Quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ về hôn nhân đồng tính cho thấy rằng ngay cả những hành vi trái với các nguyên tắc tự nhiên cũng có thể trở thành “hợp pháp”. Điều này cũng cho thấy rằng Tòa án Tối cao có ảnh hưởng lâu dài và quan trọng đến hệ thống đạo đức và luật pháp của xã hội Hoa Kỳ.

Phán quyết hôn nhân đồng tính của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ có thể bị lật ngược
Chánh án Clarence Thomas phái bảo thủ, người luôn nhất quán đưa ra những ý kiến ​​tuân thủ Hiến pháp. (Ảnh: Steve Petteway, Bộ sưu tập của SCOUS / Wikimedia / CC0)

Vụ án Obergefell liên quan đến những tiền lệ quan trọng của hôn nhân đồng giới ở Hoa Kỳ

Obergefell là một vụ án quan trọng của Tòa án tối cao Hoa Kỳ, liên quan đến hôn nhân đồng giới. Tòa án Tối cao đã tuyên bố trong phán quyết của mình rằng quyền kết hôn đồng giới được bảo vệ bởi Hiến pháp Hoa Kỳ và các bang không thể cấm.

Vào ngày 19/7/2013, một cặp đôi đồng giới ở Cincinnati, Ohio đã đệ đơn kiện ông Kasich lên Tòa án Liên bang quận phía Nam của Ohio. John Kasich là Thống đốc và Tổng chưởng lý thứ 69 của Ohio vào thời điểm đó. Đơn kiện cáo buộc rằng bang này đã phân biệt đối xử với các cặp đồng tính kết hôn hợp pháp ở các bang khác. Một người trong cặp đôi đồng giới là James Obergefell. Cặp đôi này trước đây đã kết hôn hợp pháp tại Maryland vào ngày 11/6/2013, nhưng Văn phòng Tổng chưởng lý Ohio thông báo rằng họ sẽ giữ nguyên lệnh cấm của Ohio về hôn nhân đồng giới và không đăng ký hộ khẩu của họ như vợ chồng.

Ngày 16/1/2015, Tòa án Tối cao đã quyết định kết hợp thụ lý tổng cộng 3 vụ án hôn nhân đồng tính, gồm vụ án này với 2 vụ án khác. Ngày 28/4 cùng năm, Tòa án Tối cao đã tổ chức một cuộc tranh luận về vụ án. Ngày 26/6, Tòa án Tối cao cuối cùng đã đưa ra phán quyết với tỷ lệ đồng ý là 4/5 thẩm phán, xác định rằng theo các quy định liên quan về ‘Tu chính án thứ 14’ của Hiến pháp, tất cả các bang ở Hoa Kỳ phải cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp đồng tính xin đăng ký kết hôn và phải công nhận giấy chứng nhận kết hôn đồng giới do các bang khác cấp.

Thẩm phán Anthony Kennedy đương nhiệm lúc đó (hiện đã về hưu) đã viết một bản phán quyết theo ý kiến ​​đa số và được 4 vị thẩm phán đồng thuận, gồm bà Ruth Bader Ginsburg (đã qua đời), bà Sonia Sotomayor, ông Stephen Breyer và bà Elena Kagan. Chánh án John Glover Roberts, Jr. và thẩm phán Antonin Gregory Scalia (đã qua đời), ông Clarence Thomas và ông Samuel Alito lại phản đối phán quyết này.

Quyết định của Tòa án tối cao Hoa Kỳ về hôn nhân đồng giới có thể bị lật ngược

Chánh án của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, ông Clarence Thomas và ông Samuel Alito đã tuyên bố hôm thứ Hai (5/10) rằng phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ án Obergefell yêu cầu tất cả các bang ở Hoa Kỳ phải công nhận hôn nhân đồng giới, “không thể tìm thấy” trong Hiến pháp. Đồng thời điều này đe dọa“quyền tự do tôn giáo của nhiều người Mỹ, những người tin rằng hôn nhân là một thể chế thiêng liêng giữa một người nam và một người nữ.” Điều này ngụ ý rằng Tòa án tối cao Hoa Kỳ có thể lật lại phán quyết có lợi cho hôn nhân đồng giới trước đó.

Theo Fox News, hôm thứ Ba (6/10), tuyên bố được viết bởi ông Thomas và ông Alito đồng ký tên. Tuyên bố liên quan đến Kim Davis, cựu thư ký tòa án quận Kentucky. Davis từng nói rằng cô ấy sẽ không trao giấy đăng ký kết hôn cho các cặp đôi đồng tính.

Hai vị thẩm phán trong bản tuyên bố nói rằng, họ đồng ý với nhận thức chung của tòa án rằng không nên thụ lý vụ án Davis (không nên mở hồ sơ). Lý do đơn giản là vì vụ án đã không “trình bày rõ ràng” “những vấn đề quan trọng về phạm vi phán quyết của chúng ta trong vụ án Obergefell”.

Thẩm phán Thomas tuyên bố rằng trong trường hợp của cô Davis, phán quyết Obergefel đã buộc cô phải “lựa chọn giữa đức tin tôn giáo và công việc”.

Ông nói: “Khi cô ấy chọn tuân theo đức tin của riêng mình, thì sẽ không có được sự bảo vệ hợp pháp cho đức tin tôn giáo của cô ấy. Cô ấy đã bị kiện gần như ngay lập tức vì vi phạm quyền hiến định của các cặp đồng tính.”

Vụ án “Obergefell” đã giành được phán quyết từ 4/5 vị thẩm phán của Tòa án Tối cao vào năm 2015. Vị thẩm phán lúc đó là ông Anthony Kennedy, người đã viết ​​ý kiến theo đa số. Phán quyết của ông Kennedy về vụ án Obergerfell nhằm cân bằng quyền của những người theo tôn giáo với quyền của những người đồng tính nam, nhưng nó lại thiên về hạ thấp và chất vấn những người có tư tưởng truyền thống.

Ông Kennedy nói: “Bất cứ ai tin rằng hôn nhân đồng giới là sai đều là do dựa trên cơ sở tôn giáo hoặc triết học về nhân phẩm và danh dự.” “Cần phải nhấn mạnh rằng, tôn giáo và những người tuân theo các học thuyết tôn giáo có thể tiếp tục tuân theo các giới luật thiêng liêng và với niềm tin thành kính rằng hôn nhân đồng tính không nên được dung thứ.”

Phán quyết Obergefell nghe có vẻ hợp lý, nhưng bản chất của nó là đánh đồng sự phản đối của mọi người về hôn nhân đồng giới với cái gọi là phân biệt đối xử chống lại người đồng tính. Nói cách khác, người phản đối hôn nhân đồng giới không phải là người phân biệt đối xử với những người có xu hướng tính dục khác nhau. Tuy nhiên, phán quyết này đã quy tất cả những ai có tư tưởng bảo thủ, với quan điểm khác nhau về hôn nhân đồng giới, là những người phân biệt đối xử và bất hợp pháp. Do đó, ông Thomas phản bác rằng phán quyết Obergefell thiếu sót nghiêm trọng và đẩy những người không tin vào hôn nhân đồng tính ra ngoài.

Ông Thomas nhấn mạnh rằng điều này sẽ tiếp tục gây ra “những hậu quả tàn nhẫn đối với tự do tôn giáo” cho đến khi vấn đề về phán quyết Obergerfell được giải quyết.

Ông viết trong bản tuyên bố rằng: “Phán quyết Obergefell cho phép tòa án và chính phủ gán nhãn cho những tín đồ tôn giáo tin vào chế độ một vợ một chồng là những kẻ cố chấp, từ đó khiến sự quan tâm của họ (những người theo tư tưởng truyền thống) về tự do tôn giáo dễ dàng bị xóa bỏ.”

“Nói cách khác, phán quyết Obergefell ngụ ý rằng, quan chức công quyền tin theo giá trị truyền thống của Cơ đốc giáo là những kẻ phân biệt đối xử với người đồng tính, khiến người ta phản cảm về mặt pháp lý.”

Ông Thomas chỉ ra: “Đánh giá này xuất phát trực tiếp từ các tài liệu ngôn ngữ trong phán quyết Obergefell.” “Những ngôn ngữ này khiến quan điểm (chống lại hôn nhân đồng tính) đó bị gán nhãn là hạ thấp người đồng tính luyến ái, đồng thời ‘hạ thấp nhân cách của người đó bằng cách gợi lên ‘vết thương lòng’.”

Thẩm phán Thomas và Alito không đồng ý với phán quyết Obergefell ban đầu được thông qua bởi Tòa án Tối cao. Tuyên bố của họ hôm thứ Hai nói rằng “Muốn tháo chuông cần phải tìm người buộc chuông”, nếu có cơ hội, họ sẽ bỏ phiếu để lật ngược phán quyết này.

“Bản kiến ​​nghị này (trong vụ án của cô Davis) nhắc nhở rõ ràng và chấn động về những hậu quả của phán quyết Obergefell”, ông Thomas viết.

“Bằng cách trao một quyền hiến định mới (cho hôn nhân đồng tính) để áp chế lợi ích của tự do tôn giáo được bảo vệ rõ ràng trong ‘Tu chính án thứ nhất’. Đồng thời điều này được tiến hành một cách phi dân chủ, tòa án đã tạo ra một vấn đề nghiêm trọng, mà chỉ bản thân mình (tòa án) mới có thể giải quyết.”

Hiện vẫn chưa rõ liệu khi nào lời chất vấn trực tiếp đối với phán quyết Obergefell sẽ xuất hiện trước tòa, hoặc liệu có đủ số phiếu tại tòa để cho phép mọi người nghe thấy lời chất vấn như vậy hay không. Tòa án Tối cao cần sự đồng ý của ít nhất 4 vị thẩm phán mới được thụ án. Tính đến thứ Hai, chỉ có ông Alito và ông Thomas bày tỏ quan điểm của họ về vụ kiện.

Tuy nhiên, khi vụ án Obergefell được phán quyết, thẩm phán Brett Kavanaugh và Thẩm phán Neil Gorsuch, 2 người bị coi là thuộc phái bảo thủ, đều không có mặt tại Tòa án Tối cao. Ngoài ra, Thẩm phán Amy Coney Barrett, người đang được xác nhận vào vị trí thẩm phán Tòa án Tối Cao, do Tổng thống Trump đã đề cử, cũng không có mặt ở đó.

Lý Cao

MỜI XEM VIDEO:

Xem thêm: