RSF: Trung Quốc được mệnh danh là “Nhà tù nhà báo lớn nhất thế giới”
- Bình Minh
- •
Ngày 14/12, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã công bố một báo cáo cho biết, do Iran đàn áp các cuộc biểu tình và phản đối trên lãnh thổ của mình, số lượng nhà báo bị cầm tù trên toàn thế giới vào năm 2022 sẽ đạt mức cao kỷ lục là 533 người.
Con số này tăng so với kỷ lục 488 người được thiết lập vào năm 2021, theo RSF có trụ sở tại Pháp.
Hơn một nửa nhà báo bị giam giữ chủ yếu đến từ 5 quốc gia. Hiện Trung Quốc (ĐCSTQ) là quốc gia giam giữ nhiều nhà báo nhiều nhất thế giới, với tổng số 110 người, tiếp theo là Myanmar với 62 người, Iran với 47 người, Việt Nam 39 người và Belarus với 31 người.
Gần đây trong phong trào biểu tình giấy trắng ở Trung Quốc, nhà báo Lawrence của BBC đã bị cảnh sát lôi đi khi đang quay cuộc biểu tình phản đối các hạn chế về COVID. BBC cho biết anh đã bị cảnh sát hành hung trước khi được thả vài giờ sau đó.
Tổng thư ký RSF Christophe Deloire cho biết trong một tuyên bố: “Bằng cách bỏ tù các nhà báo, các chế độ độc tài và toàn trị đã lấp đầy các nhà tù của họ nhanh hơn bao giờ hết”.
Theo Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Iran là quốc gia duy nhất không có tên trong danh sách năm ngoái. Tổ chức này đã công bố số liệu thống kê hàng năm kể từ năm 1995.
RSF cho biết sau khi Mahsa Amini (22 tuổi) tử vong trong thời gian bị giam giữ, từ tháng Chín, các cuộc biểu tình đã nổi lên tại Iran. Nước này đã tiến hành hành động xưa nay chưa từng có, bỏ tù 34 nhân viên truyền thông. Cô Amini đã bị bắt vì vi phạm quy định nghiêm ngặt về trang phục của đất nước.
Ngoài ra, RSF cũng chỉ ra rằng số lượng nữ nhà báo bị cầm tù trên thế giới một lần nữa đạt mức cao mới, tăng từ 60 người vào năm 2021 lên 78 người vào năm 2022. Nguyên nhân của sự gia tăng kỷ lục này có thể là do do ngày càng có nhiều phụ nữ sẵn sàng bước vào ngành công nghiệp nguy hiểm này trong thời hiện đại.
Từ khóa nhà báo Phóng viên