NYT: Người dân Salomon đã quá chán ghét ĐCSTQ
- Giai Kỳ
- •
Chính sách ngoại giao tiền tệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường tấn công vào bức tường Đài Loan. Riêng tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, năm 2019 Quần đảo Salomon đã từ bỏ Đài Loan để kết thân với Trung Quốc, nhưng đến nay người dân Salomon quá chán ghét chính sách đó.
Hình ảnh Thủ tướng Quần đảo Salomon Manasi Sogavare (phải) đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 9/10/2019. (Ngồn: Getty)
Tờ New York Times đưa tin, ĐCSTQ và Salomon đã thiết lập quan hệ ngoại giao được hơn 3 năm; hai bên đã ký kết các thỏa thuận bí mật về an ninh, hàng không, viễn thông; sân vận động hoành tráng được hứa hẹn trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cũng đã bắt đầu xây dựng, nhưng giới công nhân cho hay “mọi người đều muốn đình công vì lương thấp và làm việc trong điều kiện lao động không an toàn”. Có những công nhân thì tức giận phàn nàn rằng tiền lương theo giờ tại công trường thấp hơn so với làm việc trong khách sạn, tiền trợ cấp ăn uống và đi lại mà phía Trung Quốc đã cam kết nhưng không hề thực hiện, và họ đi làm trong hoàn cảnh không được đào tạo về an toàn, quản đốc người Trung Quốc không hiểu ngôn ngữ bản địa nên phải dùng cử chỉ để chỉ đạo, người làm sai sẽ bị đánh đập.
Trong khi đó, lãnh đạo phe đối lập của Salomons cũng cáo buộc ĐCSTQ can thiệp vào bầu cử bằng cách hối lộ để đảm bảo đồng minh thân Trung Quốc được nắm quyền. Nghị sĩ chống Trung Quốc của Salomon là Peter Kenilorea cho biết gần đây, anh họ của cha anh được hối lộ gần 2 triệu USD trong nỗ lực xúi giục chống Đài Loan, ngoài ra một người họ hàng khác cũng nhận được số tiền 750.000 USD từ Trung Quốc để tham gia tranh cử.
Còn các nhóm xã hội dân sự thì chỉ ra rằng thế lực chính trị ĐCSTQ đã chiếu các bộ phim tuyên truyền chính trị ca ngợi Trung Quốc tại nhiều khu dân cư ở Salomons.
Tương tự, Thủ tướng Manasseh Sogavare của Quần đảo Salomon đã thông báo rằng Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc (China Harbour Engineering) một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, phụ trách xây dựng 161 trạm cơ sở của Huawei tại Salomon đi cùng khoản vay 70 triệu USD từ Trung Quốc.
Một báo cáo của Reuters năm ngoái tiết lộ rằng vào năm 2021, Trung Quốc đã cung cấp 2,49 triệu USD cho một quỹ do Văn phòng Thủ tướng của Quần đảo Salomon kiểm soát. Thư ký của Thủ tướng Jimmy Rodgers cho biết số tiền này được phân phối thành hai đợt vào tháng 11 và tháng 12/2021 cho 39 nghị sĩ: [lần phân bổ ban đầu] mỗi người nhận được 250.000 đô la Salomon, tổng cộng là 9,75 triệu đô la Salomon; lần phân bổ thứ hai là vào ngày 13/12 với mức trung bình khoảng 20.000 đô la Salomon cho mỗi nghị sĩ, tổng cộng là 831.000 đô la Salomon.
Nhiều người khác phàn nàn rằng từ năm 2019, sau khi Thủ tướng Manasseh Sogavare tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc thâm nhập Salomon, nhưng những người Trung Quốc mới đến lại đối xử với nhân viên và khách hàng địa phương như cu li, đặc biệt các ông chủ quốc tịch Trung Quốc thường đứng trên bục cao nhận tiền, nhìn bao quát toàn bộ khách hàng đến chi tiêu tại cửa hàng.
Tờ New York Times đưa tin, trong mắt người dân Salomon thì việc này giống như một người thợ mộc không được mời bất ngờ lao vào nhà người ta rồi tùy tiện phá bỏ và xây dựng. Người dân Salomon cảm thấy sâu sắc rằng chính sách ngoại giao tiền tệ của Bắc Kinh giống như một thứ quyền lực độc đoán và hủ bại, điều này sẽ chỉ làm tăng nguy cơ xung đột.
Cảnh sát trưởng Peter Kosemu (50 tuổi) nói rằng sự thất vọng của người dân Salomon đối với Trung Quốc đang ngày càng tích tụ nhiều hơn, mọi người đã chán ngấy với tình trạng chính phủ phớt lờ yêu cầu của họ nên biểu tình có thể là cách duy nhất.
Quần đảo Salomon đã thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ vào tháng 9/2019, chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Vào thời điểm đó, các cuộc biểu tình và bạo loạn đã nổ ra ở Thủ đô Honiara của Salomon, trong hai ngày liên tiếp có hàng nghìn người xuống đường yêu cầu ông Thủ tướng Manasseh Sogavare phản bội Đài Loan phải từ chức, đề nghị Chính phủ Salomon hạn chế quan hệ với Trung Quốc.
Từ khóa Quần đảo Solomon Biểu tình tại Solomon Quan hệ Trung Quốc - Solomon