Kế hoạch chiêu dụ hệ thống điệp viên bằng “mật ong” của Trung Quốc
- Trịnh Thanh
- •
Các doanh nhân người Anh làm việc tại Trung Quốc nói rằng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc rất giỏi trong việc thiết lập “vò mật ong” trên lãnh thổ quốc gia họ. Một tài liệu từ Tổ chức tình báo quân sự MI6 của Anh cáo buộc Trung Quốc ngấm ngầm thao túng các nhân vật quan trọng của Anh, bao gồm các chính trị gia, để hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông khổng lồ của Trung Quốc ở nước này. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức Zehofer cảnh báo, Đức cần đối mặt với các mối đe dọa tương tự, bao gồm cả các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại quốc gia này.
Kế hoạch “dụ nhân” gây dựng điệp viên
Theo báo cáo của BBC, tại các nước phương Tây, thông qua “kế hoạch khuyến khích tích cực” với nhiều ưu đãi hấp dẫn, công dân không phải là người Trung Quốc được mời tham gia các hội nghị kinh doanh quan trọng được tổ chức tại Trung Quốc. Hỗ trợ tài chính cho các công ty đang gặp khó khăn, cho ngồi vào ghế quản trị công ty lớn mà không cần điều hành thực chất, thậm chí hỗ trợ nóng tiền mặt trong một số trường hợp.
Một doanh nhân người Anh làm việc tại Trung Quốc cho biết, Chính phủ Trung Quốc rất giỏi trong việc thiết lập các “vò mật ong” trên lãnh thổ của mình.
Trong mười lăm năm qua, ngày càng có nhiều người sử dụng các ưu đãi hấp dẫn của Trung Quốc tuyển dụng người nước ngoài “tốt mã” để cung cấp “mật ong” chiêu mời các doanh nhân phương Tây.
Gần đây, Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức chỉ ra, các công ty Đức đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại do bị tấn công mạng, tấn công có tổ chức bởi chính quyền Trung Quốc. Cơ quan này còn cho biết, các mạng xã hội việc làm hiện ngày càng quan trọng đối với tình báo Trung Quốc. Ví dụ, mạng LinkedIn là nơi hay được Trung Quốc sử dụng để dò la chiêu dụ.
Được biết, mô típ “tuyển dụng” điệp viên tương tự nhau: một số người tự nhận là học giả, người giới thiệu việc làm hoặc săn đầu người sẽ liên hệ với các hồ sơ có nền tảng chuyên môn… đưa ra các điều kiện hấp dẫn, sau đó mời họ đến Trung Quốc, tại đây hệ thống tình báo sẽ mời chào họ.
Bộ trưởng Nội vụ Đức cảnh báo về mối đe dọa hỗn hợp từ Trung Quốc
Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Horst Seehofer phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Monde Chủ nhật, “Chúng tôi biết rằng Trung Quốc rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi. Nhưng điều này sẽ khác với những gì chúng tôi trải nghiệm trong Chiến tranh Lạnh.” Ông nói rằng trong đại dịch, có thể thấy rõ Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh có hệ thống và bảo vệ vững chắc lợi ích của mình.
Ông giải thích, “mối đe dọa hỗn hợp từ Trung Quốc” có nghĩa, đây là một quốc gia mà ngoài việc thực hiện các biện pháp quân sự, còn sử dụng áp lực kinh tế, dư luận tuyên truyền và hacker để đạt được mục đích. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Zehofer cảnh báo Đức cần phải chuẩn bị để đối mặt với mối đe dọa này, bao gồm cả các hoạt động gián điệp chống lại Đức của Trung Quốc.
Giám đốc FBI tuyên bố rằng không thể bỏ qua hành vi của ĐCSTQ
Ngày 7/7, giám đốc FBI Christopher Wray cho biết, ĐCSTQ đang sử dụng sức mạnh quốc gia để đánh cắp công nghệ tiên tiến và quyền sở hữu trí tuệ, đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Ông kêu gọi các giới cùng nhau chống lại các hoạt động xấu xa của ĐCSTQ.
Ông nói, “Chúng tôi không nhắm vào người dân Trung Quốc hay người Hoa ở Mỹ. Chúng tôi đang nhắm vào các mối đe dọa từ ĐCSTQ, các mối đe dọa từ chính quyền ĐCSTQ.”
Ông cho biết, hiện tại, cứ sau 10 giờ, một trường hợp phản gián liên quan đến ĐCSTQ lại được đưa ra. Gần một nửa trong số gần 5.000 vụ gián điệp đang được FBI điều tra có liên quan đến ĐCSTQ. ĐCSTQ hiện đang đánh cắp các nghiên cứu về viêm phổi Vũ Hán từ các tổ chức y tế và công ty dược phẩm của Mỹ.
Trong chương trình tuyển dụng nhân tài “Kế hoạch thiên nhân” (nghìn nhân tài), ĐCSTQ ngấm ngầm thúc đẩy các nhà khoa học bí mật mang kiến thức và sáng tạo của Mỹ về Trung Quốc, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đang đánh cắp thông tin độc quyền hoặc vi phạm kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Được biết, vào cuối tháng Sáu, giáo sư tại Đại học Thiên Tân, Trung Quốc, ông Trương Hạo đã bị khép tội gián điệp kinh tế, trộm cắp bí mật thương mại và đánh cắp thông tin độc quyền về các thiết bị không dây từ các công ty Mỹ.
Tờ Daily Mirror của Anh báo cáo, quy mô các hoạt động gián điệp chính trị và kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, trong khi các hoạt động tìm kiếm thông tin nhằm vào trinh sát quân sự không hề giảm.
Trịnh Thanh
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Điệp viên Kế hoạch ngàn nhân tài