Tai mắt của ĐCSTQ rải rác khắp trên quốc tế, Mỹ thẩm tra nghiêm ngặt
- Tạ Điền
- •
Ủy ban đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ -Trung (USCC) gần đây đã công bố một báo cáo có tên “Người Trung Quốc lãnh đạo các tổ chức quốc tế chủ yếu”. Theo tuyên bố của ông Jameson Cunningham, giám đốc truyền thông và các vấn đề quốc hội của USCC, mục đích của báo cáo nghiên cứu này là muốn tập trung tiết lộ trong các tổ chức quốc tế chủ yếu, ví dụ như các cơ quan quốc tế Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, có những công dân quốc tịch Trung Quốc nào đóng vai trò lãnh đạo và những ảnh hưởng sau đó. Đương nhiên, họ không biểu thị rằng những người này không xứng đáng với chức vụ hoặc không đủ trung thành, hoặc giả liệu họ có phải là người đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay không.
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala hồi đầu tháng 5 cũng đã tuyên bố bổ nhiệm 4 người trong đó có Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trương Hướng Thần là Phó tổng giám đốc mới của WTO (phó tổng thư ký). Ông Trương Hướng Thần công tác trong lĩnh vực thương mại quốc tế hơn 30 năm, từng là đại diện Trung Quốc thường trú tại WTO từ năm 2017 đến năm 2020, có nghiên cứu lâu dài về các vấn đề liên quan như WTO, đàm phán thương mại quốc tế, v.v…
Báo cáo nghiên cứu này của USCC về cơ bản có thể nói là một kiểu đánh giá của Chính phủ Mỹ. Đương nhiên, nó khác với việc “đánh giá chính trị” (đánh giá tổ chức) đối với ĐCSTQ tiếng xấu ai cũng biết như bức hại nhân sĩ bất đồng chính kiến và người phe đối lập. Báo cáo này là muốn xem xem những người quốc tịch Trung Quốc này liệu có đủ độc lập và công bằng để trung thành với tổ chức Liên Hiệp Quốc, liệu có thể thực sự làm việc vì Liên Hiệp Quốc và người dân thế giới, chứ không phải là làm việc vì tập đoàn thống trị ĐCSTQ hay không. Về cơ bản mà nói, nó như đặt những quan chức Trung Quốc này trên vỉ nướng để giày vò họ, xem xem họ rốt cuộc dám làm như thế nào. Chỉ cần họ dám làm bệ đỡ cho ĐCSTQ, có hành vi không thỏa đáng thì đều sẽ bị phơi bày hết, sẽ được mọi người biết đến.
Những người có một chút nhận thức về chính trị và xã hội Trung Quốc Đại Lục đều biết rằng, mỗi một người đến từ Trung Quốc nhậm chức trong tổ chức quốc tế, đều không phải công dân Trung Quốc đơn giản và tùy ý lựa chọn ra, khảo thí ra, hoặc tự làm mình nổi bật từ những công dân Trung Quốc phổ thông có đủ tư cách và năng lực. Trong đó có rất nhiều người là những quan chức cấp cao của ĐCSTQ, chuyển mình trở thành quan chức của Liên Hiệp Quốc. Hoàn cảnh khó khăn mà những người này đối mặt là, nếu thực sự chiểu theo quy tắc của Liên Hiệp Quốc để làm việc, trung thành với Liên Hiệp Quốc, họ chắc chắn sẽ động chạm đến quyền lợi và mưu đồ của ĐCSTQ. Cho nên, điều này đối với những quan chức ngoại giao và người đại diện của ĐCSTQ mà nói, việc bổ nhiệm và nhậm chức này đối với bản thân họ mà nói cũng là con dao hai lưỡi: Họ có cơ hội tiếp xúc với tổ chức quốc tế, tận sức vì cộng đồng quốc tế; nhưng họ cũng có khả năng vì trung thành với ĐCSTQ mà trở thành trung thành hai mặt, một khi vấn đề chức trách vượt khỏi quỹ đạo, cũng sẽ hậu hoạn vô cùng, đối với bản thân họ và đối với Liên Hiệp Quốc, đều sẽ tạo thành tổn thất.
Danh sách của USCC bao gồm những người quốc tịch Trung Quốc đóng vai trò phụ trách trong các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan: Các tổ chức quốc tế, cơ quan chủ yếu của Liên Hiệp Quốc, các quỹ và dự án của Liên Hiệp Quốc, cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức liên quan khác của Liên Hiệp Quốc, cơ quan thương mại và tài chính quốc tế, các loại các dạng tổ chức quốc tế khác, v.v. Quan sát chi tiết danh sách này chúng ta sẽ phát hiện được các tổ chức quốc tế có quan chức ĐCSTQ nhậm chức và lãnh đạo, đúng là đa dạng và không chỗ nào là không có. Từ Tổ chức Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO), Ngân hàng Đầu tư Châu Á (AIIB), Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Dự án Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), Chương trình Nhân cư Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), v.v. đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Hình cảnh Quốc tế (INTERPOL), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), v.v., nơi đâu cũng có.
