Hiện tại Mỹ đang khẩn cấp viện trợ Đài Loan 2,5 triệu liều vắc-xin, cộng thêm Nhật Bản viện trợ Đài Loan 1,24 triệu liều, đã giải tỏa phần nào khủng hoảng vắc-xin hiện tại của Đài Loan, đồng thời cũng làm rối loạn bố cục mặt trận thống nhất của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Rốt cuộc Mỹ viện trợ vắc-xin cho Đài Loan là phá vỡ những âm mưu nào của Bắc Kinh? Vì sao Bắc Kinh sử dụng trăm ngàn kế muốn cho Đài Loan vắc-xin? Chuyên gia vấn đề quốc tế Đường Hạo đã có một số phân tích về vấn đề này. 

p2771931a807513931
Hiện tại Mỹ đang khẩn cấp viện trợ Đài Loan 2,5 triệu liều vắc-xin, cộng thêm Nhật Bản đã viện trợ Đài Loan 1,24 triệu liều, đã giải tỏa phần nào khủng hoảng vắc-xin hiện tại của Đài Loan, đồng thời cũng làm rối loạn bố cục mặt trận thống nhất của Bắc Kinh đối với Đài Loan.  (Nguồn: Chụp màn hình video).

Ngày 20/6, Mỹ vận chuyển 2,5 triệu liều vắc-xin Moderna tặng cho Đài Loan, số lượng vắc-xin quyên tặng lần này không chỉ gấp đôi Nhật Bản (1,24 triệu liều), mà còn vượt xa cam kết 750.000 liều mà trước đó Mỹ cam kết, và còn như cơn mưa kịp thời giải tỏa được cơn khát thiếu vắc-xin của Đài Loan.

Tuy nhiên, theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, 2,5 triệu liều vắc-xin Moderna mà phía Mỹ giao cho Đài Loan là bao gồm đợt phân bổ 750.000 liều đầu tiên và đợt phân bổ 1,75 triệu liều thứ hai, cả hai lô đều đồng thời vận chuyển, cũng chính là sau này Đài Loan sẽ không còn được phân bổ vắc-xin trong kế hoạch quyên tặng 80 triệu liều vắc-xin của Mỹ. 

Chính quyền Bắc Kinh tỏ ra không vui trước việc này. Theo trang tin The Paper tại Trung Quốc, tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 21/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng chính quyền Đảng Dân tiến “đã làm thao túng chính trị trong hợp tác chống dịch, đây là sự phớt lờ đối với tính mạng và sức khỏe của đồng bào Đài Loan, không đúng với tinh thần chủ nghĩa nhân đạo cơ bản”. Đồng thời còn thúc giục phía Mỹ “không nên mượn viện trợ vắc-xin để làm thao túng chính trị, can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc”. 

Văn phòng Đài Loan của Trung Quốc cũng ra mặt phê phán Chính phủ Đài Loan “lợi dụng dịch bệnh để làm chính trị”, “là cực kỳ vô trách nhiệm và vô cớ gây hại cho tính mạng và sức khỏe của đông đảo dân chúng Đài Loan”, tuy nhiên văn phòng này lại không lên tiếng về việc Mỹ quyên tặng một phần vắc-xin. 

Nhà bình luận Đường Hạo trong chương trình “Đường Hạo nhìn thế giới” cho rằng phản ứng của Bắc Kinh hiển nhiên tuân theo đường lối lưu manh “bắt nạt kẻ yếu, sợ kẻ mạnh” trong quá khứ, nghĩa là rất cứng rắn đối với Đài Loan và rất e dè đối với Mỹ. Hơn nữa “chiến lang” của Bắc Kinh lại nói “tinh thần chủ nghĩa nhân đạo”, đúng là kỳ quan thứ 10 của thế giới. Thực ra, đằng sau hành động này đã tiết lộ một số ý nghĩa chính trị: 

Bắc Kinh không dám quá khiêu khích Mỹ trong vấn đề hai bờ eo biển 

Ngày 4/6, chuyên cơ Nhật Bản chở 1,24 triệu liều vắc-xin viện trợ Đài Loan, thái độ khi đó của Bắc Kinh tương đối im lặng, dồn sức vào công kích Chính phủ Đài Loan, cố gắng né tránh không nhắc đến phía Nhật Bản. Hiện giờ, thái độ của Bắc Kinh đối với Mỹ gần như giống hệt đối với Nhật Bản, vì sao như vậy? Bởi vì ngày “mừng đảng 100 năm” (1/7) sắp đến, Bắc Kinh không muốn trong lúc này lại đắc tội quốc tế, tránh việc trong ngày chúc mừng mà lại không có đại biểu nước lớn tham dự hoặc gửi điện chúc mừng, khiến lãnh đạo mất mặt.

