Nội chiến Myanmar: Chính quyền quân sự liên tiếp thất bại tại các cảng biên giới
- Thiên Thanh
- •
Lực lượng nổi dậy chống chính quyền quân phiệt ở Myanmar vào tuần trước đã chiếm giữ được Myawaddy – vấn đề cung cấp một cái nhìn thoáng qua về tình hình bất ổn ở quốc gia Đông Nam Á này, nơi quân đội chiếm được quyền lực bất hợp pháp đang hứng chịu những thất bại trên chiến trường.
Thương cảng biên giới Myawaddy thất thủ
Reuters ngày 18/4 đưa tin, lực lượng nổi dậy chống chính quyền quân phiệt vào tuần trước đã chiếm giữ được Myawaddy – thị trấn là tuyến đường thương mại biên giới quan trọng giữa Myanmar và Thái Lan với khối lượng hàng hóa mỗi năm trị giá hơn 1 tỷ USD. Đầu tháng Tư khi các lực lượng chống Chính phủ do Liên minh Quốc gia Karen (KNU) lãnh đạo bao vây Myawaddy, dân quân sắc tộc trung thành với chính quyền quân sự (bảo vệ thị trấn) đã chọn đứng sang một bên.
Thất thủ của Myawaddy đồng nghĩa việc hai cửa khẩu biên giới thương mại đường bộ quan trọng nhất của Myanmar đã rơi vào tay lực lượng vũ trang chống chính quyền quân phiệt. Năm ngoái, lực lượng nổi dậy tuyên bố họ đã giành quyền kiểm soát Muse – một cảng thương mại ở Myanmar gần biên giới Trung Quốc. Chỉ huy Saw Kaw của quân nổi dậy cho hay trong một cuộc phỏng vấn: “Trong một thời gian rất ngắn, chúng tôi đã chiếm được ba căn cứ và kiểm soát được khu vực này”.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, nền kinh tế Myanmar đã lao dốc dưới thời chính quyền quân sự, khiến tỷ lệ nghèo đói đã tăng gấp đôi kể từ năm 2017. Lực lượng nổi dậy hiện đã thành công trong việc cắt đứt chính quyền quân sự thiếu tiền mặt khỏi gần như toàn bộ biên giới đất liền chính của Myanmar.
Sau khi lực lượng vũ trang chống chính quyền quân sự Myanmar nắm quyền kiểm soát Myawaddy, Viện Chiến lược và Chính sách-Myanmar (ISP) – một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Thái Lan – cho biết trong một báo cáo đánh giá rằng chính quyền quân sự đã mất 60% thuế cảng thương mại biên giới ở Myanmar.
Thủ tướng quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing cáo buộc quân nổi dậy cố gắng phá hoại sự thống nhất của Myanmar, ông ta gọi các chiến binh nổi dậy là “những kẻ khủng bố”.
Người phát ngôn của chính quyền quân phiệt Myanmar đã không trả lời cuộc gọi yêu cầu bình luận từ Reuters.
Quân đội Phật giáo Karen Dân chủ (The Democratic Karen Buddhist Army) và Quân đội Quốc gia Karen (Karen National Army, KNA) vẫn tuần tra Myawaddy và các khu vực xung quanh sau khi không còn hỗ trợ chính phủ quân sự, họ đã không trả lời yêu cầu bình luận của giới truyền thông. Các lực lượng vũ trang này chưa gia nhập lực lượng vũ trang chống chính quyền quân phiệt.
Giới phân tích có chỉ ra, chính quyền quân sự Myanmar kể từ tháng 10/2023 đã không thể đẩy lùi được bất kỳ cuộc tấn công quân sự lớn nào của lực lượng vũ trang chống lại, khiến chính quyền quân sự rơi vào thế nghiêm trọng nhất kể từ khi phát động một cuộc đảo chính năm 2021 nhắm vào nhà lãnh đạo dân sự được bầu Aung San Suu Kyi.
Các nước láng giềng như Thái Lan trước đây duy trì liên lạc với chính quyền quân sự Myanmar đã bắt đầu xem xét lại lập trường của họ về cuộc nội chiến ở Myanmar.
Vào ngày 17/4 Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Sihask Phuangketkeow nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn rằng an ninh quốc gia Thái Lan đã luôn giữ liên lạc với Liên minh Quốc gia Karen và các nhóm khác, cho thấy họ “sẵn sàng đối thoại nhiều hơn”, đặc biệt là trên mặt trận nhân đạo.
Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan cho biết: “Chúng tôi sẽ không mù quáng đứng về phía chính quyền quân sự Myanmar, nhưng vì muốn hòa bình nên chúng tôi phải nói chuyện với họ”.
Lực lượng vũ trang tăng cường đoàn kết chống chính quyền quân sự
Đất nước Myanmar với 55 triệu dân hàng chục năm qua đã bị chia cắt bởi các cuộc nổi dậy dọc biên giới – nơi có hơn chục lực lượng vũ trang dân tộc thiểu số hoạt động. Nhiều người trong số họ là một phần hoặc hỗ trợ lực lượng nổi dậy. Các phóng viên của Reuters gần đây đã thực hiện chuyến đi hiếm hoi tới các khu vực do lực lượng vũ trang chống chính quyền quân phiệt Myanmar kiểm soát, qua đó phỏng vấn được một số chỉ huy và quan chức lực lượng vũ trang.
Ở rìa phía tây của Myawaddy, Đại tá Nadah Htoo là chỉ huy cấp cao của Lữ đoàn 6 thuộc Lực lượng vũ trang Liên minh Quốc gia Karen, một trong những lực lượng vũ trang dân tộc lâu đời nhất của Myanmar, đang cân nhắc hành động quân sự tiếp theo, xung quanh ông toàn là cảnh vệ có vũ trang. Chỉ huy cấp cao này cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra với các nhóm vũ trang sắc tộc khác về việc hợp tác tấn công chính quyền quân phiệt địa phương.
Ông thừa nhận những thách thức trong hợp tác về cuộc chiến được cho là khó khăn chống lại lực lượng chính phủ được trang bị tốt: “Chúng tôi phải liên tục phối hợp để không xảy ra sai sót gì”.
Vì lo ngại về an ninh, ông Nadah Htoo từ chối cho truyền thông chụp ảnh.
Gần đây, việc phối hợp giữa các lực lượng vũ trang chống chính quyền quân phiệt ở các khu vực khác của Myanmar đã đạt đến mức độ chưa từng có. Tại Myawaddy, các phóng viên Reuters quan sát thấy ít nhất 3 nhóm vũ trang phối hợp với nhau để duy trì an ninh trong khu vực. Điều này phản ánh hợp tác hiếm hoi gần đây giữa các lực lượng vũ trang trong việc chống chính quyền quân sự Myanmar, nhưng họ có những lợi ích và nhu cầu khác biệt trên một số phương diện khác.
Một chỉ huy của lực lượng vũ trang cho biết chiếm đóng Myawaddy chủ yếu là người Karen, họ sát cánh chiến đấu với một số lực lượng vũ trang chống chính phủ.
Đề cập đến căng thẳng cho đến tháng Tư giữa Liên minh Quốc gia Karen và các nhóm Karen khác ủng hộ chính quyền, phát ngôn viên Saw Taw Nee cho biết: “Trước tiên là chúng tôi không tàn sát lẫn nhau, thay vào đó sẽ thúc đẩy đàm phán hợp tác”.
Đại tá Nadah Htoo thì kể trong trận Myawaddy, lực lượng vũ trang do Liên minh Quốc gia Karen chỉ huy đã bao vây thương cảng biên giới Myanmar này và đẩy chính quyền quân sự địa phương đến bờ vực sụp đổ. Khoảng 200 quân chính quyền vẫn bị mắc kẹt gần cây cầu giữa Myawaddy và Thái Lan, trong số họ có một số đã đầu hàng người Thái và một số đầu hàng Liên minh Quốc gia Karen.
Chính quyền quân sự đối mặt tình thế khó khăn
Đại tá lực lượng vũ trang Liên minh Quốc gia Karen và nhà phân tích an ninh có trụ sở tại Bangkok, ông Anthony Davis dự tính chính quyền quân sự Myanmar trong những tuần tới sẽ cố gắng chiếm lại Myawaddy, để ngăn chặn quân nổi dậy xâm nhập vào một đường cao tốc quan trọng ở gần đó dẫn đến miền trung Myanmar.
Một số lực lượng tiếp viện của chính quyền quân sự đã bị Liên minh Quốc gia Karen đẩy lùi trên đường tới Myawaddy, ông Nadah Htoo cho biết các quản trị viên chính trị của Liên minh Quốc gia Karen sẽ chỉ có thể vào Myawaddy sau khi chiến dịch quân sự kết thúc.
Còn ông Davis tin rằng chính quyền quân sự Myanmar đang mong muốn giành lại quyền kiểm soát Myawaddy, một cảng thương mại biên giới quan trọng và là cửa ngõ chính vào Đông Nam Á. Một thất bại gần miền trung Myanmar có thể cắt đứt quyền tiếp cận của quân đội với các trục giao thông huyết mạch và giáng một đòn tâm lý lớn vào lực lượng chính phủ, điều này có thể đẩy nhanh quá trình rút lui của họ và là nguy cơ sụp đổ.
Theo dữ liệu của chính phủ Myanmar, từ tháng 4/2023 – 3/2024, thương mại biên giới Myawaddy chiếm khoảng 14% tổng thương mại biên giới đất liền của Myanmar (khoảng 1,15 tỷ USD).
Vào tháng 10/2023, ba lực lượng vũ trang chống chính phủ, trong đó có Quân đội Arakan (AA) hùng mạnh, đã phát động Chiến dịch 1027 (ngày 27/10) – một cuộc tấn công quan trọng giúp họ chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn dọc biên giới giữa Myanmar – Trung Quốc.
Ông Nadah Htoo cho biết: “Sau chiến dịch quân sự 1027, chúng tôi thấy Quân đội Arakha Army (AA) bắt đầu tiến lên. Nếu thế công của Arakha Army bị giảm thì chúng tôi quyết định tiến lên. Đây là cách các lực lượng vũ trang chống chính quyền quân sự tiến hành các cuộc tấn công liên tiếp vào nhiều khu vực của chính quyền quân sự”.
Lalita Hanwong, trợ lý giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Thái Lan, chia sẻ rằng chính quyền quân sự Myanmar đang chiến đấu trên quá nhiều mặt trận: “Kể từ chiến dịch quân sự 1027, chính quyền quân sự chưa bao giờ lấy lại được các thị trấn bị lực lượng vũ trang kiểm soát”.
Chính quyền quân sự Myanmar hiện đang bị mắc kẹt trong một cuộc xung đột vũ trang cường độ thấp với hàng trăm nhóm dân quân được gọi là Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF), nhiều nhóm trong số đó có liên kết với Liên minh Quốc gia Karen và các thành viên của liên minh chính quyền dân sự (shadow administration) bị lật đổ trước đây.
Tuy nhiên trong một báo cáo phân vào tháng Ba năm nay, nhà nghiên cứu Morgan Michaels về chính trị và chính sách đối ngoại Đông Nam Á tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) của Anh đã cảnh báo: Chính quyền quân sự Myanmar vẫn là một đối thủ hùng mạnh, có khả năng sẽ giữ quyền kiểm soát chính phủ và khu trung tâm, ngăn chặn nổi loạn hoặc sự can thiệp chính trị-quân sự từ bên ngoài.
Từ khóa Myanmar nội chiến Myanmar