Không ít chính trị gia Đài Loan ngày càng lo lắng, nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử và trở lại Nhà Trắng, ông ấy có thể biến Đài Loan thành một con bài thương lượng cho Mỹ trong các cuộc đàm phán với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay không. Chuyên gia bình luận thời sự Đường Hạo (Tang Hao) có góc nhìn khác về vấn đề này.

Trump Michigan 20 7
Đề cử viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa Donald J. Trump tổ chức buổi tập trung chiến dịch đầu tiên với người đồng hành tranh cử, đề cử viên Phó Tổng thống, Thượng nghị sĩ J.D. Vacne tại Van Andel Arena, Grand Rapids, Michigan vào ngày 20/7/2024. (Nguồn ảnh: Bill Pugliano/Getty Images)

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Bloomberg Businessweek, ứng viên tổng thống phe Cộng hòa Trump nói rằng Đài Loan đang lấy đi ngành sản xuất chất bán dẫn từ Mỹ. Ông cũng nói rằng nếu Đài Loan muốn được Mỹ bảo vệ thì phải trả phí bảo hộ – phát biểu này làm dấy lên làn sóng dư luận ở Đài Loan.

Trang Politico đưa tin, những nhận xét của ông Trump làm dấy lên mối lo ngại rằng nếu tái nhiệm, ông có thể giải quyết căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan giống như giao dịch buôn bán, gây nguy hiểm cho chủ quyền và độc lập của Đài Loan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói với các phóng viên rằng Đài Loan đã trả ít nhất hàng tỷ đô la cho mua sắm những vũ khí phòng thủ từ Mỹ.

Nhà nghiên cứu Mason Fellow tại Trường Harvard Kennedy từng là ủy viên lập pháp của Quốc Dân Đảng Đài Loan lo ngại, nếu ông Trump trở lại thì Đài Loan có thể bước vào “giai đoạn thích ứng đau đớn”. Ông Fellow cho biết: “Nếu ông Trump muốn đạt được thỏa thuận với Trung Quốc và Đài Loan là một phần trong đó… Tôi e rằng đó sẽ là một tình huống khá tồi tệ”.

Tuy nhiên các nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ như Marco Rubio đã hạ thấp nhận xét của ông Trump, họ nhấn mạnh rằng Đảng Cộng hòa Mỹ luôn kiên định ủng hộ Đài Loan.

Phân tích của chuyên gia chính sự Đường Hạo

Về vấn đề này, mới đây ông Đường Hạo, (người Mỹ gốc Hoa) chuyên bình luận thời sự quốc tế, đã chỉ ra trên kênh truyền thông cá nhân của ông rằng việc ông Trump muốn Đài Loan trả phí bảo vệ không hẳn là điều xấu. Trước hết, Trump muốn Đài Loan trả phí bảo vệ, đồng nghĩa việc công khai tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến giúp Đài Loan nếu họ bị ĐCSTQ xâm lược.

Thứ hai, mức phí có cao không? Lấy ví dụ Nhật Bản, họ đã đạt được thỏa thuận với Mỹ vào năm 2022 để trả hơn 1000 tỷ yên trong vòng 5 năm cho chi phí duy trì quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, tương đương khoảng 211 tỷ yên (1,37 tỷ USD) mỗi năm. Nếu Đài Loan trả số tiền này hàng năm thuê quân đội mạnh nhất thế giới để bảo vệ, thì đó là giải pháp rất khôn ngoan.

Ông Đường Hạo đề cập việc một số chính trị gia Đài Loan  cảm thấy không thể tin tưởng vào Mỹ sau khi ông Trump yêu cầu phí bảo vệ, họ cho rằng ông Trump  sẽ bán đứng Đài Loan vì tiền. Nhưng chuyên gia này cho rằng quan điểm đó thực chất là đánh giá sai lầm do thiếu hiểu biết về ông Trump và tình hình quốc tế hiện nay.

Ông Đường Hạo chỉ ra Đài Loan rất quan trọng đối với Mỹ. Vì ĐCSTQ đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ và an ninh quốc tế, Mỹ phải triển khai “chiến thuật bao vây” bằng cách sử dụng một số “hệ thống đa phương nhỏ” để kiềm chế và phong tỏa ĐCSTQ. Trong bối cảnh đó, với tư cách là ‘người yêu nước’ thì liệu ông Trump có biết được mối đe dọa mà ĐCSTQ gây ra cho nước Mỹ không? Chẳng lẽ ông không biết tầm quan trọng của Đài Loan đối với an ninh của Mỹ sao? Chắc chắn phải biết.

Và từ góc độ kinh doanh, nếu mất Đài Loan cũng khiến Mỹ khốn khó về nguồn cung chip cao cấp và như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và quốc phòng của Mỹ; không chỉ vậy, nếu ĐCSTQ kiểm soát Đài Loan thì thương mại hàng hải của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ bị phụ thuộc ĐCSTQ. Do đó, có thể nói mất Đài Loan đồng nghĩa với việc sức mạnh của Mỹ bị ảnh hưởng đáng kể.

Vì vậy, ông Trump nếu tái nhiệm cũng sẽ nỗ lực không để cho Đài Loan bị ĐCSTQ kiểm soát. Ông ấy chỉ hy vọng rằng các đồng minh cũng nên gánh vác trách nhiệm của mình, không thể như ĐCSTQ luôn chỉ biết lợi dụng bòn rút của nước Mỹ mà nên mang lại cho Mỹ những lợi ích tương ứng – tức là các bên cộng sinh cùng có lợi. Hơn nữa gần đây, ông Trump đã công khai tuyên bố sẽ ném bom đáp trả nếu ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan. Tuyên bố cho thấy trong thâm tâm ông Trump hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ Đài Loan.

Ngoài ra, chuyên gia Đường Hạo cũng đề cập rằng mặc dù Đài Loan không cần quá lo lắng về quan hệ Mỹ – Đài Loan sẽ biến động, nhưng Đài Loan cần tập trung hơn tăng cường vào 3 cửa ngõ để ngăn chặn ĐCSTQ. Đầu tiên, vấn đề xâm nhập nghiêm trọng của Trung Quốc vào quân đội Đài Loan, gây ra vô số vụ gián điệp, như vậy không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần trong quân đội Đài Loan mà còn gây tổn hại đến niềm tin của người dân Đài Loan đối với quân đội. Lần này, Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Qingde) đặc biệt bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan là người xuất thân khoa học nhân văn cũng vì mục đích cải thiện khuyết điểm này, lý do không bị nhiều áp lực gánh nặng ân huệ (thân quen) trong bộ máy quân đội nên dễ xử lý khắc phục hơn.

Thứ hai, mặc dù đại đa số người dân Đài Loan chống lại ĐCSTQ, nhưng hiểu biết của người dân Đài Loan [về những ý đồ nham hiểm] của ĐCSTQ còn nhiều hạn chế, bao gồm như kiến thức lịch sử của ĐCSTQ, việc ĐCSTQ đã lừa dối và tẩy não người dân như thế nào, cũng như việc Quốc dân đảng đã bị xâm nhập và tẩy não như thế nào, hay chuyện số phận của những người đã đầu hàng hoặc làm nội ứng của ĐCSTQ…

Binh pháp Tôn Tử chỉ ra “Biết người biết ta sẽ chiến thắng”, thế nhưng người dân Đài Loan còn thiếu hiểu biết về ĐCSTQ – thế lực nguy hiểm nhất đối với Đài Loan, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với phán đoán và phòng thủ trước kẻ thù, cũng không hóa giải hiệu quả được chiến thuật mặt trận thống nhất của ĐCSTQ (cuộc chiến về nhận thức, về tâm lý, mua chuộc, và răn đe…). Vì vậy, Đài Loan rất cần chương trình phổ biến kiến thức đại chúng về vấn đề này, để trang bị cho người dân Đài Loan “vũ khí tâm lý phòng thủ”.

Thứ ba là Đài Loan chưa quán triệt phân biệt rõ ràng khái niệm “Trung Quốc với ĐCSTQ” và “Người Trung Quốc với thành viên của ĐCSTQ”, như vậy thì việc chống ĐCSTQ sẽ không được tập trung hiệu quả, trong nhiều trường hợp [thay vì chống ĐCSTQ] bị lệch lạc thành “chống Trung Quốc mù quáng” hay “cứ thấy Trung Quốc là chống”…, sẽ không phát huy được sức mạnh nhất quán của người Đài Loan “chống ĐCSTQ chứ không chống Trung Quốc”, và cũng ảnh hưởng kết nối với những người ở Trung Quốc chán ghét ĐCSTQ để cùng đoàn kết chống lại đảng này.

Ông Đường Hạo nhấn mạnh vấn đề phân biệt ĐCSTQ và Trung Quốc không chỉ giúp tăng cường đồng minh chống ĐCSTQ ở cả hai bên eo biển Đài Loan, còn giúp mở rộng nhận thức chung của người dân Đài Loan và qua đó tăng cường hơn ổn định xã hội Đài Loan liên quan xu thế chống lại bạo lực của ĐCSTQ.