Hơn nữa, về vấn đề Đài Loan, Bắc Kinh không muốn khiêu khích Mỹ và Nhật Bản thêm, để tránh kích thích hai nước quyên tặng nhiều vắc-xin hơn nữa cho Đài Loan, như thế thì Bắc Kinh sẽ triệt để mất thời cơ “dùng dịch bệnh để ép thống nhất [Đài Loan]”.

 

Bắc Kinh tăng cường mặt trận thống nhất vắc-xin và phân hóa xã hội đối với Đài Loan

Những ngôn luận bùng nổ của Bắc Kinh là dồn lực vào công kích Đài Loan, cố gắng quy kết nguyên nhân dịch bệnh căng thẳng là do Đài Loan “không nhập khẩu vắc-xin Trung Quốc”, là sai lầm của Đài Loan. Văn phòng Đài Loan của Trung Quốc nói, cơ sở tổ chức dân sự tại Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến muốn tặng vắc-xin cho Đài Loan, chiến lược này là chiến thuật mặt trận thống nhất điển hình. Xét tổng thể mặt trận thống nhất vắc-xin của Bắc Kinh, có thể phân làm 2 phương án: 

Thứ nhất, chính là “lôi kéo phân hóa”. Tức là “lôi kéo một nhóm người, và đánh một nhóm người”, phân hóa xã hội Đài Loan, ly gián Chính phủ Đài Loan với sự tín nhiệm và hợp tác của người dân. Bắc Kinh thông qua chính phủ với dư luận truyền thông để dẫn hướng một nhóm người Đài Loan đối kháng và đấu tranh với kẻ địch của Bắc Kinh, tức chính đảng chấp chính tại Đài Loan. Đồng thời, Bắc Kinh cũng lại tuyên bố rằng có đoàn thể tư nhân muốn tặng vắc-xin, họ dùng kiểu “cho lợi ích ban đầu”, dùng phương thức “cho thuốc giải” để lôi kéo càng nhiều người dựa dẫm vào Bắc Kinh. 

Đường Hạo nhấn mạnh một điểm, không phải là nói toàn bộ tất cả người trong đảng chấp chính đều bị mặt trận thống nhất của Bắc Kinh lừa dối, có lẽ là “người cùng đường với ĐCSTQ”. Nhưng có một điểm cũng cần nói, mặc dù hiện tại Bắc Kinh tấn công Đảng Dân tiến, nhưng thực tế, dù là đảng chấp chính nào, nếu không nghe theo yêu cầu của Bắc Kinh thì sẽ bị công kích.

Tiếp nữa, một đường lối khác chính là “từ bên ngoài tấn công bên trong”, cũng chính là Bắc Kinh gây áp lực bên ngoài, còn truyền thông và chính khách Đài Loan thân Cộng sẽ bắt đầu công kích nội bộ từ xã hội. Một phương diện là tạo thành xáo động mạnh hơn nữa đối với người chấp chính, và đứng sau lưng tiêu diệt kẻ địch; một phương diện khác là đến từ Bắc Kinh “nội ứng ngoại hợp”, khiến cho nhiều ngôn luận càng hấp dẫn và có sức thu hút. 

Lấy ví dụ, ban đầu Nhật Bản tặng vắc-xin, bèn có người nói là người Nhật Bản không dám tiêm nên mới gửi cho Đài Loan; Mỹ tặng vắc-xin thì có người bình luận Đài Loan là “ăn mày vắc-xin”. Cách nói này rất kỳ lạ, dùng logic của nó để suy đoán, lẽ nào chỉ có nhận vắc-xin của Đại Lục thì mới không phải là “ăn mày” và bèn biến thành phú hào sao? Đường Hạo nói, trong xã hội truyền thống, bạn bè gặp nguy nan thì giúp đỡ lẫn nhau, dìu dắt lẫn nhau, đây không phải là hành động nhân nghĩa sao? Không phải là nghĩa khí sao? Trọng điểm là sau khi nhận được một chút ân nghĩa của người khác, tương lai sẽ dùng cả con suối để báo đáp. Sẽ có người nói với bạn rằng bạn nhận sự giúp đỡ của tôi thì chính là ăn xin sao? Không phải như vậy. 

Khi phe thân Cộng phát biểu những ngôn cực đoan không lý trí, không lý tính, nghĩa là đang phản ánh ra việc cục diện hiện giờ rất bất lợi đối với Bắc Kinh và phe thân Cộng, khiến họ nhất thời không biết làm thế nào để chống đỡ, khó tìm được lý do hợp lý để phản kích. Cho nên chỉ có thể sửa đổi phát ngôn chửi đổng với tình cảm cực đoan, muốn tiếp tục kích thích xã hội xung đột phi lý tính. Nói thẳng ra, họ chỉ muốn khơi dậy tình cảm sục sôi để che đậy sự thiếu lý tính và chứng cứ. 

