Các công tố viên ở 13 tiểu bang và Đặc khu Columbia (Washington) của Mỹ vào thứ Ba (8/10) đã truy tố TikTok – phiên bản Douyin ở nước ngoài, cáo buộc nền tảng xã hội này gây nguy hiểm cho sức khỏe tâm thần của người dùng trẻ tuổi và thu thập dữ liệu cá nhân người dùng trong trường hợp người dùng không cho phép.

TikTok
(Ảnh minh họa: Salarko/ Shutterstock)

AFP đưa tin rằng các bang đã đưa ra tuyên bố chung, cáo buộc nền tảng TikTok “cố tình sử dụng phần mềm gây nghiện, được thiết kế để giữ trẻ em xem lâu và thường xuyên nhất có thể, đồng thời trình bày sai về tính hiệu quả của việc kiểm duyệt nội dung, tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên và trẻ em”.

Các công tố viên đã trích dẫn cụ thể những vấn đề của nền tảng TikTok như: thông báo suốt ngày đêm, video phát lại tự động liên tục, và nội dung thu hút sự chú ý…

Người phát ngôn của TikTok cho biết khi trả lời AFP: “Chúng tôi không đồng ý với những cáo buộc này, nhiều cáo buộc trong số đó là sai sự thật và gây hiểu nhầm”.

TikTok tuyên bố đã thiết lập “cơ chế bảo vệ mạnh mẽ” cho người dùng trẻ, đã bổ sung thêm nhiều biện pháp bảo vệ như cài đặt mặc định cho người dùng dưới 16 tuổi…

TikTok bày tỏ thất vọng với quyết định theo đuổi hành động pháp lý của các bang, lập luận rằng các bang nên phối hợp với họ để tìm ra giải pháp mang tính xây dựng cho những thách thức trong toàn ngành.

Ngoài California và New York, các bang khác như Illinois, Kentucky, Massachusetts, Mississippi, New Jersey, North Carolina, Louisiana, Đặc khu Columbia (thủ đô liên bang Washington), Oregon, South Carolina, Vermont và Washington cũng tham gia vụ kiện. .

Trước đó các bang gồm Utah, Nebraska, Kansas, New Hampshire, Iowa và Arkansas cũng đưa ra các vụ kiện tương tự chống lại TikTok.

Tuần trước, Texas đã kiện công ty mẹ Trung Quốc ByteDance của tập đoàn này, cáo buộc họ bán dữ liệu cá nhân của người dùng chưa đủ tuổi vị thành niên.

Đầu tháng 8 năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện TikTok dựa trên lý do tương tự. Trước đó vào tháng 6, tổ chức FTC bảo vệ người tiêu dùng Mỹ đã báo cáo lên Bộ Tư pháp, cáo buộc TikTok có khả năng vi phạm Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em (COPPA) được thông qua năm 1998.