình hình dịch bệnh có xu hướng lan rộng rất nhanh.
“Virus Trung Cộng” là thách thức lớn nhất mà Đức phải đối mặt từ Thế chiến thứ II tới nay
Trước cuộc khủng hoảng chưa từng có của đất nước, tối ngày 18/3, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã phát biểu trước người dân toàn quốc. Đây là lần đầu tiên bà phát biểu trước người dân cả nước trong suốt 14 năm nhiệm kỳ của mình, trừ dịp năm mới.
Trên truyền hình, bà nói rằng dịch viêm phổi Vũ Hán là thách thức lớn nhất mà Đức phải đối mặt từ Thế chiến thứ II tới nay. Các nhà quan sát cho rằng đây là “cảnh báo cuối cùng” về việc kêu gọi người dân tuân thủ các quy tắc phòng dịch. Bà ra sức kêu gọi từng người đều nên phát huy tác dụng của mình trong việc làm chậm lại tiến trình “virus Trung Cộng” đang hoành hành trên toàn thế giới.
Bà nói: “Hiện nay tình hình đang xấu đi, chúng ta phải đối đãi một cách nghiêm túc. Từ khi Đông Đức và Tây Đức thống nhất tới nay, không, nên nói là từ Thế chiến thứ II tới nay, đất nước chúng ta chưa hề phải đối mặt với một thách thức cự đại, cần dựa vào sự đoàn kết tập thể của chúng ta như thế này.” “Nếu tất cả mọi công dân đều thực sự hiểu được trách nhiệm của bản thân mình, tôi thực sự tin rằng chúng ta sẽ có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến này.”
Gần đây, Chính phủ Đức đã đóng cửa trường học, cùng rất nhiều cửa hàng và các tụ điểm công cộng, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, nhưng không ra lệnh giới nghiêm như Pháp, Bỉ, Ý và Tây Ba Nha. Đức vẫn chưa hoàn toàn hạ lệnh cho người dân phải ở nhà. Người dân Đức vẫn tiếp tục ra ngoài và duy trì cuộc sống xã giao.
Mặc dù trong buổi diễn thuyết bà Merkel chưa tuyên bố bất kỳ biện pháp nào nghiêm ngặt hơn, nhưng bà cho biết sẽ thay đổi tùy theo tình hình. Đài truyền hình Đức và một vài tòa soạn của Đức cho rằng buổi diễn thuyết của bà Merkel nhằm tránh phải tiến hành biện pháp “cảnh báo cuối cùng” là việc cưỡng chế phong tỏa.
Bộ Nội vụ của Đức cho biết, ngày 18/3 sẽ phát lệnh cấm nhập cảnh, cấm các chuyến bay nhập cảnh từ Ý, Tây Ba Nha, Pháp, Áo, Đan Mạch, Thụy Sĩ và Luxembourg. Lệnh cấm nhập cảnh mới cũng được áp dụng với các phương tiện vận chuyển đường biển từ Đan Mạch.
Số người tử vong ở châu Âu vượt quá châu Á
Theo thống kê của AFP cho thấy, ngày 18/3, lần đầu tiên số ca tử vong vì viêm phổi Vũ Hán tại châu Âu đã vượt quá châu Á.
Theo thống kê từ công bố công khai của chính quyền các nước do AFP tiến hành, chí ít châu Âu đã có 4.090 người tử vong, còn châu Á là 3.397 người. Tới nay dịch bệnh đã khiến ít nhất 236.000 người lây nhiễm, hơn 9.800 người tử vong.
Liên minh châu Âu đóng cửa biên giới 30 ngày
“Virus Trung Cộng” đã lan rộng khắp toàn cầu. Bên ngoài Trung Quốc, châu Âu đã trở thành một trung tâm của đại dịch. Các nước châu Âu lần lượt áp dụng biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Ngày 18/3, nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu đã thực hiện lệnh cấm nhập cảnh tạm thời trong vòng 30 ngày. Lệnh này cấm du khách nước ngoài nhập cảnh vào các nước thuộc Liên minh châu Âu và qua lại giữa các nước Liên minh trong tình huống không cấp thiết, tương đương với việc phong tỏa toàn cầu. Các nước thành viên như Ý, Tây Ba Nha, Đức, Pháp và Hà Lan lần lượt tuyên bố các biện pháp quản lý biên giới chặt chẽ hơn, nhằm ngăn ngừa dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục tàn phá lục địa châu Âu.
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng”.)
Minh Tú
Xem thêm:
Từ khóa Châu âu Đức virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 virus Trung Cộng