Nga hoảng loạn khi lệnh trừng phạt của Mỹ khiến đồng rúp sụp đổ — DW
- Nhật Tân
- •
Đồng tiền của Nga đã giảm mạnh khi lệnh trừng phạt của Mỹ xiết chặt, gây thêm áp lực lên hệ thống tài chính vốn đã căng thẳng của nước này, theo truyền thông Đức, DW. Ngân hàng Trung ương Nga đã tạm ngừng mua ngoại tệ. Tuy nhiên DW cũng chỉ ra rằng Nga từng nằm ngoài dự đoán của phương Tây khi vượt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn, cho nên cho rằng lần này vẫn cần theo dõi tiếp thêm nữa.
Tỷ giá rúp/USD đã tăng đến mức cao nhất trong những năm qua. Nó đã đạt mức đột biến cao vào giai đoạn Nga đưa quân vào lãnh thổ Ukraine đầu năm 2022, nhưng sau đó đã nhanh chóng ổn định trở lại, xuống mức thấp cỡ 50 rúp/USD chỉ vài tháng sau đó. Tuy nhiên trong thời gian tiếp đó, tỷ giá đã tăng dần, và trải qua một giai đoạn ổn định, nhưng cuối cùng tăng mạnh trong những ngày qua.
Hôm 27/11, đạt mức cao vượt 113 rúp/USD, nhưng sau đó đã giảm nhẹ, cho tới hôm nay xuống còn 108 rúp/USD.
Hôm Thứ Năm, Ngân hàng Trung Ương tuyên bố tạm ngừng mua ngoại tệ để cố gắng củng cố đồng tiền và giảm bớt áp lực lên thị trường tài chính.
Nguyên nhân?
Theo các đánh giá sơ bộ, có các nguyên nhân như sau.
- Giá dầu thô giảm cùng thời kỳ của sự mất giá của đồng rúp, mà dầu thô là nguồn thu nhập quan trọng nhất của Nga. Chỉ riêng trong tuần này, giá dầu thô Brent đã giảm gần 4% nhờ thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah.
- Theo DW quỹ quốc phòng của Nga đã tăng gấp 3 lần so với năm 2021 trước khi họ phải đối mặt với cuộc chiến tranh mà Mỹ cùng với 50 quốc gia được hiệu triệu để chống Nga. Ước tính Nga chi 13,4 ngàn tỷ rúp (122 triệu USD) cho quốc phòng năm nay.
- Điểm chốt khiến tăng đột biến tỷ giá rúp/USD rất có thể là do lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ vào ngày 2/11 nhắm vào ngân hàng Gazprombank của Nga, một trong những ngân hàng cuối cùng của Nga còn có thể nối với hệ thống quốc tế. Mục đích của đợt trừng phạt này là nhắm vào các hoạt động bán chất đốt của Nga qua một số quốc gia Châu Âu vẫn còn đang nhập khẩu từ Nga vào thời điểm đó, như Slovakia và Hungary.
Ngoài ra, sau khi nhóm BRICS tuyên bố phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng của mình, SPFS, một giải pháp mà họ coi là một lựa chọn bên cạnh hệ thống SWIFT của Mỹ, thì Mỹ đã tăng cường việc gây khó dễ cho các ngân hàng nào còn làm việc với Nga.
Tình trạng kinh tế Nga hôm nay
Theo DW, mặc dù Liên bang Nga có được chỉ số GDP khá tốt, nhưng việc đẩy mạnh chi tiêu cho quốc phòng vẫn là một gánh nặng lớn cho nền kinh tế nước này.
Các con số được Nga công bố vào tuần này, theo DW, cho thấy một số vấn đề trong kinh tế Nga, mà DW báo cáo rằng nhân công lao động thiếu thốn vì đã bỏ ra nước ngoài, đặc biệt là lao động có chuyên môn cao, trong khi chi phí lao động tăng cao, với mức tăng 8,4% của tháng 9 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
DW cũng viết rằng giá thị trường tăng cao quá khiến hàng tiêu dùng tăng giá, thậm chí xuất hiện nạn trộm, làm cho các bơ phải đặt trong hộp chống trộm (anti-thief box) khi bày bán.
- Lưu ý rằng hiện nay rất khó phân biệt thật giả trong các báo cáo về Nga từ truyền thông phương Tây. Tin đồn về bơ phải cài khóa chống trộm đã được lan truyền trên cả mạng xã hội và cả truyền thông chính thống (như DW), đến nỗi có người phương Tây đã quay video thực tế ở Nga và đăng lên mạng xã hội để nói rằng truyền thông phương Tây xuyên tạc quá đáng đến mức siêu cấp lố bịch về việc này, như video dưới đây. Video quay cảnh từ cửa hàng nhỏ ở tầng hầm khu chung cư cho đến siêu thị to tướng trong khu vực, 9 cửa hàng 9 hãng kinh doanh khác nhau. Các ý kiến phản hồi của cư dân mạng rằng giá cả hàng tiêu dùng ở Nga thấp hơn nhiều so với nơi họ đang ở: Mỹ, Canada, Anh, Đức, v.v. Có cư dân mạng viết một cách hài hước rằng: Trong video này là toàn bộ số bơ của Điện Kremlin được Tổng thống Putin cho bày ra cửa hàng để quay phim đó!
Tuy bức tranh về kinh tế Nga được chỉ ra khá u tối, nhưng DW cho rằng vẫn chưa thể kết luận kinh tế Nga sẽ sụp đổ, vì quả thực Nga đã từng có kinh nghiệm trải qua khó khăn tương tự. DW dẫn lời bình của Chris Weafer, một nhà tư vấn về đầu tư có kinh nghiệm làm việc tại Nga 25 năm, nói rằng cần chờ tới cuối năm nay để xem diễn biến sẽ thế nào.
Nhật Tân
Từ khóa Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine