Số lượng sinh viên Trung Quốc xin tị nạn chính trị ở Úc tăng đột biến
- Theo VOA
- •
Dữ liệu mới nhất do Bộ Nội vụ Úc công bố cho thấy, trong 5 năm qua, tổng cộng 3.555 sinh viên Trung Quốc đã nộp đơn xin tị nạn chính trị lên Chính phủ Úc, con số này cao hơn nhiều so với sinh viên quốc tế đến từ bất kỳ quốc gia nào khác, và còn tiếp tục tăng lên. Hiện tượng này đã làm dấy lên mối quan tâm và thảo luận rộng rãi trong xã hội Úc.
Câu chuyện của người xin tị nạn: Khó khăn của cá nhân và gia đình chạy trốn khỏi Trung Quốc
“Là một cá nhân chạy trốn khỏi Trung Quốc, cá nhân tôi đích thân đã trải qua nhiều bất công khác nhau tồn tại trong xã hội Trung Quốc, cùng với sự sự kiểm soát đất nước của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng chặt hơn, mong muốn về cuộc sống tự do của ‘người dân Trung Quốc ảnh hưởng bởi các giá trị dân chủ’ không ngừng tăng lên, sinh viên Trung Quốc du học ở Úc có cơ hội tiếp xúc và cảm nhận sự khác biệt giữa một quốc gia dân chủ và một chế độ độc tài, và đương nhiên sẽ hy vọng tìm thấy tương lai của mình thông qua các con đường khác nhau.” Wang Yuena, một sinh viên ở Úc đến từ một tỉnh miền Trung của Trung Quốc nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ, anh đã nộp đơn tin tị nạn ở Úc vào năm 2022.
Là một người theo đạo Hồi, Wang Yuena cho rằng việc thực hành tôn giáo ở Trung Quốc và Úc là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau.
“Trong 20 năm qua ở Trung Quốc, tôi không có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình một cách công khai với tư cách là một người Hồi giáo, thực hành tôn giáo của mình một cách công khai hoặc tìm hiểu về tôn giáo của mình. Mọi người trong nhóm tín ngưỡng của tôi đều phải chịu áp lực căng thẳng cao độ,” anh nói.
Wang Yuena cho biết: “Nhưng ở Úc thì hoàn toàn khác. Tự biểu đạt và các kênh thông tin đa dạng mang đến cho mỗi cá nhân cơ hội xây dựng tầm nhìn tôn giáo của riêng mình và biểu đạt quan điểm của mình. Bầu không khí tự do này khiến toàn bộ cộng đồng tràn đầy sức sống,” anh cho biết “Ngược lại, cộng đồng Hồi giáo Trung Quốc đang bị già hóa, phân tán hóa và ngu muội hóa, Chính phủ Trung Quốc đang dùng ảnh hưởng từ bên ngoài để làm trầm trọng thêm xu hướng này.”
Anh tin rằng với tư cách là một người Hồi giáo, nếu anh trở về Trung Quốc, điều đó đồng nghĩa với việc anh đặt mình vào vùng đất mà anh đã mất tín ngưỡng và lương tri, đồng thời sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm bất cứ lúc nào.
James Song, một người khác đã nộp đơn xin thị thực tị nạn ở Sydney, Úc, nói với VOA rằng nhiều người xin tị nạn chính trị thường làm như vậy vì lý do kinh tế.
“Môi trường chung của Trung Quốc không tốt và nhiều sinh viên Trung Quốc muốn ở lại. Có gần 10 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học ở nước này mỗi năm, nghe nói rằng chỉ 20% đến 30% tìm được việc làm. Ở lại Úc chắc chắn là một điều tốt. Trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, nhiều gia đình Trung Quốc bị chính phủ bức hại, khi đó bố mẹ tôi đã đưa tôi ra nước ngoài, và dặn tôi đừng bao giờ quay trở lại”, anh nói. “Bố mẹ tôi lo lắng rằng nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục xấu đi, họ sẽ rơi vào cảnh nghèo đói và không thể nhìn thấy tương lai cho họ và tôi trên đất nước của mình.”
Tại New Zealand, quốc gia tiếp giáp với Úc, số lượng sinh viên Trung Quốc xin tị nạn chính trị cũng ngày càng tăng. Dữ liệu cho thấy số lượng công dân Trung Quốc xin tị nạn chính trị ở New Zealand tăng gấp 3 vào năm 2024.
