Quân đội Mỹ đã trình diễn kế hoạch Chiến tranh Thái Bình Dương lần thứ hai
- Thẩm Châu
- •
Là một phần của Diễn tập Quy mô lớn 2021 (Large Scale Exercise 2021, LSE2021) của Quân đội Mỹ, ngày 8/8, hạm đội tàu sân bay (USS) Carl Vinson (CVN 70) đã đến khu vực chiến đấu của Quần đảo Hawaii. Đồng thời quân đội Mỹ cũng đã thông báo về việc triển khai Hạm đội III để hỗ trợ hoạt động tập trận quy mô lớn LSE 2021. Như vậy, Mỹ bắt đầu trình diễn kế hoạch đối phó với Chiến tranh Thái Bình Dương lần thứ hai mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể khởi xướng.
Từ đối chiếu sức mạnh quân sự hiện nay của hai bên cho thấy, ĐCSTQ chưa thể thách thức sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Do đó. nếu ĐCSTQ kích động chiến tranh thì không khác gì tăng tốc tự sát. Nhưng vì hiện nay giới lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ đang chìm vào khó khăn từ trong và ngoài nước, lại phải đối mặt với sự thay đổi nhiệm kỳ quyền lực nên không thể loại trừ khả năng họ mạo hiểm khai chiến. Quân đội Mỹ cần chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, đặc biệt cần tăng cường khả năng răn đe, dùng thực lực để thúc đẩy hòa bình và ngăn chặn những rủi ro mà ĐCSTQ có thể gây ra.
USS mô phỏng chặng đường khởi hành ứng chiến
Ngày 3/8, nhóm tấn công USS Carl Vinson (CVN 70) chính thức triển khai khởi hành từ San Diego.
USS Carl Vinson rời bờ biển phía Tây nước Mỹ ngày 13/6 và đến vùng biển Hawaii ngày 18/6. Lúc đó quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương còn trống USS nên việc triển khai USS Carl Vinson đến đây là hợp logic, nhưng USS không tiếp tục đi về phía Tây mà quay trở lại Mỹ.
Vốn dĩ USS Carl Vinson chuẩn bị tham gia hoạt động tập trận quy mô lớn năm 2021 (LSE2021) mô phỏng sau khi nổ ra xung đột nên lập tức lên đường đến Tây Thái Bình Dương để xem xét đầy đủ tình hình thực chiến.
Trong khu vực của Hạm đội III của Mỹ còn có USS Lincoln (CVN70) và tàu tấn công đổ bộ USS Tripoli (LHA7), cũng có thể được triển khai trước.
Ngày 9/8 tại Căn cứ liên hợp Hickam ở Trân Châu Cảng, Hạm đội III của Mỹ đã thiết lập Trung tâm Tác chiến viễn chinh trên biển để hỗ trợ hoạt động tập trận quy mô lớn năm 2021.
Chỉ huy Hạm đội III là Steve Koehler cho biết, “Chúng tôi đi đến nơi mà trận chiến đưa chúng tôi đến, chúng tôi duy trì lợi thế chiến đấu bằng khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong trận chiến”.
Có thể thấy hoạt động tập trận của quân đội Mỹ nhằm tập trung vào thực chiến, điều này trái ngược hẳn với các hoạt động tập trận hình thức ‘diễu võ dương oai’ của ĐCSTQ. Hạm đội III của Mỹ có hơn chục tàu ngầm, một số trong đó cũng có thể tham gia hoạt động mô phỏng nhưng thông tin này được giữ kín. Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố khẳng định Hạm đội III đã sẵn sàng để giành ưu thế trong các cuộc cạnh tranh xung đột.
Mô phỏng diễn tập bắt đầu từ tình huống xấu nhất
Vào ngày bắt đầu hoạt động tập trận quy mô lớn năm 2021, quân đội Mỹ không có USS ở Thái Bình Dương, đây được xem là mô phỏng cách đối phó với kịch bản tồi tệ nhất.
Cả USS và thậm chí tàu tấn công đổ bộ LHA-6 của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương đều được chuyển đến Biển Coral giáp ranh nước Úc để tập trận. Không phải quân đội Mỹ mạo hiểm, mà hoạt động trên cơ sở nắm bắt rõ các động thái của quân đội ĐCSTQ: sau lễ mừng thọ 100 năm của ĐCSTQ sẽ là Hội nghị Bắc Đới Hà, nên khả năng quân đội ĐCSTQ có thay đổi là rất thấp. Điều này cũng tạo cơ hội cho USS Queen Elizabeth của Anh đơn độc đi vào Biển Đông. Ngày 6/8, USS của Anh cập cảng Guam, tương đương mô phỏng đến Guam để bổ sung đạn dược, vật tư, tuy không thuộc hoạt động tập trận quy mô lớn năm 2021 nhưng cũng phát huy hiệu quả tương tự.
Quân đội Mỹ thông báo bắt đầu từ ngày 2/8 sau khi mô phỏng bùng nổ xung đột sẽ bắt đầu huy động trên quy mô lớn, bố trí đội hình mô phỏng thực tế tuyến đầu ứng phó xung đột.
Sáng sớm ngày 30/7, Sư đoàn Dù 82 thuộc Quân đặc chủng Số 1 của Quân đội Mỹ và Quân Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đã nhảy dù xuống Căn cứ Không quân Guam Anderson bằng một máy bay vận tải cỡ lớn. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ cho biết hoạt động thể hiện khả năng phối hợp của lực lượng hai bên trên các chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai và toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trong thực chiến nhảy dù, mục tiêu của liên quân Mỹ-Nhật khó có thể là đảo Guam mà chủ yếu là Đài Loan; hoạt động tập trận mô phỏng cuộc đổ bộ đường không nhanh chóng của lực lượng đặc nhiệm Mỹ-Nhật để hỗ trợ đảo Đài Loan sau khi xung đột ở eo biển Đài Loan xảy ra. Một hoạt động tập trận rõ ràng chiến thuật như vậy cũng thể hiện ý nghĩa chiến lược: Mỹ và Nhật Bản sẽ lập tức hỗ trợ Đài Loan khi có tình huống.
Cách ứng phó màn đầu tiên của xung đột
Ngày 31/7, tàu ngầm tấn công lớp USS Connecticut (SSN 22) của Hải quân Mỹ đã công khai ra mắt cập cảng Yokosuka của Nhật Bản. Ngày 28/7 ở Trân Châu Cảng – Hawaii, quân đội Mỹ cũng chủ động công khai hình ảnh tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles là chiếc USS Chicago (SSN 721) mang theo một số lượng lớn tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon, tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị cho hoạt động tập trận quy mô lớn năm 2021 (LSE 2021).
Đây có thể là hoạt động mô phỏng về bất ngờ bùng nổ xung đột ở Tây Thái Bình Dương, theo đó ngay lập tức nhiều tàu ngầm Mỹ sẽ được triển khai và hỗ trợ; đồng thời, các tàu ngầm gần chuỗi đảo đầu tiên có thể cũng tham chiến. Điều này một lần nữa cho thấy rõ trước tiên quân đội Mỹ sẽ sử dụng tàu ngầm để đối phó với Hải quân Trung Quốc vì xác định tính hiệu quả cao và giảm thiểu tổn thất có thể.
Trong đối sánh lực lượng tàu ngầm thì tàu ngầm của ĐCSTQ yếu thế hơn nhiều. Như gần đây có 3 chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân Kiểu 093 của ĐCSTQ đã cố gắng bám theo đội USS của Anh nhưng đều bị phát hiện, cho dù thế nào thì điều này cũng không có gì bất ngờ. Các tàu ngầm của ĐCSTQ không thể đối phó với các biện pháp chống tàu ngầm của Mỹ, Anh và Nhật Bản, nhưng ĐCSTQ gặp khó khăn trong truy vết tàu ngầm của quân đội Mỹ.
USS và tàu tấn công đổ bộ của Mỹ không ở Tây Thái Bình Dương nên tên lửa Dongfeng mà ĐCSTQ hy vọng nhất đã mất đi mục tiêu. Hoạt động diễn tập của quân đội Mỹ nhắm vào ĐCSTQ cho thấy khả năng biết người biết ta, vì vậy cho USS lùi lại sau rồi mới tấn công khi đã triệt tiêu được nguy cơ từ tên lửa của ĐCSTQ.
Không quân Mỹ cũng sẵn sàng, F-22, F-15 và B-52 đã đóng quân ở Guam vào tháng Bảy. Các máy bay chiến đấu đóng tại căn cứ không quân Nhật Bản này đã nhiều ngày tham gia “Chiến dịch Sắt Thái Bình Dương” (Operation Pacific Iron) nên mô phỏng hoạt động nhanh chóng kiểm soát trên không và phát động không kích sau khi xung đột nổ ra.
Ngày 5/8, quân đội Mỹ thông báo hoạt động “Diễn tập kiếm bảo hộ 2021” (Practice Talisman Sabre 2021) sẽ có sự tham gia của máy bay ném bom B-52 đóng tại đảo Guam và máy bay chiến đấu điện tử EA-18G Growler của Không quân Úc, cùng máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet và máy bay chiến đấu tàng hình F-35A. Thông tin này cho thấy Úc cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động của quân đội Mỹ.
Quân đội Mỹ cũng thông báo về hoạt động tập trận “Red Flag-Alaska 21-3” sắp tới với sự hợp tác của Không quân Úc và máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 tại căn cứ Alaska, hoạt động mô phỏng hỗ trợ từ phía bắc đến phía tây Thái Bình Dương, phối hợp với đảo Guam.
Quân đội Mỹ đã không quên thêm các đồng minh. Ngày 10/8, thông báo lực lượng hàng hải của 21 quốc gia đối tác Ấn Độ – Thái Bình Dương đã phát động Diễn đàn Hợp tác và Đào tạo Đông Nam Á (Southeast Asia Cooperation and Training, SEACAT) lần thứ 20 tại Singapore, nhằm cải thiện khả năng tương tác và giải quyết các vấn đề an ninh trên vùng biển chung để bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên quy tắc, thúc đẩy cam kết chung với các nước Đông Nam Á về quan hệ đối tác hàng hải, an ninh và ổn định. Hoạt động tập trận quy mô lớn nhất trong năm nay có tham gia của Úc, Bangladesh, Brunei, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Maldives, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor, Vương quốc Anh, Mỹ và Việt Nam.
Quân đội Mỹ đã mô phỏng các hoạt động chung với nhiều đồng minh hơn, vừa dịp trùng hợp với hoạt động tập trận ở Biển Đông mà ĐCSTQ bất ngờ bắt đầu.
ĐCSTQ bất ngờ “lặng lẽ” tập trận tại Biển Đông
Có lẽ các hoạt động tập trận quy mô lớn của quân đội Mỹ đã cảnh báo cho ĐCSTQ, họ nhận thấy Mỹ đang chiếm ưu thế hơn trong một loạt các hội nghị quốc tế gần đây như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Ngày 6/8, Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã đặc biệt công bố quan điểm của Ngoại trưởng Blinken, nêu rõ “Mỹ cam kết hỗ trợ các đối tác ASEAN của chúng ta và làm việc với ASEAN để thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đang tham gia kỳ nghỉ ở Bắc Đới Hà cũng không muốn thể hiện sự yếu kém, lập tức ra lệnh tập trận ở Biển Đông. Ngày 5/8, Ban An toàn Hàng hải Hải Nam và Ban An toàn Hàng hải Quảng Đông bất ngờ thông báo từ ngày 6/8, hoạt động tập trận quân sự ở Biển Đông kéo dài 5 ngày trên diện tích 100.000 km2. Tuy vậy đến nay, không thấy giới chức ĐCSTQ tiết lộ thông tin liên quan nào. ĐCSTQ đột ngột tuyên bố hoạt động tập trận, lẽ ra phải bày tỏ cho thấy sức mạnh của họ, nhưng có lẽ họ không dám để người dân biết về khoảng cách chênh lệch với Mỹ nên đã từ bỏ hoạt động tuyên truyền nội bộ.
Nhiều thông tin dựa theo phân tích hình ảnh vệ tinh châu Âu cho thấy USS Sơn Đông của ĐCSTQ cùng tàu tấn công đổ bộ 075 và 3 tàu khu trục 055 đều đã tiến vào khu vực tập trận, tổng cộng có thể có gần 30 tàu. Tin tức này rất khó xác thực, còn thời gian tập trận tương đối ngắn, ước tính trước khi quân đội Mỹ đến sẽ rút quân càng sớm càng tốt, nên sẽ không có cơ hội cho một cuộc đối đầu quy mô lớn. Có thể ĐCSTQ không muốn để lộ ở thế yếu, nhưng hành động đó đã cho thấy rõ tình hình. Các USS của Mỹ và Anh đều không ở Biển Đông, còn hoạt động tập trận của hải quân Trung Quốc trở thành đe dọa cho các nước Đông Nam Á nên chỉ có thể khiến các nước nhanh chóng tăng tốc lựa chọn thế đứng (chọn bên).
ĐCSTQ đã tránh đưa tin về các hoạt động tập trận ở Biển Đông, nhưng lại chú trọng tuyên truyền hoạt động tập trận Trung-Nga. Ngày 10/8, Tân Hoa xã Trung Quốc đưa tin “Hoạt động tập trận chung phía Tây 2021” tham gia cùng Nga, nhấn mạnh thể hiện trận giả Trung Quốc và Nga đoàn kết chống lại Mỹ và các đồng minh.
Hoạt động tập trận này được chọn ở khu vực miền Trung và miền Tây [Trung Quốc], cách Bắc Kinh khoảng 1000 km thì làm thế nào để chống lại quân đội Mỹ? Ai có thể là đối thủ? Hoạt động tuyên truyền nhắm vào đối kháng với tập trận của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương này nhìn chung nhất quán với hoạt động ngụy tạo cục diện giả lâu nay mà ĐCSTQ vẫn áp dụng.
Tuyên truyền của truyền thông ĐCSTQ không thể che giấu được hiện trạng của quân đội ĐCSTQ. Sau khi bước sang tháng Tám thì các thông tin về hoạt động quân đội hỗ trợ chống lũ lụt về cơ bản đã biến mất, ước tính rằng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đang trở lại nên không dễ dàng để điều động; trong thời gian ĐCSTQ mở cuộc họp Bắc Đới Hà thì quân đội bị nghiêm cấm di chuyển, vậy nên từ ngày 29/7 – 7/8, không có báo cáo từ Bộ Quốc phòng Đài Loan về việc máy bay quân sự ĐCSTQ quấy rối eo biển Đài Loan. Nhưng ngày 9/8, Nhật báo Giải phóng quân của ĐCSTQ đã công bố bài “Lữ đoàn Thủy quân lục chiến: Rèn luyện lòng dũng cảm cho Lính thủy đánh bộ” chỉ ra lữ đoàn này hướng dẫn các sĩ quan và binh sĩ học tập tinh thần trong bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Tập vào ngày 1/7, cổ vũ tinh thần sẵn sàng cho chiến tranh.
Quân đội Mỹ đã thực sự chuẩn bị cho chiến tranh, còn ĐCSTQ quan tâm nhiều hơn đến tuyên truyền chính trị, cho nên nếu có khai chiến thực tế sẽ không khó để đoán trước kết quả. Hoạt động tập trận quy mô lớn của quân đội Mỹ diễn ra trong thời gian ĐCSTQ tổ chức Hội nghị Bắc Đới Hà nên cũng có ý đồ rõ ràng. Hoạt động tập trận của quân đội Mỹ sẽ kéo dài nhiều ngày, việc Mỹ sẽ tập trung sức mạnh quân sự ở Tây Thái Bình Dương như thế nào, hình thức thể hiện ra sao, và liệu có xảy ra một cuộc đối đầu quân sự khốc liệt [với quân ĐCSTQ] hay không thì phải tiếp tục theo dõi.
Theo Thẩm Châu, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Quân đội Mỹ tàu sân bay USS Carl Vinson tập trận Dòng sự kiện Tập trận quy mô lớn 2021 Large Scale Exercise 2021 Chiến tranh Thái Bình Dương chiến tranh