Nhóm người sơ tán bị thương đầu tiên từ Gaza đã đến Ai Cập theo một thỏa thuận do Qatar làm trung gian, một ngày sau vụ trại tị nạn Jabalia đông nhất Gaza bị đánh bom chết người.

  • Một số hình ảnh nhóm người đầu tiên được phép rời đi:
lcimg 76ae728f 1f11 404c 9d2f b930ed019b46
Hình ảnh nhóm người đầu tiên được phép rời Gaza. (Ảnh chụp màn hình video)
lcimg 22450aed 9b77 4c1d beb1 eef6abd9cabc
Hình ảnh nhóm người đầu tiên được phép rời Gaza. (Ảnh chụp màn hình video)
Palestine
Hình ảnh nhóm người đầu tiên được phép rời Gaza. (Ảnh chụp màn hình video)

Trại tị nạn Jabalia bị đánh bom hôm Thứ Ba đã khiến cộng đồng Hồi giáo trên thế giới phẫn nộ. Dưới sức ép của cộng đồng, phía Israel đã đồng ý cho một nhóm người rời khỏi Gaza, theo một thỏa thuận mà Qatar đứng ra làm trung gian xúc tiến.

Đây là nhóm đầu tiên được phép rời khỏi nơi này, và đó là những người bị thương và được đưa bằng cáng qua khỏi cửa khẩu Rafah để tới Ai Cập. Reuters đưa tin theo truyền thông Ai Cập rằng còn khoảng 200 người đang chờ ở phía Gaza hy vọng để rời đi trong đợt này.

Theo Al Jazeera, từ trước khi bị oanh tạc hôm Thứ Ba 31/10, trại tị nạn này đã bị Israel tấn công vào các ngày 9, 12, 19, và 22 của tháng 10, khiến hàng trăm người bị chết và bị thương. Hôm 31/10 là vụ lớn, khiến ít nhất 50 người mất mạng và 150 người bị thương (theo con tố của Y tế Gaza). Hôm Thứ Tư, 1/11, trại lại tiếp tục bị tấn công tiếp.

Trại Jabalia được lập từ thời 1948 vào lúc chiến tranh Israel khiến hàng trăm người Palestine trở thành vô gia cư — còn gọi là đợt di dân Nakba (thảm họa). Hiện nay, trong 2,3 triệu dân đang sinh sống ở Dải Gaza, thì trên 60% là người tị nạn. Họ là những người Palestine đến từ các nơi khác nhau từ 1948.

Screen Shot 2023 11 01 at 7.39.18 PM
8 trại tị nạn lớn ở Dải Gaza là nơi sinh sống của hầu hết người tị nạn Palestine (Nguồn: Al Jazeera)

Reuters dẫn nguồn tin từ Israel, nói rằng Israel nhắm cơ sở quân sự của phiến quân Hamas ở sát đó. Israel đã thề sẽ nhổ tận gốc Hamas.

Ban đầu Israel có được sự thông cảm từ cộng đồng thế giới, do lý do trả đũa là vụ Hamas đột nhiên xông sang hôm 7/10 và giết chết 1.400 người Israel (con số Israel đưa ra). Tuy nhiên, những con số người dân thường gặp nạn ở Gaza tăng nhanh (8.796 người trong đó có 3.648 trẻ em) đã khiến cộng đồng quốc tế nhìn nhận lại vấn đề. Đặc biệt là các cơ sở dân sự bị tấn công, cuộc sống khổ sở của người Palestine trong phong tỏa, v.v. được truyền ra quốc tế rất nhiều.

Dưới sức ép của quốc tế, đặc biệt là các tổ chức về nhân đạo, Israel đã cho phép một số người có thể được rời khỏi Gaza.

Reuters báco cáo, một nguồn tin an ninh Ai Cập trước đó cho hay có tới 500 người mang hộ chiếu nước ngoài sẽ đi qua cửa khẩu biên giới Rafah vào Thứ Tư, và hiện có khoảng 200 người đã chờ đợi ở phía biên giới Palestine vào sáng Thứ Tư. 

Cũng theo Reuters báo cáo, một nguồn tin thứ khác nói không phải tất cả đều dự kiến ​​sẽ xuất hiện vào Thứ Tư. Họ nói chưa có mốc thời gian cụ thể về việc cửa khẩu sẽ mở cửa trong bao lâu để sơ tán.

Một quan chức phương Tây nói rằng danh sách những người có hộ chiếu nước ngoài có thể rời Gaza đã được thống nhất giữa Israel và Ai Cập. Và các đại sứ quán liên quan đã được thông báo về việc này. Một quan chức Israel yêu cầu giấu tên xác nhận rằng Israel đang phối hợp với Ai Cập để mở các cơ chế cho người bên trong Gaza có thể thoát ra.

Theo các nguồn tin y tế, Ai Cập đã chuẩn bị một bệnh viện dã chiến ở Sheikh Zuwayed ở Sinai. Xe cứu thương có thể được nhìn thấy đang chờ ở cửa khẩu Rafah.

Tuy nhiên, theo nguồn tin đầu tiên, thỏa thuận này không liên quan đến các vấn đề khác, chẳng hạn như thả khoảng 240 con tin bị Hamas bắt giữ, hoặc các kêu gọi “tạm dừng bắn nhân đạo” mà không ít các quốc gia đang kêu gọi nhưng đã bị Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ chối dứt khoát.

Thượng nghị sỹ Lindsey Graham (Đảng Cộng hòa) trả lời với CNN trong một cuộc phỏng vấn về sự kiện trại tị nạn bị đánh bom, và cảnh các trẻ em đang phải chăm sóc lẫn nhau ở đó.

CNN: “Theo ông thì có một mức độ nào đó, hoặc ông nghĩ rằng đối với Chính phủ Mỹ thì có mức độ nào đó, mà khi đạt mức ấy thì Mỹ sẽ nói “thôi hãy tạm ngừng vì số người chết nhiều thế rồi.” Liệu một điểm tới hạn như vậy? Điểm mà bắt đầu phải đặt ra câu hỏi?”

Lindsey Graham: “Không. Không hề. Chắc chắn không. Người ta đã từng hỏi chúng tôi sau khi [kết thúc] Đại Thế chiến II: Liệu có một giới hạn nào đó trong việc [người Mỹ] các ông làm ngăn cản Nhật và Đức không tái xâm chiếm thế giới?

Liệu có một giới hạn mà Israel nên phải theo khi đối đãi những người tàn sát người Do Thái?

Câu trả lời là: KHÔNG.

Không có giới hạn.

Đây là những gì [nước Mỹ] chúng ta nên làm. Hãy thông minh hơn đi.”

Nhật Tân