Người Hồng Kông tại Anh tuần hành lên án LSQ Trung Quốc tấn công người biểu tình
- Bình Minh
- •
Ngày 23/10, người dân Hồng Kông sống ở Anh đã tổ chức các cuộc biểu tình ở một số thành phố lớn tại nước này, lên án hành động bạo lực của ĐCSTQ, và thể hiện sự ủng hộ với người Hồng Kông bị đánh đập tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester.
Ngày 16/10, khi Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội 20 của ĐCSTQ) được tổ chức, một số người Hồng Kông đã biểu tình bên ngoài Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester, Vương quốc Anh.
Cảnh sát Greater Manchester cho hay khoảng 30 đến 40 người đã tụ tập bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ dựng một số biểu ngữ phản đối, một trong số đó ghi “Trời diệt Trung Cộng”, một biểu ngữ khác biểu thị sự khinh thường đối việc chúc mừng ngày 1/10 của ĐCSTQ.
Một người biểu tình đã bị người trong Lãnh sự quán Trung Quốc kéo vào đánh đập.
Ngày 23/10, người dân Hồng Kông đã tổ chức các cuộc biểu tình tại các thành phố ở Anh như London, Reading, Manchester, Bristol, Nottingham, nhằm thể sự đồng tình với Bob – người Hồng Kông đã bị tấn công tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester – và lên án các hành vi bạo lực của ĐCSTQ, đồng thời thúc giục Chính phủ Anh trục xuất 4 nhà ngoại giao Trung Quốc liên quan đến vụ việc.
4 nhà ngoại giao gồm: Ông Trịnh Hy Nguyên (Zheng Xiyuan) – Tổng lãnh sự của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manchester; Phó Tổng lãnh sự Phạm Ánh Kiệt (Fan Yingjie), Lãnh sự Cao Liên Giáp (Gao Lianjia) và Tham tán Trần Vỹ (Chen Wei).
Cuộc biểu tình ở Nottingham được tổ chức ở trung tâm thành phố. Mặc dù thời tiết không đẹp và trời mưa, nhưng hàng trăm người Hồng Kông vẫn tham gia. Hội nghị đã phát các bài phát biểu của các nghị sĩ Anh về vụ bạo lực, và nhiều người giải thích vụ việc cho những người Anh địa phương đi ngang qua.
Trước đó, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Liz Truss nhận định, các báo cáo nêu trên hết sức “đáng quan ngại”.
“Chúng tôi đã nói điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được, các cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa và hợp pháp. Vụ việc diễn ra trên đất nước Anh, điều đó không thể chấp nhận được”, Ngoại trưởng Anh Cleverley nói với truyền thông hôm thứ Tư (19/10).
Nghị sĩ Alicia Kearns, thành viên của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh, đã chỉ trích rằng Tổng lãnh sự Trung Quốc Trịnh Hy Nguyên đã xé tấm áp phích trong cuộc biểu tình ôn hòa. Sau đó người dân Hồng Kông đã bị xâm hại nghiêm trọng về cơ thể, một người trong số họ đã phải nhập viện vì tham gia biểu tình ôn hòa. Một số cư dân Hồng Kông đã bị kéo vào Lãnh sự quán và bị các quan chức ĐCSTQ đánh đập thêm. Bà Alicia Kearns nói rằng không thể cho phép ĐCSTQ đưa việc đánh đập người biểu tình và hạn chế quyền tự do ngôn luận vào Vương quốc Anh.
Người Hồng Kông có tên K. tham gia cuộc biểu tình, nói rằng anh ấy rất tức giận khi thấy Bob và các anh chị em khác bị tấn công trong một cuộc biểu tình ôn hòa bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc.
K. nói rằng ĐCSTQ đã bắt nạt người dân quá nhiều, và mang phong cách ‘sói chiến’ vào Vương quốc Anh. Vì vậy anh phải bước ra tìm kiếm công lý cho anh chị em mình, để người Anh biết rằng ĐCSTQ là kẻ thù của toàn thế giới, không thể dung túng.
Một người Hồng Kông tham gia cuộc biểu tình khác có tên M. nói rằng ĐCSTQ đang phá hủy nền dân chủ, tự do và pháp quyền của Hồng Kông, và giáo dục tẩy não về an ninh quốc gia đã xâm nhập vào trường học. Là một phụ huynh, cô ấy đã nhập cư vào Anh, vì không muốn thế hệ sau bị tẩy não.
Cô nói rằng ĐCSTQ đang xâm nhập và phá hoại tự do, dân chủ của Anh; nếu vẫn không bước ra, thì toàn bộ xã hội phương Tây sẽ dần dần bị ĐCSTQ “luộc ếch”. Vì vậy, nếu họ bước ra biểu tình, Anh sẽ không trở thành Hồng Kông tiếp theo.
Cách đây vài ngày, ông Trịnh Hy Nguyên, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Manchester, đã bị giới truyền thông chụp lại cảnh đang giật tóc của anh Bob – một người biểu tình Hồng Kông.
Là một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc tại Anh, ông Trịnh Hy Nguyên sau đó đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Sky News rằng người Hồng Kông đã xúc phạm các nhà lãnh đạo quốc gia của Trung Quốc, và tin rằng ông có trách nhiệm phải giật tóc người biểu tình.
Đáp lại, anh Bob mô tả những kẻ tấn công rất “man rợ”. Anh thừa nhận bản thân không chỉ bị thương về thể xác, mà vụ việc còn gây áp lực lớn về tinh thần, khiến anh khó ngủ về đêm, lo lắng cho sự an nguy của bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, anh nhấn mạnh sẽ không lùi bước vì điều này, ĐCSTQ càng đàn áp, anh càng sẵn sàng bước ra, “vì đây là quyền tự do của tôi, và tôi không nên bị đánh như thế này.”
Ngày 18/10, Quốc hội Anh đã tổ chức một buổi chất vấn khẩn cấp về việc Lãnh sự quán Trung Quốc đánh đập người Hồng Kông. Một số nghị sĩ đã yêu cầu Chính phủ Anh liệt Tổng lãnh sự Trịnh Hy Nguyên vào danh sách “người không có tư cách” và trục xuất ông này về nước.
Từ khóa Người Hồng Kông Lãnh sự quán Trung Quốc đánh người biểu tình