Năm chính sách gây tranh cãi trong dự luật cơ sở hạ tầng của Mỹ
- Vy An
- •
Trong một cuộc bỏ phiếu muộn vào đêm thứ Sáu (ngày 5/11), gói đầu tư vào Mỹ trị giá 1,2 nghìn tỷ đô la cuối cùng cũng đã được Hạ viện thông qua dưới sự chủ trì của Đảng Dân chủ. Bên trong dự luật cơ sở hạ tầng này còn ẩn chứa nhiều chính sách gây tranh cãi.
Dưới đây là năm chính sách hiện vẫn còn đang gây tranh cãi gay gắt:
1. Quy định về việc đánh thuế đối với tiền từ trong phiên bản của Thượng viện được Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa xem xét kỹ lưỡng, tuy nhiên đã không được sửa đổi trong dự luật cuối cùng đệ trình lên Hạ viện. Điều luật bị gạt bỏ này yêu cầu các nhà môi giới giao dịch tiền điện tử phải báo cáo với Sở Thuế vụ.
2. Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg đã đưa ra ý tưởng về việc đánh thuế người lái xe ô tô dựa trên số dặm họ đi mỗi năm như một cách để tài trợ một phần cho đạo luật. Dự luật cơ sở hạ tầng có phần “thí điểm thu phí sử dụng xe cơ giới trên mỗi dặm đường.” Tuy nhiên thay vì chương trình thí điểm, Chính quyền Biden đã ủng hộ việc phát triển toàn diện đề xuất còn gây nhiều tranh cãi này.
3. Dự luật còn bao gồm một khoản cứu trợ trị giá 118 tỷ đô la cho Quỹ Tín thác Đường cao tốc (the Highway Trust Fund), hiện được tài trợ chủ yếu bằng tiền thuế liên bang đối với khí đốt và nhiên liệu diesel. Các khoản này sẽ được chuyển từ Quỹ Chung của Kho bạc sang Quỹ Tín thác Đường cao tốc.
4. Dự luật có quy định bắt buộc các nhà sản xuất xe phải lắp đặt “công nghệ ngăn ngừa tình trạng say xỉn và suy nhược khi lái xe” như một tiêu chuẩn về an toàn đối với các dòng xe mới.
5. Dự luật cho phép một số bộ trưởng nhất định có quyền bãi bỏ quy tắc chia sẻ chi phí của chính phủ với khu vực tư nhân, và có quyền tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng chọn lọc hoàn toàn bằng tiền thuế của người dân.
Theo cả Ủy ban Ngân sách Liên bang và Văn phòng Ngân sách Quốc hội, đạo luật này không có nguồn thu đầy đủ để bù chi và do đó sẽ làm tăng thêm thâm hụt của quốc gia.
Vy An (Theo Just The News)
Xem thêm:
Từ khóa dự luật cơ sở hạ tầng Mỹ Dự luật cơ sở hạ tầng 1.2 nghìn tỷ đô la