Mới đây, gia đình Suleiman đến từ Ili, Tân Cương, Trung Quốc đang chuẩn bị nộp đơn xin tị nạn chính trị ở New Zealand. Trả lời phỏng vấn VOA, anh nói: “Nếu trở về Trung Quốc, tôi lo mình sẽ bị ĐCSTQ bắt giữ, cưỡng bức lao động, thậm chí bị biến mất. Vì từ năm 2017, có rất nhiều người thân, bạn bè xung quanh tôi đã bắt đầu bị bắt vào trại tập trung. Những người quen này đều là họ hàng và bạn bè của chúng tôi ở cùng làng, còn có nhiều người thân và bạn bè của chúng tôi ở làng khác cũng bị bắt.”
Ông nói rằng người dân tộc thiểu số ở Tân Cương bị bắt vì niềm tin vào đạo Hồi. Gia đình Suleiman lần đầu tiên chạy trốn từ Tân Cương đến vùng khác của Trung Quốc Đại Lục, và cuối cùng rời Trung Quốc từ thành phố ven biển. Họ trải qua gần 5 năm mới trong quá trình này.
Tình trạng nhân quyền và tự do ngôn luận: Yếu tố thúc đẩy sinh viên Trung Quốc nộp đơn xin tị nạn
Ông Abul Rizvi, cựu thứ trưởng bộ nhập cư Úc, nói với VOA rằng ngày càng có nhiều người nộp đơn xin tị nạn chính trị. Một lý do khác là việc chính quyền ngăn chặn việc “nhảy visa liên tục” (visa hopping) và Chính phủ Albania đã đưa ra chính sách giới hạn trần đối với sinh viên nước ngoài để giảm lượng người Úc di cư ròng ra nước ngoài.
Ông Rizvi nói: “Những hạn chế của chính phủ đối với thị thực sinh viên đã thu hẹp các lựa chọn cho sinh viên Trung Quốc. Nếu họ muốn ở lại Úc nhưng không có bất kỳ kỹ năng đặc biệt nào, họ chỉ có thể xin tị nạn hoặc trở về nước.”
Ông chỉ ra rằng trước đây, đại đa số những người đến từ Trung Quốc với thị thực du học là những người thuộc tầng lớp trung lưu muốn tạo ra sự khác biệt và không có nhiều người cần xin tị nạn vào thời điểm đó. Bây giờ điều đó đang thay đổi.
Ông chỉ ra: “Một số sinh viên Trung Quốc có thể lo lắng về tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt là khi nói đến quyền tự do và quyền cá nhân”, “Đơn xin tị nạn là một lựa chọn dành cho những sinh viên tin rằng họ có thể bị vi phạm nhân quyền hoặc bị ngược đãi vì lý do nào đó để tìm kiếm sự bảo vệ an toàn.”
Bà Deb Stringer, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Người tị nạn Úc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với VOA rằng người Trung Quốc xin thị thực tị nạn ở Úc có những hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn như lo ngại đàn áp quyền tự do ngôn luận, lo ngại về nhân quyền, lo ngại về điều kiện và chính sách y tế công cộng, cũng như lo lắng về nhiều bất ổn do những thay đổi trong chính sách xã hội và quan hệ quốc tế căng thẳng.
“Quyền tự do ngôn luận ở Trung Quốc bị hạn chế nghiêm trọng, chính phủ áp dụng mức độ kiểm soát cao đối với ngôn luận công cộng, mạng xã hội và tin tức. Một số người lo lắng rằng quan điểm họ bày tỏ ở nước ngoài hoặc các hoạt động họ tham gia ở nước ngoài sẽ bị coi Chính phủ Trung Quốc coi là bất đồng chính kiến, khi họ về nước có thể phải đối mặt với sự giám sát, giam giữ hoặc các hình thức trừng phạt khác”, bà Stringer nói.
Bà nói rằng sự đàn áp chính trị của Chính phủ Trung Quốc đối với người dân và hạn chế quyền tự do ngôn luận đã khiến tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi. Tình trạng này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Bà kêu gọi Chính phủ Úc và các cơ quan liên quan cung cấp thêm nguồn lực và hỗ trợ để giải quyết hiệu quả số lượng đơn xin tị nạn ngày càng tăng. Bà nói: “Cần cung cấp hỗ trợ và dịch vụ cho những sinh viên quốc tế này xin tị nạn. Điều này bao gồm trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ cuộc sống để giúp họ thành công vượt qua những thách thức trong quá trình xin tị nạn ở Úc.”
Đồng thời bà đề nghị xem xét và cải thiện các chính sách và thủ tục tị nạn hiện có, để đảm bảo rằng đơn đăng ký của những sinh viên có nhu cầu tị nạn thực sự được xử lý một cách công bằng và kịp thời.
Luật sư di trú nói về việc sinh viên Trung Quốc xin tị nạn: Vấn đề nhân đạo và rủi ro an ninh
Ông Noor, một luật sư nhập cư đã giải quyết các trường hợp xin tị nạn trong nhiều năm, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với VOA rằng động cơ của những sinh viên Trung Quốc này xin tị nạn có thể là để ở lại và làm việc tại Úc. Khi Úc phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, đơn xin tị nạn có thể được coi là con đường dẫn đến nơi cư trú và việc làm lâu dài.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại Chính phủ Trung Quốc có thể lợi dụng điều này để gây ảnh hưởng lên Úc.
“Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng con đường xin tị nạn này để đưa thêm công dân Trung Quốc đến Úc và gây ảnh hưởng đến Úc thông qua những người này. Hiện tượng này có thể liên quan đến hoạt động gián điệp của Chính phủ Trung Quốc, tức là sử dụng những người nộp đơn xin tị nạn này làm gián điệp hoặc đặc vụ để phục vụ cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc,” ông nói.
Ông đề cập rằng sau Sự kiện ngày 4/6/1989 (sự kiện Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn), Úc đã tiếp nhận một số lượng lớn sinh viên Trung Quốc và cho họ tị nạn. Tuy nhiên, nhiều sinh viên trong số này vẫn làm việc cho Chính phủ Trung Quốc và đặc vụ ở nước ngoài. Ông nói: “Ông Trần Vĩnh Lâm (Chen Yonglin), cựu quan chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc, đã công khai tuyên bố rằng năm 2007 có ít nhất 1.000 điệp viên Trung Quốc đặc biệt theo dõi người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng ở Úc. Hiện tại con số này có thể vượt quá sức tưởng tượng của mọi người.”
Luật sư di trú Noor cũng so sánh tình hình nhập cư giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tin rằng những người nhập cư Ấn Độ thường không có ý định phục vụ Chính phủ Ấn Độ và chỉ di cư vì lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, tình hình của nhiều người nhập cư Trung Quốc phức tạp hơn nhiều, và họ thậm chí có thể trung thành hơn với Chính phủ Trung Quốc. Điều này có thể được nhìn thấy từ mối quan hệ chặt chẽ giữa cộng đồng người Hoa ở nước ngoài và Lãnh sự quán Trung Quốc.
Các chuyên gia chỉ ra rằng khi số lượng đơn tiếp tục tăng, chính sách nhập cư và cơ chế xét duyệt tị nạn của Úc sẽ phải đối mặt với áp lực và thách thức lớn hơn. Trong tương lai, làm thế nào để cân bằng giữa trách nhiệm nhân đạo quốc tế và nhu cầu an ninh trong nước sẽ là vấn đề then chốt mà chính phủ Úc phải đối mặt.
Ông Jaber Khalid, một luật sư nhập cư đến từ Sydney, đồng ý với quan điểm của Luật sư Noor. Ông cũng cho biết: “Người Trung Quốc bình thường ở Úc lo lắng về tình hình chính trị bất ổn và các yếu tố như áp lực xã hội và an toàn cá nhân có thể dẫn đến số lượng đơn xin tị nạn tăng vọt.” Nhưng ông cũng chỉ ra, trong ba thập kỷ, một số lượng lớn người Trung Quốc đã nộp đơn xin tị nạn đến các nước giàu có như Úc, Canada, Mỹ. Một số người trong số họ ban đầu phục vụ Chính phủ Trung Quốc hoặc là người thân và bạn bè của các chức sắc Trung Quốc, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi họ thâm nhập vào các quốc gia này sau khi nhập cư.
Ví dụ, có báo cáo cho rằng chị và em trai của nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc Tập Cận Bình đã di cư sang Úc hoặc Canada, còn có vô số người thân của các quan chức cấp cao khác đã di cư ra nước ngoài. Năm năm trước, em họ Kỳ Minh (Qi Ming) của ông Tập Cận Bình đã dính líu đến một cuộc điều tra hình sự ở Úc, gây chấn động chính trường Úc và làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia.
Theo VOA
Từ khóa Úc du học sinh Trung Quốc tin nạn chính trị