Vậy thì, có vấn đề quan trọng, vì sao Bắc Kinh vẫn nghĩ mọi cách để khiến Đài Loan chấp nhận Đại Lục viện trợ vắc-xin?

Từ góc độ của Đường Hạo, việc này có 3 nguyên nhân chủ yếu:

Thu hẹp không gian quốc tế của Đài Loan, làm thấp bé chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc

Bắc Kinh vẫn luôn muốn dùng cái khung “một Trung Quốc” để trói buộc Đài Loan, cũng chính là Đài Loan có địa vị là “một tỉnh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, như thế có thể xóa bỏ sự tồn tại chủ quyền quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc. 

Nếu Bắc Kinh tặng vắc-xin cho Đài Loan thì có thể nói với cộng đồng quốc tế rằng đây là “vấn đề trong nước” của chúng tôi, không cần nước ngoài nhúng tay. Họ dùng thủ pháp này để cô lập Đài Loan ở bên ngoài cộng đồng quốc tế, cầm tù Đài Loan trong lồng của Bắc Kinh. 

Ngoài ra, Đài Loan dù không nhận vắc-xin của Đại Lục, mà là mua vắc-xin BNT của Fosun Thượng Hải, thì trong hợp đồng hoặc thỏa thuận ắt sẽ bị yêu cầu không được viết “Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc”, mà là phải viết “tỉnh Đài Loan Trung Quốc”. Nếu Đài Loan từ chối thì không mua được vắc-xin.

Nhưng nếu Đài Loan đồng ý, vậy tương lai Bắc Kinh sẽ dùng văn kiện pháp luật này để tuyên bố với quốc tế rằng Đài Loan đã là một tỉnh của Trung Quốc, các nước không được phép can thiệp vào các việc liên quan Đài Loan, cũng không thể để Đài Loan tham gia vào các tổ chức có tính quốc tế. Do đó làm thấp chủ quyền của Đài Loan là một dự án của Bắc Kinh.

Tăng cường điều kiện kiểm soát Đài Loan, tạo điều kiện khiến Đài Loan phụ thuộc Bắc Kinh 

Mọi người đều biết, tuyệt đại đa số vắc-xin đều cần tiêm 2 mũi, hiển nhiên Bắc Kinh muốn gửi tặng lượng lớn vắc-xin cho Đài Loan, khiến nhiều người tiêm mũi đầu trước; khi Đài Loan cần tiêm mũi vắc-xin thứ hai thì trong lúc Bắc Kinh có thể tặng hoặc bán, họ có thể gắn thêm một số điều kiện hoặc phần ngoại lệ, bức bách Đài Loan cần chấp nhận, nếu không sẽ không có vắc-xin, khiến sức khỏe và tính mạng của người Đài Loan gặp nguy hiểm.

Thủ pháp này giống như xã hội đen, thường sẽ đưa miễn phí ma túy cho kẻ họ muốn kiểm soát, khi đối phương nghiện rồi thì cần theo sự sắp xếp của họ, đều phải nghe theo lời của họ. Do đó, ngay cả khi Bắc Kinh nói muốn cung cấp miễn phí vắc-xin cho Đài Loan, nhưng Đài Loan về sau sẽ phải trả một cái giá rất đắt nếu chấp nhận. 

Bán vắc-xin Trung Quốc, thu được lợi ích kinh tế

Vì sao trên toàn thế giới hiện giờ lại có nhiều quốc gia và doanh nghiệp nghiên cứu phát triển vắc-xin? Bởi vì họ đã nhắm trúng nhu cầu thị trường tương đối to lớn, nếu phát triển vắc-xin thành công, không chỉ có thể giúp đỡ quốc gia có sức ảnh hưởng quốc tế, mà còn có thể để doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận lớn. 

Giống như mới đây quan chức Nepal tiết lộ, quốc gia này đã mua vắc-xin của Sinopharm Trung Quốc và giá mỗi liều là khoảng 10 đô la Mỹ. Hiện tại, vắc-xin Moderna có đơn giá từ 18 – 20 đô la Mỹ; vắc-xin BNT có đơn giá là 19,5 đô. Xem ra vắc-xin Trung Quốc có giá rẻ nhất, nhưng giả thiết Đài Loan mua 20 triệu liều, thì toàn bộ số tiền lên đến 200 triệu đô la Mỹ, lợi nhuận cũng tương đối khả quan. 

Lưu Thế Dân, Vision Times

Xem thêm: