Ngày 17/4/1975, thế giới của cô bé Loung Ung bất ngờ tan vỡ. Cuộc sống đang tươi đẹp thì bất ngờ như cái bong bóng bị nổ tung, một đi không trở lại. Một cô bé mới 5 tuổi đã phải sống lang thang lưu lạc, chìm khuất trong cảnh loạn lạc và đạn lửa. Cô bé phải làm lụng, chịu đói rét, đau đớn, bị mất đi người chị, cha và mẹ, bàng hoàng, hoảng hốt, lo sợ bủa vây cuốn chặt lấy cuộc đời cô.

Loug Ungs book
Xuất bản năm 2000, tự truyện “Chúng giết cha tôi trước” của nữ văn sĩ người Campuchia Loung Ung đã lột tả nỗi kinh hoàng thời thơ ấu của bà dưới thống trị của Khmer Đỏ. Trong hình là bìa ngoài và trang bìa bốn bản tiếng Pháp của sách, hình ảnh Loung Ung tại trại tị nạn ở Thái Lan (IMDb).

“Chúng giết cha tôi trước”: Từ hồi ký đến màn ảnh

Năm 2000, Loung Ung xuất bản hồi ký “Chúng giết cha tôi trước” (Fist They Killed My Father) bằng tiếng Anh, kể lại thảm họa đỏ mà cô trải qua thời tuổi thơ. Tác giả dùng cách kể chuyện ngôi thứ nhất, chủ yếu miêu tả theo thì hiện tại thường. Loung Ung nói: Tôi muốn độc giả cảm thấy gần gũi.

Cha của Loung Ung là quan chức cấp cao của chính phủ, mẹ là người Hoa. Họ sinh được 7 người con, cả gia đình sống qua những tháng ngày hạnh phúc, sung túc. Ngày 17/4/1975, quân Khmer Đỏ (Đảng Cộng sản Campuchia) do Pol Pot lãnh đạo lật đổ chính quyền Lannon, tấn công Phnom Penh. Bọn lính quát tháo người dân: “Không được mang theo hành lý, các người không được dùng thứ của đô thị! Hãy về quê trong vòng 3 ngày, không kẻ nào được lưu lại! Người Mỹ sắp ném bom Phnom Penh! Người Mỹ sắp ném bom thành phố!” Vậy là dưới sức ép của những họng súng, cô bé 5 tuổi Loung Ung theo cha mẹ cùng 6 anh chị em chạy về vùng nông thôn cùng gần 2 triệu người dân đô thị. Phnom Penh đã trở thành thành phố không người.  

Chạy đến vùng nông thôn, mọi người bị bắt nộp tài sản cá nhân, tiến vào xã hội “người người bình đẳng”. Cô bé theo người lớn đi khai hoang, làm ruộng, thu hoạch, ngày ngày nhận những phần ăn ít ỏi đến tội nghiệp tại nhà ăn tập thể. Một người chị của Loung Ung bị chết vì trúng độc thức ăn. Đến một ngày, cha của Loung Ung bị một “đồng chí” đưa đi, và không còn thấy quay trở lại. Mẹ của Loung Ung không chịu đựng nổi, bà đưa mấy tấm hình gia đình chụp chung cho Loung Ung và một người anh và chị của cô bé, bảo các con đến đêm khuya hãy bỏ chạy. Loung Ung lạc vào một trại lao động mới, bị bắt làm quân trẻ em. Cô bé từng quay trở lại doanh trại cũ, nhưng không còn thấy bóng dáng mẹ và em gái đâu. Trải qua nhiều biến cố, Loung Ung được gặp lại những anh chị may mắn còn sống sót. Tháng 2/1980, Loung Ung chạy đến Thái Lan, vào trại tị nạn, tháng 6 cùng năm đến Mỹ, cuối cùng được định cư tại Mỹ.

Ngày 18/2/2017, phim “Chúng giết cha tôi trước” chiếu ra mắt tại Siemreap – Cambodia. Phim do ngôi sao điện ảnh người Mỹ Angelina Jolie đạo diễn, Loung Ung cùng phối hợp biên kịch với Angelina Jolie, giám đốc sản xuất  Rendy Panh là đạo diễn nổi tiếng nhất của Campuchia, cũng là người may mắn sống sót trong đại thảm sát của Khmer Đỏ. Năm 11 tuổi ông cùng người thân bị bắt vào trại cưỡng bức lao động, cha mẹ và chị em gái đều lần lượt thiệt mạng. Nhà sản xuất cho biết: “Bộ phim này dành cho những người đã không may thiệt mạng dưới bạo quyền Khmer Đỏ, và cả những người may mắn sống sót.” Phim này đã được chính thức chọn đại diện cho Campuchia tham gia tranh giải Oscar lần thứ 90 vào năm tới, cho phim nước ngoài hay nhất.

Đa số mọi người đều hưởng ứng bộ phim. Một người Campuchia đã chia sẻ trên trang mạng IMDb: “Tôi nhận thấy cách làm của Julie không chỉ đẹp mà còn phản ánh chân thật. Bà đã đưa lịch sử khổ nạn của người Campuchia lên màn ảnh, thật khó dùng lời nào để có thể bày tỏ cảm kích đối với bà.

1233234r31
Từ trái: Rithy Panh, Mun Kimhak, Loung Ung, Sareum Srey Moch, Angelina Jolie (Hình quảng bá của Netflix)

Khmer Đỏ đã gây ra một trong những thảm họa khủng khiếp nhất thế kỷ 20. Từ 1975 – 1979, trong thời gian 3 năm 8 tháng cai trị, đảng Cộng sản Campuchia dưới chỉ huy của Pol Pot đã dùng bạo quyền “dọn sạch” thành thị, cưỡng chế tập thể hóa nông thôn, thực hiện tội ác thảm sát trên toàn quốc. Khoảng 2 triệu người bị chết đói, cưỡng bức lao động và bức hại, chiếm 1/4 dân số Campuchia, trong đó bao gồm gần như tất cả các tài năng nghệ thuật và giới điện ảnh.

Góc nhìn của một bé gái

Mặt trời vẫn chưa tắt. Ánh sáng màu vàng tỏa xuống ấm áp, vỗ về cây xanh, cánh đồng, hồ sen, cả những chú chuồn chuồn nhỏ đậu trên lá sen.

Loung Ung thường mở to mắt, ngóng về trước, cả ban ngày cũng như ban đêm. Ánh mắt của cô bé xuyên qua cảnh hoang vu phía trước, trở về ngôi nhà ở Phnom Penh. Điệu múa dân gian uyển chuyển là giấc mơ xa xôi, trái ngược với những tiếng gào thét của “cách mạng”.

Diễn viên nhí Sareum Srey Moch với diễn xuất mộc mạc, hồn nhiên, cuốn người xem suốt bộ phim. Qua cách nhìn của trẻ thơ, bộ phim lột tả phong trào cộng sản khốc liệt. Tài năng của đạo diễn thể hiện ở chỗ: không cố ý nói quá vấn đề, chỉ lột tả những ghi chép của Loung Ung theo trình tự thời gian.

Một bé gái 5 tuổi liêu xiêu chạy dưới ánh mặt trời như đổ lửa. Bé không thể hiểu tại sao lại như vậy. Âm nhạc, bàn ăn, váy hoa, đồ chơi, tất cả không còn nữa. Bé cầm cái cuốc, cuốc đất, gieo lúa, thu hoạch. Bé ăn không no, được ăn châu chấu xào là dịp may bất ngờ. Bé gọi không thấy cha, cũng không thấy mẹ. Chị cũng không biết đi đâu. Bé hỏi: con người sau khi chết đi về đâu? Bé hy vọng: chị gái đừng trở lại nơi này nữa.

Phim dài hơn hai tiếng, ít nhạc nền. Đa số các cảnh chỉ hòa cùng thanh âm của tự nhiên: gió xào xạc, lá rơi, lửa reo, tiếng súng chói tai. Rất nhiều thời khắc chỉ im lặng theo hình ảnh lột tả của Loung Ung. Ánh mắt của cô bé đầy mơ màng, kiểu mơ màng ngây ngô của đứa trẻ con, nhưng lại ẩn đầy hoang mang và đau khổ…

Loung Ung không thể lựa chọn. “Angkar” quyết định tất cả (Angkar nghĩa là “tổ chức”, chỉ Khmer Đỏ). “Angkar” muốn xe tải của chúng; “Angkar” nói: hòa thượng toàn là ký sinh trùng; “Angkar” tịch thu tài sản cá nhân, không cho phép chủ nghĩa cá nhân. Hình ảnh của Stalin và Lenin treo trong trại. Đàn ông và phụ nữ cùng mặc đồ màu xanh đen, con gái phải cắt tóc ngắn.

Vào năm 7 tuổi, Loung Ung đã đeo súng. Nhờ thông minh lanh lợi mà cô bé được tuyển vào đội quân trẻ em, được huấn luyện đặc biệt. Hàng ngày, nữ chỉ huy nói với các bé giọng lạnh lùng, phải luôn sẵn sàng tấn công kẻ thù xâm nhập bất cứ khi nào. Bà ta nói với sát khí đằng đằng: “Quân đội Cách mạng Campuchia bất khả chiến bại vạn tuế!”  Loung Ung cũng giơ nắm đấm, hét theo: “Vạn tuế! Vạn tuế!” Bọn trẻ mỗi đứa đều cầm gậy tre đâm vào hình nộm giả kẻ thù (người rơm). Chúng đứng giữa dòng nước, tay giơ cao súng, thể hiện “ý chí sắt đá” không gì có thể lay chuyển. Trong một cánh rừng, Loung Ung được lệnh gài từng quả mìn dưới lớp đất. Khi kẻ thù đến, Loung Ung và những đứa trẻ khác cùng lao vào trong rừng cây, theo sau những tiếng nổ lớn vang lên là máu và thịt tung bay.  Loung Ung biết rằng, cô bé đã đi vào khu gài mìn. Cô bé bật khóc, đứng im bất động.

Cảnh quân đội trẻ con này xuất hiện khá nhiều trong phim, có lẽ gây ấn tượng mạnh nhất. Loung Ung bị đảng Cộng sản Campuchia cướp mất hạnh phúc, lại bị tuyên truyền tẩy não hàng ngày, khả năng cao sẽ biến thành sát thủ thiếu nhi đỏ. Thật may, cô bé đã thoát thân được, cũng nhổ được hạt mầm thù hận.

Phim không thể hiện trực tiếp cảnh tàn sát. Chỉ ám thị kín đáo những kết cục tang thương. Kỹ xảo quay xuất sắc, lột tả rõ quang cảnh của Campuchia giai đoạn lịch sử này, trong đó có rất nhiều hoa sen màu hồng phấn, tượng trưng cho sự thuần khiết, tôn trọng sự sống. Khung cảnh ở làng quê tĩnh lặng, làm nổi bật hành trình của Loung Ung. Cô bé không ngừng băn khoăn về hiện thực phức tạp mà đáng sợ, nhưng làm sao cô bé hiểu được? Nhưng cô không ngừng tìm kiếm, cố sức lục lại phần thế giới đã bị thất lạc.

movie Loung Ung and children
Hình: Phim “Chúng giết cha tôi trước” (Fist They Killed My Father) được cải biên theo tự truyện của nhà văn Loung Ung, lột tả tội ác của Khmer Đỏ (Netflix).
Cambodia film 01
Hình: Phim nhựa do công ty Netflix chế tác và phát hành, nhìn lại lịch sử thảm họa do Khmer Đỏ gây ra qua góc nhìn của một đứa trẻ (hình chụp từ phim).

Ký ức và tương lai

Ở đoạn kết là cảnh Loung Ung cùng bốn anh chị cúi đầu cầu nguyện tại quê hương. Họ tưởng nhớ về người thân đã thiệt mạng, và cùng buông nụ cười hướng tới tương lai.

Một số người xem phim đã nói lên suy nghĩ của họ:

“Với cái địa ngục của người Campuchia qua thảm họa giết người của Khmer Đỏ, bộ phim còn chưa lột tả được một phần trăm tội ác của chúng. Mỗi người trong chúng ta đều nên nhìn lại tội ác của Cộng sản Campuchia để có hành động làm sao không cho thảm họa này được phép lặp lại…”

“Phim điện ảnh quá nhu hòa, không thể hiện được sự tàn khốc của hiện thực lịch sử. Về tội ác của Khmer Đỏ, người Cambuchia đã cho xây dựng bảo tàng và đài tưởng niệm thảm sát cho người dân và khách du lịch đến thăm để tìm hiểu. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết và hồi ký liên quan ghi lại làm bằng chứng. Tự truyện của Loung Ung là một phần quan trọng; Julie chọn đề tài phi thương mại này làm phim rất đáng ca ngợi, vì thể hiện tấm lòng đối với vấn đề nhân quyền.”

Cuối phim có dòng phụ đề: “Một cô gái Cambuchia đã khắc ghi lại (tất cả), bởi cũng có rất nhiều người khác không thể lãng quên câu chuyện này.

Một mảnh đất màu mỡ tươi đẹp, dưới chà đạp của bạo quyền Khmer Đỏ đã biến thành bãi tha ma, hàng triệu sinh linh rơi vào cảnh lầm than. Tội ác của quá khứ, bi kịch ngày nào cần phải được ghi lại để cảnh tỉnh. Chúng ta ngày nay không thể quên, càng không thể xem nhẹ. Nhân chứng và người giữ gìn lịch sử phải cùng nỗ lực, không để sự thật bị thời gian chôn vùi. Bảo lưu sự thật và tình yêu để vun trồng cho những bông hoa tươi đẹp hội tụ vào dòng sông văn minh, khắc lại những thăng trầm và bền bỉ của sự sống.

movie poster
Bảng quảng bá phim “Chúng giết cha tôi trước” (Fist They Killed My Father) (Hình do Netflix sản xuất và phát hình)

Tuyết Mai

Xem thêm: