Báo cáo thường niên mới nhất của một tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ chỉ ra bức tranh u ám năm 2017: giá trị dân chủ bị tấn công, xu thế đi xuống, năm thứ 12 liên tiếp tiếp tục xấu đi, các quyền chính trị và tự do công dân rơi xuống mức thấp nhất.

DTpBzyzX4AAgD12
Báo cáo Độ tự do Thế giới 2018 của Freedom House cho rằng nền dân chủ đang bị tấn công và bao vây.

Hôm thứ Ba (ngày 16/1), tổ chức Freedom House chuyên nghiên cứu dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền, đã công bố “Báo cáo về Tự do Thế giới 2018”. Báo cáo đánh giá trong số 195 quốc gia có hơn một nửa (55%) bị xem là “không tự do” hoặc “tự do một phần”.

Như thường lệ, Trung Quốc Đại Lục và Việt Nam nằm trong loại “không tự do” (NOT FREE), Trung Quốc chỉ được 14/100 điểm, Việt Nam đạt 20/100 điểm. Mức độ tự do tại Hồng Kông cũng đã giảm nghiêm trọng, với 59 điểm, xếp vào loại “tự do một phần” (PARTLY FREE). Tây Tạng có độ tự do thấp nhất trên thế giới, chỉ được 1 điểm, thấp hơn cả Bắc Triều Tiên được 3 điểm.

Vietnam
Phân loại tự do của Việt Nam năm 2018 bởi tổ chức Freedom House
Trung Quoc
Phân loại tự do của Trung Quốc năm 2018 bởi tổ chức Freedom House
Tibet
Phân loại tự do của Tây Tạng năm 2018 bởi tổ chức Freedom House
a2 3@1200x1200
Phân loại tự do của Hồng Kông năm 2018 bởi tổ chức Freedom House
Bac Han 1
Phân loại tự do của Bắc Triều Tiên năm 2018 bởi tổ chức Freedom House
My
Phân loại tự do của Mỹ năm 2018 bởi tổ chức Freedom House

Chủ tịch Michael Abramowitz của Freedom House cho biết, trên thế giới, các nguyên lý cơ bản của nền dân chủ gồm có: đảm bảo bầu cử tự do và công bằng, quyền lợi của người thiểu số, xuất bản tự do và nhà nước pháp trị.

Ông nói: “Chúng tôi nghĩ rằng dân chủ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”.

Một bước phát triển quan trọng là năm 2017 Mỹ không còn là ngọn đèn dân chủ. Freedom House đã chỉ ra rằng, trong 7 năm qua, các quyền chính trị và tự do dân sự của Mỹ đã giảm dần, nhưng sự suy giảm này đã bất ngờ tăng tốc nhanh vào năm ngoái. Về khía cạnh này ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, mặt khác, dưới sự lãnh đạo của chính quyền mới, tính minh bạch chính trị của Mỹ suy giảm.

Báo cáo cho rằng ngọn thủy triều dân chủ suy thoái là rất đáng lo lắng, nhưng đồng thời hai chế độ độc tài Trung Quốc và Nga tận dụng cơ hội này, một mặt tăng cường đàn áp trong nước, mặt khác mang những tác hại của nó ảnh hưởng sang các nước khác.

Báo cáo cho biết, Trung Quốc và Nga kiên định cho rằng dân chủ đặt ra một thách thức đối với chế độ áp bức của họ. So với Nga, dã tâm của Bắc Kinh lớn hơn và có nhiều nguồn lực hơn để thực hiện. Ví dụ, Bắc Kinh đã thiết lập hệ thống tuyên truyền và kiểm duyệt có thể liên quan đến toàn thế giới; sử dụng sự ép buộc về kinh tế và các phương tiện khác để ảnh hưởng đến các nước dân chủ như Úc và New Zealand; thúc ép nhiều nước buộc phải cho hồi hương công dân Trung Quốc đến lánh nạn, hỗ trợ ngoại giao và vật chất cho các Chính phủ áp bức từ Đông Nam Á đến châu Phi.

>> Chuyên gia Washington Post: “Dấu tay Trung Quốc có ở khắp mọi nơi”

Rosenberg, người từng làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và Chính phủ Mỹ nói: “Tôi nghĩ rằng Mỹ đã lơ là điều này, cho đến gần đây thì các phương tiện truyền thông, giới học thuật, nhà làm chính sách mới bắt đầu chú ý quan tâm hơn.”

Tuần trước, chi nhánh Austin Đại học Texas (Mỹ) đã từ chối số tiền hiến tặng của “Quỹ giao lưu Trung Quốc – Mỹ”, vì lo ngại quỹ do cựu Đặc khu trưởng Hồng Kông Đổng Kiến Hoa sáng lập này có quan hệ thân với Chính phủ Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng đến sự tự do học thuật và tính liêm chính của nhà trường.

Rosenberg nói với đài VOA rằng, nhận thức được những mối đe dọa này là bước đầu tiên, nhưng Mỹ còn có nhiều điều phải làm, một mặt để hiểu Chính phủ Trung Quốc đang làm gì, mặt khác để đẩy lùi nó.

Báo cáo của Freedom House chỉ ra, nếu không đẩy lùi nó, hậu quả dùng uy quyền thay cho dân chủ sẽ ngày càng gia tăng: điều này có nghĩa là truyền thông tự do bị truyền thông tuyên truyền (phi tự do) thống trị; phe đối lập bị gạt sang bên lề; kẻ cai trị sẽ được nhào nặn như là vị thần toàn năng; quốc gia kiểm soát Internet và truyền thông xã hội, thông tin không thể thoát khỏi kiểm duyệt và bóp méo…

John Norris, một chuyên gia thuộc Trung tâm Tiến bộ Mỹ cho biết: “Đây sẽ là một lời kêu gọi thức tỉnh cho nền dân chủ trên toàn thế giới. Thực sự chúng ta đang trải qua suy thoái nghiêm trọng.

Nhưng khác nhiều quan điểm chính thống phổ biến hiện nay, Norris tin rằng các cuộc tấn công lớn của Trung Quốc và Nga vào các nền dân chủ trên thế giới phản ánh điểm yếu của hai Chính phủ này.

Lấy ví dụ Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt, ông nói rằng một chính phủ nắm quyền lực lớn, nắm giữ thông tin khuôn mặt hơn một tỷ người, không ngừng theo dõi họ, chấm điểm họ, phát xét ai là người tốt, ai là người gây nguy cơ tiềm ẩn cho Chính phủ. Đây không thể xem là điều hay ho, vì chính họ thiếu tự tin vào vai trò của họ.

Norris nói: “Nhìn vẻ ngoài, Trung Quốc và Nga thực sự là những lực lượng chính phá hoại nền dân chủ, nhưng thực tế nội lực của nó là rất yếu.

Tuyết Mai

Xem thêm: