Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển là một vũ khí được cộng đồng quốc tế chú ý, đặc biệt khiến Pakistan và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lo ngại.

p3071691a691371761
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos ra mắt tại Triển lãm Công nghệ Kỹ thuật 2012 (Nguồn: Mike1979 Russia / CC BY-SA 3.0).

Liên tục có các thông tin cho rằng các nước Đông Nam như Philippines, Việt Nam và Indonesia là những khách hàng tiềm năng mua tên lửa BrahMos. Theo nguồn tin mới nhất, Philippines có thể sẽ sớm mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos vì nước này đã phân bổ nguồn tài chính cho kế hoạch mua hệ thống vũ khí chống hạm trên bờ. Trong đó tờ EurAsian Times cũng đưa tin “Ấn Độ và Philippines đang thúc đẩy thảo luận về hệ thống vũ khí. Đại sứ Ấn Độ tại Philippines, ông Jaideep Majumdar cho biết một khi có thể hoàn tất lộ trình, Ủy ban chung về hậu cần quốc phòng sẽ họp để thảo luận về những vấn đề này”.

Ấn Độ từng cung cấp cho Philippines hạn mức tín dụng 100 triệu USD để mua sắm quốc phòng, nhưng Manila đang xem xét kế hoạch mua tên lửa BrahMos bằng nguồn lực tài chính của họ.

Philippines có kế hoạch mua Brahmos để ứng phó Trung Quốc

Gần đây, tờ Inquirer của Philippines cũng đưa tin rằng ủy ban ngân sách của Philippines đã công bố ngân quỹ sơ bộ cho việc mua sắm. Điều này có ý nghĩa quan trọng với Ấn Độ, vì Manila dự kiến ​​sẽ mua tên lửa BrahMos trong một thỏa thuận giữa hai chính phủ.

Theo Inquirer, vào ngày 27/12, Ban Quản lý Ngân sách (DBM) của Philippines đã ban hành hai lệnh phân bổ đặc biệt (SARO) cho hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ của Hải quân Philippines với chi phí tương ứng lần lượt là 1,3 tỷ và 1,535 tỷ peso. SARO cho phép Bộ Quốc phòng của Philippines thực hiện các hợp đồng khí tài quân sự.

Theo Eurasia Times, đầu năm nay Manila đã ký “thỏa thuận thực thi” cùng Delhi về việc có thể mua tên lửa BrahMos và các công nghệ quốc phòng khác của Ấn Độ. Đó là hệ thống tên lửa có thể được sử dụng để phòng thủ bờ biển và tấn công mặt đất, đồng thời sẽ tăng cường khả năng quân sự của Philippines để chủ yếu chống lại sự xâm lược của ĐCSTQ ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp. Quyết định này được đưa ra khi Tổng thống Duterte (Rodrigo Duterte) của Philippines chỉ còn thời gian tại nhiệm 6 tháng nữa, và ông Duterte đang điên cuồng mua vũ khí.

Ngoài ra ngày 28/12 Bộ Quốc phòng Philippines và nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy Industries (HHI) của Hàn Quốc cũng đã ký hợp đồng trị giá 28 tỷ peso để mua hai khinh hạm hạng nhẹ mới cho Hải quân Philippines, khoản tài chính mới nhất được phân bổ cũng bao gồm kế hoạch mua máy bay trực thăng chiến đấu.

Tên lửa BrahMos có thể tấn công tới Bắc Kinh?

BrahMos là dự án hợp tác giữa Ấn Độ và Nga và được coi là tên lửa hành trình siêu thanh tốc độ nhanh nhất thế giới. Tên lửa này có tầm bắn 290 km có thể được phóng từ các bệ phóng trên đất liền, trên không, trên biển và dưới đáy biển.

Philippines dự định triển khai hệ thống BrahMos cho các hoạt động phòng thủ bờ biển và mặt đất. Trước sự hung hãn ngày càng gia tăng của quân đội ĐCSTQ ở Biển Đông, loại tên lửa này sẽ tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của Philippines trong khu vực.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Việt Nam là những nước có yêu sách chồng lấn ĐCSTQ về tuyên bố ngạo ngược của họ tại khu vực này.

Đầu năm ngoái, ĐCSTQ đã thông qua luật cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển của họ nổ súng vào các tàu chiến nước ngoài với hành động khiêu khích nhỏ nhất, sau đó Manila đã có phản đối ngoại giao. Động thái liên quan tên lửa BrahMos có thể xem như một biện pháp răn đe đối với cái gọi là “lực lượng dân quân hàng hải Trung Quốc”.

Tên lửa BrahMos đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm ở Ấn Độ, hiện tên lửa này đã được triển khai ở một số khu vực trọng điểm dọc biên giới Trung Quốc-Ấn Độ, ngoài ra biến thể phóng từ trên không của tên lửa này cũng đã được thử nghiệm trên máy bay Sukhoi 30 MK-I.

Lợi ích của Ấn Độ

Nếu thỏa thuận BrahMos thành hiện thực, Ấn Độ sẽ có được chỗ đứng là nhà xuất khẩu vũ khí chính của châu Á. Năm ngoái, Phó đại sứ Nga tại Ấn Độ, ông Roman Babushkin tiết lộ rằng công ty hàng không vũ trụ BrahMos (liên doanh Ấn Độ-Nga) đang cố gắng xuất khẩu vũ khí sang các nước khác, trước hết là Philippines.

Công ty BrahMos đã làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới. Theo thông tin, ngoài Philippines thì Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng quan tâm đến việc mua BrahMos.

Được biết Ấn Độ đã có các cuộc thảo luận tương tự với Argentina, Brazil, Indonesia và Nam Phi. Mục tiêu của Ấn Độ là đến năm 2025 đạt 5 tỷ USD từ xuất khẩu quốc phòng, dường như BrahMos là nền tảng của sứ mệnh này. Nhưng vấn đề không chỉ là mua bán vũ khí, vì việc giúp tăng sức mạnh cạnh tranh chung của  Ấn Độ với ĐCSTQ.  

Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã tổ chức lễ khánh thành đơn vị sản xuất tên lửa BrahMos ở Lucknow – thủ phủ của bang Uttar Pradesh của Ấn Độ. Đơn vị này sẽ sản xuất từ ​​80 đến 100 tên lửa BrahMos mỗi năm, động thái là bước thúc đẩy mạnh mẽ sáng kiến “Made in India” và “Tự lực tự cường” (Atmanirbhar Bharat) của chính phủ Ấn Độ.

Tên lửa BrahMos II

Năm 2008, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ BrahMos đã công bố việc phát triển một biến thể siêu thanh là BrahMos II nhanh gấp đôi so với bản gốc, và có thể đạt tốc độ hơn 6 Mach hoặc gấp 6 lần tốc độ âm thanh.

Mặc dù tên lửa dự kiến ​​có tầm bắn 600 km, nhưng giới chuyên gia có chỉ rằng giống tên lửa siêu thanh Zircon của Nga, BrahMos II có thể bay với tốc độ 8 Mach với tầm bắn 1.000 km.

Ấn Độ đã cùng các siêu cường khác tham gia cuộc đua chế tạo vũ khí siêu thanh. Năm 2020, Ấn Độ đã thử nghiệm thành công máy bay công nghệ siêu âm tốc độ siêu cao (HSTDV), sau đó Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Ấn Độ đã phát triển HSTDV.

Theo các chuyên gia, vụ bắn thử có liên quan đến quá trình phát triển tên lửa siêu thanh BrahMos II.

Vốn dĩ BrahMos II được cho là ra mắt vào năm 2017 nhưng do một số vấn đề kỹ thuật nhất định nên kế hoạch điều chỉnh đạt khả năng chiến đấu trong khoảng thời gian từ năm 2025 – 2028. Được biết Ấn Độ hiện có 12 đường hầm gió siêu thanh đang hoạt động có thể thử nghiệm vũ khí siêu thanh với tốc độ lên tới 13 Mach.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: