COVID-19: Chống ĐCSTQ trở thành “bùa hộ mệnh” của Hồng Kông và Đài Loan?
- Minh Tú
- •
Không ít người vào thời đầu của dịch viêm phổi Vũ Hán cho rằng Hồng Kông rất có thể là “Vũ Hán thứ hai”. Tuy vậy, Hương Cảng lại nhận được nhiều lời bình tốt về phương diện phòng ngừa dịch bệnh, cũng giống như Đài Loan. Vì sao Hồng Kông và Đài Loan xuất hiện kỳ tích này?
Tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại Hồng Kông còn thấp hơn mức dự tính 0,55%
Theo bảng thống kê số người nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán tại các nước trên thế giới cho thấy, tổng số người được chẩn đoán nhiễm bệnh tại Hồng Kông là 149 người, xếp thứ 32, còn thấp hơn so với Mỹ, Nhật, Singapore, Brazil, Iceland. Hồng Kông có các biện pháp xét nghiệm tiên tiến và chế độ công khai minh bạch, nên về căn bản số liệu những người được chẩn đoán nhiễm bệnh tại Hồng Kông là khả tín.
Dịch bệnh bùng phát đã hơn 3 tháng, tới nay Chính phủ Hồng Kông vẫn không triệt để đóng cửa biên giới. Theo thống kê lượt người nhập cảnh tại Cục Phát triển Du lịch Hồng Kông, tháng 12 năm ngoái có khoảng 2.400.000 lượt du khách Trung Quốc Đại Lục tới Hồng Kông. Số liệu tháng 2 và tháng 3 năm nay chưa được công bố, cộng thêm hiện Hồng Kông có gần 500.000 người đang làm việc tại Đại Lục, thường đi lại giữa Đại Lục và Hồng Kông. Theo dự đoán sơ bộ, mỗi ngày số lượt người qua lại giữa hai nơi không thấp hơn 100.000 lượt. Đặc biệt là Hồng Kông có những chuyến tàu cao tốc đi thẳng tới Vũ Hán. Tình hình dịch bệnh tại những khu vực lân cận như Thâm Quyến, Quảng Châu đều khá nghiêm trọng, những điều này đều trực tiếp đe dọa tới Hồng Kông.
Đối chiếu với tình hình lây nhiễm khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003, Hồng Kông là nơi có khả năng biến thành “Vũ Hán thứ hai” nhất sau Trung Quốc Đại Lục, nhưng tình hình dịch bệnh tại Hồng Kông lại nhẹ nhàng như một kỳ tích.
Năm 2003, khi dịch SARS lan rộng, giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố có 5.327 người lây nhiễm, 349 người tử vong. Lúc đó Hồng Kông đã có 1.755 người lây nhiễm, 299 người tử vong. Số người lây nhiễm tại Hồng Kông chiếm khoảng 30% so với Đại Lục.
Dẫu không suy xét tới sức truyền nhiễm của virus Vũ Hán cao hơn 20 lần so với virus SARS, không suy xét tới con số bị rút ngắn do ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, chỉ tính theo tỷ lệ 30% lây nhiễm virus SARS, thì với số liệu 80.000 người lây nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán mà giới chức Đại Lục công bố, theo lý mà nói, Hồng Kông ít nhất cũng phải có 24.000 người nhiễm bệnh. Nhưng hiện nay Hồng Kông chỉ có 132 người nhiễm bệnh, tử vong 4 người; số người lây nhiễm thực tế tại Hồng Kông thấp hơn dự tính ban đầu 0,55%, điều này quả là một kỳ tích.
Chính khí chống “virus ĐCSTQ” đã phù trợ người Hồng Kông và Đài Loan?
Gần đây, trên mạng internet, có người Hồng Kông bình luận Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh “nhận công” về việc phòng chống dịch tại Hồng Kông trên truyền hình. Cư dân mạng để lại lời nhắn, nói rằng nửa năm nay người Hồng Kông dùng máu, nước mắt và sinh mệnh, rửa sạch tà khí của ĐCSTQ tại Hồng Kông, duy hộ chính nghĩa, giúp người Hồng Kông có sức đề kháng cao hơn trước “virus ĐCSTQ“, khiến virus viêm phổi Vũ Hán nhìn Hồng Kông từ xa đã phải thoái lui.
Về phương diện phòng ngừa dịch, Chính phủ Hồng Kông cơ bản là vâng lệnh Bắc Kinh, biện pháp rất tiêu cực, không đóng cửa biên giới, cũng không có mấy biện pháp phòng ngừa cụ thể. Vậy nguồn sức mạnh nào đã giúp người Hồng Kông có sức đề kháng tốt như vậy?
Trung y cho rằng ôn dịch là do tà khí xâm nhập, chính khí mạnh có thể ức chế tà khí. Mùa hè năm ngoái tại Hồng Kông đã bùng phát phong trào biểu tình chống Dự luật Dẫn độ, kéo dài hơn nửa năm. Cùng với việc ĐCSTQ và Chính phủ Hồng Kông từng bước leo thang chà đạp dân ý, cuộc vận động ban đầu chỉ đơn thuần là yêu cầu hủy bỏ việc sửa đổi “Luật Đào phạm”, sau này lại diễn biến thành cuộc biểu tình xua đuổi ĐCSTQ và chống độc tài. Quyết tâm và dũng khí bảo vệ tự do của người dân Hồng Kông đã nhận được sự ủng hộ của những nhân sĩ chính nghĩa trên toàn thế giới, chính khí tụ hội tại Hương Cảng, ức chế tà khí của ĐCSTQ.
Trong thời gian diễn ra biểu tình, trên phố lớn ngõ nhỏ tại Hồng Kông khắp nơi đều có thể nhìn thấy những tấm áp phích hoặc dòng chữ viết tay “Trời diệt Trung Cộng”. Ngày 1/10/2019 là kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền, cư dân Hồng Kông tổ chức diễu hành, căng biểu ngữ “Không có quốc khánh, chỉ có quốc tang”, và hô lớn “Trời diệt Trung Cộng”, đã trở thành tiêu điểm thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
Tháng 11/2019, trong cuộc chiến bảo vệ Hồng Kông của sinh viên Đại học Trung Văn Hồng Kông, sinh viên đối đầu với cảnh sát trên cây cầu số 2 và căng biểu ngữ lớn “Trời diệt Trung Cộng”. Sinh viên bày tỏ với phóng viên Epoch Times rằng: “Sau khi căng biểu ngữ, cảm thấy trong tâm rất vững chãi, như thể có Thần bảo hộ vậy”. Bốn chữ “Trời diệt Trung Cộng” đã trở thành “bùa hộ mệnh” của người dân Hồng Kông.
Sau đó trong cuộc bầu cử nghị viên cấp quận tại Hồng Kông tháng 11/2019, cư dân Hồng Kông lại dùng lá phiếu nói “Không” với ĐCSTQ, phe thân cộng đã thảm bại mang tính lịch sử trong cuộc đại bầu cử này. Trung y nói rằng: “Chính khí tồn nội, tà bất khả can”, nghĩa là chính khí tồn giữ bên trong, tà không thể xâm nhập. Từ tầng sâu hơn mà xét “chính khí” này là chỉ chính khí hạo nhiên biết phân biệt thị phi, thiện ác.
Ông Lưu Tế Lương, nhà bình luận nổi tiếng tại Hồng Kông, cho biết: “ĐCSTQ còn độc hơn cả virus corona, thân cộng có thể sẽ mất mạng”. Lời này cũng nói ra biểu hiện của người Hồng Kông trong cuộc biểu tình chống Dự luật Dẫn độ, sớm đã từ chối “virus ĐCSTQ” ngay từ ngoài cửa.
Một bài viết được rất được đón nhận trên mạng internet, có tựa đề “Tình hình dịch bệnh tại Hồng Kông ‘tốt hơn một chút’ là kết quả của phong trào chống Dự luật dẫn độ”. Bài viết nói rằng, vì chống Dự luật Dẫn độ, mọi người không còn tin vào Chính phủ Hồng Kông, thi nhau nghĩ cách tự cứu mình; cũng vì chống Dự luật Dẫn độ, DNA của người Hồng Kông đã đột biến lớn, không còn “ăn cây nào rào cây nấy”, không còn tự tư, hình thành được mạng lưới và văn hóa nỗ lực tự cường, giúp nhau tự cứu mình; cũng vì chống Dự luật Dẫn độ, mọi giai tầng trong toàn xã hội Hồng Kông hầu như toàn bộ đã được kết nối; vì chống Dự luật Dẫn độ, cuộc biểu tình tại Hồng Kông đã nổi tiếng khắp thế giới. Sau cùng, vì đã trải qua nỗi đau SARS, người Hồng Kông có thể phản ứng tức thì, biết được vật tư quan trọng nhất là gì và nên phòng chống như thế nào.
Nói về việc tránh xa ĐCSTQ sẽ càng an toàn, một bài viết gần đây của nhà văn Đài Loan, tiến sĩ Dương Hân Tấn cũng đề cập đến việc Đài Loan trong cái rủi có cái may. Ông nói điều may mắn là bắt đầu từ năm 2016, khi Đảng Dân Tiến chấp chính, vì không thừa nhận “Sự đồng thuận năm 1992” trong “Nguyên tắc một Trung Quốc” nên những năm qua, ĐCSTQ đã cấm khách du lịch Trung Quốc tới Đài Loan, do vậy Đài Loan nhờ họa mà đắc phúc.
Bên cạnh đó, trước đây vì ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và WHO không cung cấp bất cứ thông tin nào cho Đài Loan (do Đài Loan không phải là thành viên), khiến dịch SARS từng gây thương vong nghiêm trọng ngoài ý muốn tại đảo quốc này. Do vậy, lần này, khi đối diện với “viêm phổi Vũ Hán”, mặc dù ĐCSTQ che giấu và trì hoãn thông tin liên quan tới dịch bệnh, Đài Loan vẫn rút được kinh nghiệm quý giá và bài học thương vong từ dịch SARS trước đó, nên đặc biệt đề cao cảnh giác và tiến hành phòng bị, tự thân vận động từ rất sớm.
Các cuộc thăm dò dân ý gần đây ở Đài Loan cho thấy, 82,3% người dân tự coi mình là “người Đài Loan“, cũng là một đỉnh cao mới trong lịch sử!
Minh Tú (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 SARS-CoV-2 Hồng Kông Đài Loan Dòng sự kiện Trời diệt Trung Cộng virus corona