Nhiều nghị sĩ Mỹ chỉ trích WHO vì dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng”
- Tuyết Mai
- •
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bị nhiều chỉ trích cho rằng đã không thể đưa ra cảnh báo thích đáng đối với Bắc Kinh trong vấn đề ứng phó với dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” (viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới, tức COVID-19), thậm chí còn cố gắng giảm nhẹ trách nhiệm mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trong dịch bệnh. Tình trạng này đã khiến làn sóng yêu cầu Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom từ chức đang ngày càng mạnh mẽ.
Theo hãng tin Fox News, tuần trước Thượng nghị sĩ Martha McSally của bang Arizona cho biết bà không tin tưởng người của đảng cộng sản. Qua đó, bà McSally chỉ ra Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn thế giới, vì từ khi bắt đầu khủng hoảng dịch bệnh này, ông chỉ lặp lại lập luận của Chính phủ Trung Quốc, thậm chí ngưỡng mộ ‘sự minh bạch’ của ĐCSTQ trong đối phó với dịch bệnh, mặc dù có rất nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền này che giấu mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Hoàn cảnh của Tedros Adhanom có nguyên nhân chính vì những động thái định kỳ ủng hộ Bắc Kinh trong suốt thời gian bùng phát dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng”.
Theo Reuters, vào đầu tháng Hai, vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Trump áp đặt lệnh cấm du lịch đối với người nước ngoài đã tới Trung Quốc, Tedros Adhanom đã lên tiếng phản hồi về coronavirus rằng “không cần thiết can thiệp vào du lịch và thương mại quốc tế”.
Ngày 20/3, ông đã ca ngợi Bắc Kinh trên Twitter rằng: “Hôm qua Trung Quốc đã không còn trường hợp COVID19 ở trong nước. Đây là một thành tích đáng chú ý, cho phép tất cả chúng ta yên tâm có thể chiến thắng virus corona.” Trong khi tại thời điểm ông tweet, đã có những tiếng nói cáo buộc số liệu nhiễm virus corona mà ĐCSTQ báo cáo là không đáng tin, cố tình muốn người nghe cảm thấy Bắc Kinh đã ứng phó với dịch bệnh thỏa đáng.
Ý kiến của Tedros Adhanom và các thông tin khác của WHO đã bị Trung Quốc (ĐCSTQ) tận dụng cho mục đích gia cố thêm uy quyền của họ và chối bỏ trách nhiệm liên quan đến đại dịch bùng phát. Một nghiên cứu từ Đại học Southampton cho biết, nếu Trung Quốc hành động sớm thêm khoảng ba tuần thì dịch bệnh có thể đã giảm thiểu được 95%.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas cho biết WHO nên xem xét để cho Tedros Adhanom từ chức. Người phát ngôn của Cruz chia sẻ trên Ngọn đèn Tự do Washington (The Washington Free Beacon): “Cái giá của việc WHO đề cao ý chí của ĐCSTQ là nguy hại đối với sức khỏe toàn cầu và thực trạng tệ hại trong kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, bao gồm cả việc hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và tẩy chay Đài Loan khỏi hệ thống”. Thượng nghị sĩ này cho rằng WHO đã mất uy tín cần thiết để có thể hoạt động hiệu quả, do đó cần phải đánh giá lại vị trí lãnh đạo của họ.
Thượng nghị sĩ liên bang Ben Sasse thuộc bang Nebraska cũng cho biết Mỹ cần cân nhắc cẩn thận về WHO.
Trong khi Thượng nghị sĩ Marco Rubio cáo buộc Tedros Adhanom đã để cho Bắc Kinh lợi dụng WHO làm cộng đồng quốc tế bị lạc hướng, vì vậy ông phải chịu trách nhiệm về những biểu hiện của WHO đối với đại dịch.
Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc thì chỉ ra ngày 14/1, WHO đã trích dẫn một kết quả điều tra của ĐCSTQ cho rằng “không có bằng chứng rõ ràng về việc virus corona truyền từ người sang người.” Haley cho biết: “WHO nên giải thích với thế giới tại sao họ tiếp thu quan điểm của Trung Quốc”, “Vô số đau khổ hiện nay là do phía Trung Quốc xử lý sai đối với thông tin và thiếu trách nhiệm gây ra.”
Ngoài ra hồi tuần trước Thượng nghị sĩ liên bang của Florida là Rick Scott cũng đã cho biết: “WHO đã thất bại trong ứng phó virus corona. Họ phải chịu trách nhiệm về vấn đề góp phần thúc đẩy thông tin sai lệch và giúp ĐCSTQ che đậy đại dịch toàn cầu”. “Chúng ta biết rằng ĐCSTQ đang lừa dối, có bao nhiêu trường hợp nhiễm virus và bao nhiêu trường hợp thiệt mạng, họ đã biết những gì và biết khi nào. WHO không bao giờ bận tâm điều tra thêm.”
Ông cũng cho biết ông sẽ cân nhắc xem Mỹ có nên tiếp tục trả phí thành viên hàng năm cho WHO ở mức cao như hiện nay hay không.
Mỹ là nước tài trợ lớn nhất cho WHO. Số tiền hỗ trợ hàng năm của Mỹ là gần 116 triệu đô la Mỹ (USD). Hàng năm Mỹ còn tự nguyện hỗ trợ thêm cho WHO khoảng 100 – 400 triệu USD để chi cho các dự án cụ thể. Hỗ trợ của Mỹ cho WHO vào năm 2017 là hơn 400 triệu USD.
Cuối tháng 1/2020, một cư dân mạng Canada đã khởi xướng thu thập chữ ký trên nền tảng kiến nghị trực tuyến lớn nhất thế giới là Change.org để yêu cầu Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom từ chức, đến nay đã có hơn 700.000 người ký tên hưởng ứng.
Ngoài ra, trong một thông tin từ truyền hình Đài Loan cho biết, Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã châm biếm rằng do việc xử lý virus corona, WHO nên đổi tên thành “Tổ chức Y tế Trung Quốc”.
Tính đến sáng thứ Hai (ngày 7/4), số ca mắc “virus Trung Cộng” trên toàn thế giới đã vượt quá 1,4 triệu người, với 81.995 trường hợp tử vong. Riêng trường hợp virus corona tại Mỹ là 396.416, trong đó 12.813 người đã tử vong.
Tại họp báo của Đội phụ trách virus corona Nhà Trắng vào tối Chủ Nhật (4/4), bác sĩ ngoại khoa Jerome Adams cho biết rằng tuần này sẽ là “tuần khó khăn và đau buồn nhất trong cuộc sống của hầu hết người Mỹ”, “Đây sẽ là “khoảnh khắc Trân Châu Cảng của chúng tôi, là khoảnh khắc 9/11 của chúng tôi.”
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa virus Trung Cộng Viêm phổi Trung Cộng Tổ chức Y tế Thế giới Dòng sự kiện virus corona viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV COVID-19 Tedros Adhanom Ghebreyesus SARS-CoV-2