Mỹ tịch thu lô hàng quần áo sản xuất trong các nhà tù ở Trung Quốc
- Zachary Stieber
- •
Mục tiêu của Cơ quan bảo vệ Biên giới và Hải quan Hoa Kỳ (CBP) là đảm bảo rằng hàng hóa được sản xuất bởi lao động cưỡng bức không bao giờ đến tay người tiêu dùng Mỹ.
Tuần này, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thông báo rằng các quan chức hải quan sẽ tạm giữ các lô hàng hóa nếu nó được sản xuất bởi các công ty có liên quan đến lao động trong các nhà tù ở Trung Quốc, theo The Epoch Times.
Cơ quan bảo vệ Biên giới và Hải quan Hoa Kỳ (CBP) thông báo rằng lệnh này có hiệu lực ngay lập tức. Ngay sau đó, tất cả lô hàng may mặc do Tập đoàn Vast Hero sản xuất đã bị tạm giữ.
Lệnh tạm giữ này dựa trên các thông tin cho thấy các công ty này đang sử dụng lao động là tù nhân để sản xuất các mặt hàng may mặc.
Quyền Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa (DHS) Chad Wolf cho biết “việc Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức để sản xuất hàng hóa là bất hợp pháp và sai trái. DHS không thể chấp nhận hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Trung Quốc và quyết tâm sử dụng mọi công cụ có sẵn để nhận diện và ngăn chặn các lô hàng do lao động cưỡng bức sản xuất xâm nhập vào Hoa Kỳ”. CBP là cơ quan thuộc DHS.
“Việc sử dụng lao động cưỡng bức không chỉ là vấn đề vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, mà còn là một sự cạnh tranh không công bằng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của chúng ta. Mục tiêu của CBP là đảm bảo rằng hàng hóa được sản xuất bởi lao động cưỡng bức không bao giờ đến tay người tiêu dùng Hoa Kỳ,” bà Brenda Smith, một ủy viên trợ lý điều hành của CBP cho biết thêm.
> Các sản phẩm tóc người từ Tân Cương: Bằng chứng về sự đàn áp của ĐCSTQ
Lệnh tạm giữ được gọi chính thức là “lệnh hoãn phát hành” (WRO). Đây là lần thứ 11 CBP ban hành lệnh này kể từ tháng 9/2019. Trong 11 lệnh này thì có 4 lệnh là chống lại Trung Quốc. Kể từ năm 1991, 35 lệnh WRO như vậy được ban hành để chống lại các công ty đặt tại Trung Quốc.
Lệnh mới đưa ra khi chính quyền TT Trump gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ các vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Theo kết quả điều tra năm 2019 của Tổ chức quốc tế phi lợi luận tại Mỹ chuyên điều tra về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, có ít nhất 681 doanh nghiệp do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đang sử dụng lao động tù nhân.
Tháng trước, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã lập một danh sách đen các công ty Trung Quốc có liên quan đến lao động cưỡng bức và giám sát di truyền, cùng lúc đó các quan chức Mỹ đã buộc Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston phải đóng cửa.
Chỉ riêng trong tháng 8, chính quyền TT Trump đã ban hành lệnh trừng phạt Đặc khu trưởng Hồng Kông bà Carrie Lam và 10 quan chức khác vì phá hoại nền tự trị và tự do của Hồng Kông; cấm các mạng xã hội của Trung Quốc như TikTok và WeChat; ký một lệnh hành pháp nhằm giảm sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào các dược phẩm do Trung Quốc sản xuất; loại bỏ các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ; và xác định các Viện Khổng tử do Bắc Kinh hậu thuẫn là một phái bộ ngoại giao.
Theo các nguồn tin tình báo, động thái quyết liệt của chính quyền TT Trump đã khiến ĐCSTQ không muốn ông Trump đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11 năm nay.
“Họ muốn chứng kiến Tổng thống thua cuộc,” Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien nói.
Hôm 11/8, ông Trump nói với đài Fox Sports Radio rằng ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng có “quan hệ rất tốt đẹp” trước khi nạn dịch virus Trung Cộng xảy ra.
“Tôi đã từng có mối quan hệ rất tốt với ông Tập. Chúng tôi đã ký một thỏa thuận thương mại. Một thỏa thuận tuyệt vời đối với cả hai bên,” ông nói.
Sau đó ông Trump tiếp tục nói thêm: “Tôi thích ông ấy, nhưng hiện giờ thì tôi không còn cảm giác đó nữa kể từ khi dịch bệnh đến từ Trung Quốc. Kể từ đó, mối quan hệ đã thay đổi.”
Gia Huy biên dịch, theo The Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Quan hệ Mỹ - Trung Cưỡng bức lao động Dòng sự kiện ĐCSTQ vi phạm nhân quyền quần áo sản xuất trong tù