Ngày ông Tập đến Pháp, người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng tổ chức biểu tình ở Paris
- Bình Minh
- •
Chủ tịch Trung Quốc đã đến Paris, Pháp vào Chủ nhật (5/5) và sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước vào thứ Hai và thứ Ba nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng đã tổ chức 2 cuộc biểu tình ở Paris vào chiều Chủ nhật, đề nghị Tổng thống Pháp nâng cao yêu cầu của họ trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.
Người Duy Ngô Nhĩ đã tổ chức một cuộc biểu tình kịch tính tại Place de la Madeleine ở Paris, với các áp phích lên án Chính phủ Trung Quốc như phân biệt chủng tộc, chống Hồi giáo, chủ nghĩa thực dân, hãm hiếp và triệt sản hàng loạt, hủy hoại môi trường và các trại tập trung, v.v.
Người Tây Tạng cũng tổ chức biểu tình phản đối chuyến thăm của Tập Cận Bình tại Place de la République ở Paris. các biểu ngữ bắt mắt “Ngăn chặn mối đe dọa đối với Đài Loan, ngừng đàn áp Hồng Kông, ngừng ủng hộ Putin và ngừng can thiệp vào Pháp” đã được giương lên tại Quảng trường Cộng hòa.
Hai sự kiện trùng lặp và có những yêu cầu tương tự.
Trước sự đón tiếp long trọng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macrron đối với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, nhà xã hội học Dilnur Reyhan, người sáng lập Viện Uyghur Châu Âu (Uyghur Institute of Europe), tin rằng đây là một cú đâm sau lưng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Pháp, và là một cái tát vào mặt những người Duy Ngô Nhĩ bị diệt chủng.
Về những yêu cầu mà người Duy Ngô Nhĩ hy vọng đưa ra với tổng thống Pháp, bà Dilnur Reyhan nói, Tổng thống Macron nên nói về nạn diệt chủng đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ, yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc chấm dứt nạn diệt chủng, thả hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ vẫn đang bị giam trong các trại tập trung và nhà tù, chấm dứt nạn lao động cưỡng bức đang làm giàu cho toàn thế giới và chủ nghĩa tư bản chủng tộc, đồng thời gặp gỡ các đại diện của người Duy Ngô Nhĩ và những người sống sót trong trại tập trung ở Pháp.
Trên Quảng trường République ở Paris vào chiều Chủ nhật (5/5), hàng ngàn người Tây Tạng từ nhiều nước châu Âu đã biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình với thanh thế rất lớn.
Toàn bộ sự kiện tràn ngập các bài phát biểu và khẩu hiệu của các quan khách, cùng bầu không khí nhiệt liệt và bi tráng. Khung cảnh không chỉ tràn ngập những lá cờ sư tử phủ tuyết của người Tây Tạng, mà còn lẻ tẻ những lá cờ Cách mạng Thời đại của Hồng Kông và cờ của người Duy Ngô Nhĩ…
Hàng trăm người biểu tình giương cao lá cờ Sư tử tuyết Tây Tạng. Đám đông liên tục hô vang “Pháp, nơi khai sinh ra nhân quyền”, “Tây Tạng tự do muôn năm”, thậm chí là “Tây Tạng tự do”.
Ông Karma Thinley, chủ tịch cộng đồng người Pháp gốc Tây Tạng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên AFP: Tập Cận Bình là một “nhà độc tài” muốn loại bỏ truyền thống và văn hóa Tây Tạng.
Ông cũng nói với các phóng viên Pháp rằng ở Trung Quốc không có tự do ngôn luận, không có tự do gì cả. Ông than thở, Pháp là đất nước của nhân quyền và tự do. Làm sao có thể mời ông Tập đến thăm Pháp được?
Ông Thinley nói rằng trong cuộc sống không thể chỉ có kinh doanh. Ông hy vọng Tổng thống Pháp sẽ nắm bắt cơ hội này để nói về tình hình ở Tây Tạng nhằm tìm ra “giải pháp hòa bình”.
Ông Trần Trung Hòa (Chen Zhonghe), Chủ tịch Ủy ban Hải ngoại của Đảng Dân chủ Trung Quốc, từ Hà Lan cũng đến để bày tỏ sự ủng hộ. Ông cho biết, lần này ông đến tham gia cuộc biểu tình do những người bạn Tây Tạng tổ chức, để phản đối chuyến thăm Pháp của ông Tập Cận Bình, và thu hút sự ủng hộ rộng rãi từ bạn bè trong phong trào dân chủ toàn cầu.
Ông Andre Gattolin, cựu thượng nghị sĩ Pháp và là bạn của Tây Tạng, người được Tổng thống Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh tại Điện Elysee vào ngày 29/4, đã tham dự hai cuộc biểu tình nói trên vào chiều Chủ nhật (5/5) và phát biểu bày tỏ sự ủng hộ đối với họ.
Người Tây Tạng cũng đọc một lá thư gửi Tổng thống Macron tại cuộc biểu tình, yêu cầu ông nói rõ hoàn cảnh của họ với Tập Cận Bình.
Có thông tin cho rằng các nhà hoạt động từ chi nhánh thành phố Toulouse, Pháp của Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ tổ chức một cuộc biểu tình ở Toulouse vào thứ Hai (6/5) khi ông Tập Cận Bình đến thăm Pháp, để lên án việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.
Từ khóa Duy Ngô Nhĩ Người Duy Ngô Nhĩ Tập Cận Bình thăm Pháp Tập Cận Bình Tây Tạng