Chiều ngày 24/7, hàng trăm người ở thành phố New York đã tham gia một cuộc mít-tinh và tuần hành ở Central Park, hưởng ứng phản đối trên phạm vi toàn cầu với những hạn chế quá mức như phong tỏa thành phố, tiêm chủng bắt buộc và thực hiện hộ chiếu vắc-xin trong dịch bệnh. 

1
Anh Elliot Crown, hóa trang thành chú Sam, và anh tạo dáng tức giận trước ống kính. (Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).
2
Người dân cầm biểu ngữ mít-tinh trước khi tuần hành. (Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).
3
Người dân phát biểu ngắn, chuẩn bị bắt đầu tuần hành. Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).
4
Trưa ngày 24/7, người dân New York liên tiếp đến Đài phun nước Bethesda ở Central Park để tham gia mít-tinh, chuẩn bị bắt đầu tuần hành. (Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).
5
Ngày 24/7, Đài phun nước Bethesda ở Central Park là địa điểm bắt đầu cuộc tuần hành. (Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).
6
Ngày 24/7, hàng trăm người dân New York mít-tinh tuần hành tại Central Park nhằm phản đối các biện pháp cưỡng chế trong dịch bệnh như bắt buộc tiêm vắc-xin, v.v. (Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).
7
Ngày 24/7, hàng trăm người dân New York mít-tinh tuần hành tại Central Park nhằm phản đối các biện pháp cưỡng chế trong dịch bệnh như bắt buộc tiêm vắc-xin, v.v. (Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).
8
Ngày 24/7, hàng trăm người dân New York mít-tinh tuần hành tại Central Park nhằm phản đối các biện pháp cưỡng chế trong dịch bệnh như bắt buộc tiêm vắc-xin, v.v. (Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).

Tuyến đường diễu hành của người dân bắt đầu từ Đài phun nước Bethesda ở Central Park và đi bộ đến góc Tây Nam của công viên ở rìa Vòng tròn Columbus. Những người tham gia các cuộc mít-tinh và tuần hành đã giơ các khẩu hiệu phản đối những hạn chế quá mức đối với quyền tự do của người dân trong thời gian dịch bệnh, và hầu hết các khẩu hiệu đều biểu đạt phản đối việc bắt buộc tiêm vắc-xin.

9
Người dân thành phố New York, Alena (phải) mang theo 3 biểu ngữ mà cô tự làm đến tham gia tuần hành. (Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).

Người dân New York, cô Alena, đến hiện trường với biểu ngữ do chính cô làm, một trong số đó có nội dung “my body, my mind, my choice” (cơ thể tôi, suy nghĩ của tôi, sự lựa chọn của tôi). Cô nói rằng mọi người nên có quyền tự do lựa chọn trong việc điều trị y tế, và cô cũng đến đây để bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Cô phản đối việc con mình bị bắt tiêm phòng ở trường, đồng thời rất lo lắng về sự an toàn của loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán và chỉ ra rằng “đây chỉ là một vắc-xin thử nghiệm”.

Anh Hernan Villasmil đến từ Venezuela, anh đã tự tay làm khẩu hiệu “Không muốn hộ chiếu vắc-xin”. Anh mặc chiếc áo phông trắng có vẽ hình ảnh phản đối tiêm. Hộ chiếu vắc-xin là giấy chứng nhận do một số chính phủ cấp cho những người đã được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin virus Trung Cộng (virus corona mới) để làm giấy tờ đi lại trong nước. “Đây là một kế hoạch xã hội chủ nghĩa.” Anh cho rằng các phương tiện truyền thông có liên quan đến xã hội chủ nghĩa và các chính phủ đã sử dụng dịch bệnh như một cái cớ để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm kiểm soát người dân, và các tác dụng phụ của vắc-xin đã bắt đầu xuất hiện.

Anh Elliot Crown, hóa trang thành chú Sam, và anh tạo dáng tức giận trước ống kính. Một ống tiêm xuyên qua chiếc mũ chóp có hình ngôi sao của anh ta, và tay anh ta bị trói bởi dây xích. Elliot Crown nói rằng ¼ người Mỹ đang nói “không” với vắc-xin, “chúng ta phải nói ‘không’ vì quyền con người của chúng ta.” Anh nói rằng trước đây người ta thực hiện các thí nghiệm y tế trên chuột và thỏ, nhưng bây giờ họ đang làm thí nghiệm trên người, đây là hành vi điên rồ và không cần thiết.

10
Erich trong đội ngũ tuần hành, tay cầm hai biểu ngữ phản đối yêu cầu trẻ em đeo khẩu trang. (Ảnh: Li Linzhao / Epoch Times).

Trong cuộc tuần hành, Erich giơ cao biểu ngữ phản đối yêu cầu trẻ em phải đeo khẩu trang. Với tư cách là bố của hai học sinh tiểu học, Eric cho biết nhà trường bắt buộc các bé phải đeo khẩu trang, anh không nghĩ rằng việc này tốt cho sức khỏe nhưng lại khiến các con dễ bị đau đầu. “Khẩu trang làm mất oxy, tăng carbon dioxide, và chứa đầy nước bọt và nước mũi”, “Không có nghiên cứu nào cho thấy khẩu trang có thể chống lại virus corona mới.” Anh hy vọng rằng trẻ em có thể chọn không đeo khẩu trang.

Ông Thái Quế Hoa (Cai Guihua), một chuyên gia châm cứu Trung y ở thành phố New York, trả lời phỏng vấn tại buổi mít-tinh, ông cho biết vắc-xin virus Trung Cộng đã được đưa ra thị trường mà không có sự quan sát lâu dài về các tác dụng phụ, nó được “phát triển một cách vội vàng” “được tiêm vào người đang sống”, đây là việc rất vô trách nhiệm đối với an toàn của đại chúng. Ông hy vọng rằng mọi người ý thức được rằng “Đảng Cộng sản Trung Quốc là một căn bệnh virus corona” “những người có mưu tính không đúng đắn sẽ đặc biệt dễ bị lây nhiễm.” Từ quan điểm chú ý đến chính khí của Trung y, ông nhắc nhở mọi người phải tăng cường chính khí của bản thân mình để bảo vệ chống lại virus Trung Cộng: “Nếu có chính khí, thì có thể chống lại tà khí. Những người luôn làm điều xấu, chẳng hạn những người cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì virus thường sẽ tìm đến người đó.”

“Biểu tình toàn thế giới” (World Wide Demonstration), còn được gọi là “Cuộc biểu tình toàn cầu vì tự do” (World Wide Rally for Freedom), là một chiến dịch kháng nghị chung có tính quốc tế nhằm khuyến khích công dân phản đối các hạn chế liên quan đến virus corona mới ở quốc gia của họ. Họ ủng hộ 5 quyền tự do, đó là tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do lựa chọn, tự do hội họp và tự do sức khỏe.

Ngày 22/7, hoạt động này trên nền tảng Telegram đã công bố một bức ảnh của sự kiện đã phát hành một bức ảnh với áp phích thông báo về các cuộc mít-tinh biểu tình tại 144 thành phố trên thế giới vào ngày 24/7, có thể thấy quy mô của sự kiện này là tương đối lớn. Các quốc gia tham gia bao gồm Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ, Thụy Điển, Nhật Bản, v.v. Vào tối ngày 24/7, cư dân mạng từ nhiều quốc gia đã đăng tải hình ảnh, cảnh quay về các hoạt động trong ngày lên Internet. Theo báo cáo của các kênh truyền thông, trong cùng ngày, hàng chục nghìn người ở Úc đã tham gia tuần hành tại các đường phố trung tâm thành phố Sydney, Melbourne và Brisbane để phản đối các biện pháp phong tỏa vì dịch bệnh của Úc. 

Lý Duyệt, Epoch Times

Xem thêm: