Mỹ: Nhiều bang thúc đẩy lập pháp để đảm bảo tính công bằng của bầu cử
- Thành Dung
- •
Nhiều bang ở Mỹ, bao gồm cả các bang dao động chủ chốt, đang thúc đẩy lập pháp nhằm bỏ những thay đổi quá lớn về quy tắc bầu cử được đưa ra vào năm 2020, khiến hàng triệu người Mỹ nghi ngờ tính công bằng, an ninh, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cuộc bầu cử.
Theo tin ngày 28/2 của Just the News (Mỹ), những thay đổi đối với các quy tắc bầu cử, bao gồm một số đã được ban hành trước năm 2020 bên cạnh những thay đổi khác vào năm ngoái đã được thực hiện để đối phó với đại dịch COVID-19 như mở rộng bỏ phiếu qua thư, mở rộng bỏ phiếu sớm, nới lỏng các quy tắc xác minh, và kéo dài thời hạn nhận phiếu bầu.
Những quy tắc này có thể đã góp phần vào con số kỷ lục 158 triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Tuy nhiên, việc nới lỏng các yêu cầu bỏ phiếu khác nhau nêu trên cũng đã gây hệ lụy về những nghi vấn nghiêm trọng đối với bầu cử. Theo Just the News, gần 40% cử tri tin rằng có vấn đề gian lận trong cuộc bầu cử Mỹ, cho rằng những lo ngại đó chưa được cơ quan chức năng xem xét thích đáng.
Georgia, Pennsylvania và Arizona đều đang xem xét hủy bỏ các luật thay đổi quy tắc bầu cử liên quan nêu trên.
Các nhà lập pháp ở nhiều bang đang nỗ lực giải quyết một số vấn đề liên quan và thúc đẩy lập pháp để bù vào khoảng trống bị giới phê bình gọi là lỗ hổng do việc nới lỏng các quy tắc bỏ phiếu gây ra.
Tại bang Georgia, Thượng viện đã thông qua dự luật yêu cầu cử tri nộp bản sao chứng minh nhân thân cử tri đối với các đơn xin bỏ phiếu vắng mặt. Dự luật sẽ bãi bỏ hệ thống đối chiếu khớp chữ ký đối với bỏ phiếu vắng mặt. Đã xảy ra phổ biến chỉ trích quy tắc đối chiếu khớp chữ ký gây nhiều trường hợp gian lận và lạm dụng…
Tại Pennsylvania, nhiều nhà lập pháp tiểu bang đã cho biết họ có ý định bãi bỏ hệ thống bỏ phiếu qua thư “không hợp lý” mà tiểu bang đã triển khai lần đầu tiên vào năm 2019. Vào tháng Hai, các Thượng nghị sĩ tiểu bang này như Patrick Stefano và Doug Mastriano đã tuyên bố trong một bản ghi nhớ của Thượng viện rằng họ “có ý định lập pháp để bãi bỏ quy tắc bỏ phiếu qua đường bưu điện mà không có lý do được bang thông qua hai năm trước bởi Luật số 77 của tiểu bang”.
Thượng nghị sĩ Patrick Stefano cũng tuyên bố sẽ bãi bỏ “Danh sách cử tri bầu qua thư hàng năm” của Luật số 77, theo đó quy định “chỉ Bộ Nội vụ Pennsylvania mới có quyền cấp đơn xin phiếu bầu qua đường bưu điện cho cử tri đủ tiêu chuẩn”. Ông viết: “Bằng cách đảm bảo rằng các cử tri đủ tiêu chuẩn phải nộp đơn xin các lá phiếu gửi qua thư cho mỗi cuộc bầu cử, và chỉ Bộ Nội vụ mới có thể phân phối các đơn xin bỏ phiếu qua thư, chúng tôi có thể giải quyết phần lớn vấn đề hỗn loạn và thất vọng liên quan đến cuộc bầu cử gần đây của chúng tôi.”
Đồng thời, tại Hạ viện Pennsylvania, Dân biểu Dan Moul tuyên bố sẽ luật hóa “con đường hợp pháp duy nhất để cử tri sử dụng hệ thống bỏ phiếu qua thư”. Có những phê bình bang Pennsylvania sử dụng hộp thả trong cuộc bầu cử năm 2020, cho rằng hộp thả gây ra rủi ro an ninh rất lớn, nhưng Tòa án tối cao của bang đã ra phán quyết rằng hộp thả được cho phép.
Trong một số trường hợp, các nhà lập pháp đang cố gắng xem xét những thay đổi về luật bỏ phiếu được quan sát ở một số bang trong cuộc bầu cử năm 2020. Ví dụ: một dự luật đang được xem xét ở Arizona quy định rằng, sẽ phạm trọng tội nếu quan chức công nào tự nguyện gửi một lá phiếu qua thư cho bất kỳ cử tri nào không có trong danh sách bỏ phiếu trước của tiểu bang. Nhiều bang, bao gồm California và New Jersey, đã chủ động gửi phiếu bầu qua bưu điện cho các cử tri trước cuộc bầu cử tháng 11.
Thành Dung, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa bầu cử tổng thống Mỹ Lập pháp Bầu cử Mỹ Patrick Stefano