Những người quốc tịch Trung Quốc trong những tổ chức và cơ quan này, rất nhiều là chuyên gia và quan chức kỹ thuật, đa phần là xuất thân từ những bộ và ủy ban liên quan của Chính phủ ĐCSTQ, gần như tất cả họ đều có tầm nhìn quốc tế, được đào tạo sau đại học ở Âu, Mỹ, và có kinh nghiệm vận hành tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, trong lý lịch công khai của những người này đã cố ý né tránh một vấn đề, đó chính là liệu họ có phải là đảng viên ĐCSTQ, mối quan hệ của họ với ĐCSTQ, và các cơ quan chi nhánh ở trong ngoài Trung Quốc của ĐCSTQ mà họ trực thuộc. Cũng chính vì thế, Chính phủ Mỹ và các giới quốc tế quan tâm nhất chính là điểm này, họ muốn xem là ĐCSTQ sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với những người quốc tịch Trung Quốc này, xem những người này liệu có thể độc lập làm việc với tư cách là chuyên gia, trung thành với Liên Hiệp Quốc và các tổ chức của mình, hay là “tâm là tổ quốc”, “hồng tâm hướng đảng”, “mang tổ quốc trong lòng, mắt nhìn ra thế giới”!
Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 24/10/1945 tại San Francisco, Mỹ. Hiện tại, tổ chức này đã có 193 quốc gia thành viên và 2 quan sát viên. Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định, nhân viên của Liên Hiệp Quốc cần hoàn toàn độc lập một cách triệt để. Điều 100 trong chương 15 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã quy định rất rõ ràng về Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc: “(1) Trong khi chấp hành nhiệm vụ, Tổng thư ký và các nhân viên không được thỉnh cầu hay chấp nhận những chỉ thị của bất cứ một chính phủ nào hoặc của một nhà chức trách nào ngoài Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký và các nhân viên sẽ tránh mọi hành động trái với địa vị viên chức quốc tế của họ và chỉ chịu trách nhiệm trước Liên Hợp Quốc. (2) Mỗi thành viên Liên Hợp Quốc cam kết tôn trọng tính chất đặc biệt quốc tế của những chức vụ của Tổng thư ký và của các nhân viên và không tìm cách làm ảnh hưởng đến họ trong khi họ thừa hành nhiệm vụ của mình.” Hiển nhiên, điều này sẽ có khó khăn đối với người quốc tịch Trung Quốc, đối với Chính phủ Trung Quốc cũng rất khó khăn.
Giáo sư Edwin Fedder của Trường Cao đẳng Hollins (Hollins College), từ năm 1962 ông có một bài viết đăng trên “Tạp chí Chính trị học phương Tây” bàn luận đến tác dụng và sức ảnh hưởng của “Chương trình trung thành” (loyalty program) của Chính phủ Mỹ trong số các nhân viên của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, và đây là một vấn đề vẫn chưa nghiên cứu triệt để. Điều mà ông chỉ ra là một cuộc thăm dò năm 1952. Tháng 12/1952, trong một buổi điều trần liên quan đến vấn đề an ninh nội địa Mỹ của Thượng viện liên bang, đã nói về cuộc điều tra một số công dân Mỹ được Liên Hiệp Quốc tuyển dụng trong hoạt động lật đổ nước Mỹ. Phán quyết của đại bồi thẩm đoàn nói rằng công dân Mỹ với số lượng gây kinh ngạc và không trung thành với Mỹ đã thâm nhập vào các tổ chức Liên Hiệp Quốc!
Trong quản lý doanh nghiệp, tầng lãnh đạo của công ty và doanh nghiệp đều đặc biệt chú ý đến vấn đề trung thành của nhân viên. Trên thực tế, hàng chục người du học Mỹ, từ giáo sư đại học Mỹ đến nhân viên nghiên cứu của công ty, bị ĐCSTQ mê hoặc, dụ dỗ, mua chuộc mà tham gia vào “Kế hoạch ngàn nhân tài” của ĐCSTQ, đồng thời liên tiếp có các trường hợp bị chính quyền Mỹ bắt giữ, cũng có mức độ trung thành – điều này liên quan đến vấn đề đạo đức cá nhân và quy phạm pháp luật. Nghiên cứu cho thấy, nhân viên làm việc thời gian dài nhiều năm trong một công ty nào đó, cũng không đại biểu cho mức độ trung thành của họ cao, cũng không cho thấy họ nhất định sẽ tiếp nhận văn hóa doanh nghiệp của công ty và ủng hộ mục tiêu mở rộng của công ty. Nhân viên thực sự có đạo đức, lương tâm sẽ có rất nhiều đặc trưng. Ví dụ, họ sẽ rất có nghị lực, có thể dâng hiến và có tính lãnh đạo; họ sẽ tự hào vì công việc và có ý kính trọng đối với công ty; họ có trực giác rất mạnh và nguyện ý học tập, không bị dụ dỗ, v.v.
Cục quản lý hồ sơ của Chính phủ Mỹ, trong hồ sơ ghi chép phân loại thứ 138 trong phân loại của Cục Điều tra liên bang (FBI) đã đặc biệt liệt kê ra các nhân viên làm việc tại Liên Hiệp Quốc và các tổ chức liên quan là công dân Mỹ, và vấn đề mức độ trung thành của họ đối với Mỹ. Năm 1949, Tổng thư ký đầu tiên của Liên Hiệp Quốc khi đó là ông Trygve Lie (quốc tịch Na Uy) đã bác bỏ sự phản đối của Nga, Canada và tổ chức nhân viên của Liên Hiệp Quốc, yêu cầu điều tra xem nhân viên Liên Hiệp Quốc liệu có trung thành hay không, liệu có bị chủ nghĩa cộng sản thâm nhập hay không. Về sau, đến những năm 1975, FBI điều tra phát hiện phần lớn hành động lật đổ nước Mỹ không phải là do công dân Mỹ làm, mà đa phần là công dân Nga / Liên Xô làm. Tin rằng đến hiện nay, phần lớn những người điều khiển hành vi chống Mỹ, ủng hộ cộng sản, phần lớn cũng đều không phải là công dân Nga làm, mà là người do ĐCSTQ cử đi làm.
Văn phòng Đạo đức Liên Hiệp Quốc (UN Ethics Office) cũng chỉ ra một cách rõ ràng trong “Quy tắc đạo đức nhân viên Liên Hiệp Quốc”, nhân viên Liên Hiệp Quốc cần phải duy trì sự độc lập, trung thành, công chính, chính trực, có trách nhiệm và tôn trọng nhân quyền. Từ những năm 1950, Liên Hiệp Quốc đã thiết lập cơ cấu 9 người chuyên môn, ủy ban này chuyên điều tra vấn đề mức độ trung thành của nhân viên, đồng thời yêu cầu những người không đặt lợi ích của Liên Hiệp Quốc lên trên lợi ích của quốc gia họ, từ chức khỏi liên Hiệp Quốc.
Cộng đồng quốc tế đương nhiên không phải là phản đối người Hoa, người Hoa tham dự vào vị trí lãnh đạo của các tổ chức quốc tế, người Hoa đến từ Đài Loan, Hồng kông đều rất được tôn trọng. Điều mà cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận đó là đại biểu cho ĐCSTQ, bởi vì những người này khó có thể thực sự thực hiện chức trách của họ, mà họ chỉ có thể sẽ làm người đại diện của ĐCSTQ, làm tai mắt của ĐCSTQ, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, thậm chí tay chân hoặc lính xung kích của ĐCSTQ đi thực hiện ý chí của ĐCSTQ, hoàn thành sứ mệnh của ĐCSTQ. Tất cả những khả năng có thể gây lo ngại này lại là do hiện thực về thân phận đảng viên ĐCSTQ của những người đó, cho đến cả việc họ không có ý chí cá nhân và cần phải trung thành với ĐCSTQ, nếu không tính mạng của họ đáng lo ngại quyết định.
Mỹ thẩm tra nghiêm ngặt công dân Trung Quốc trong các tổ chức Liên Hiệp Quốc, đây là điều vô cùng tốt. Nó có thể tạo ra hiệu quả kép: (1) Người thực sự độc lập và chuyên nghiệp, có thể cống hiện điều mình đã học, vì nhân loại mà phục vụ, dần dần hình thành nhân cách độc lập, trở thành công dân thế giới. Còn những tai mắt và móng vuốt của ĐCSTQ, thì lại không dám hành sự quá đáng, không khởi tác dụng đạt được mục đích của ĐCSTQ; (2) Nhân viên do ĐCSTQ cử ra nước ngoài sẽ dần dân học tập và quen với chuẩn tắc quốc tế, biến thành buộc phải nuôi dưỡng thói quen tuân theo các chuẩn tắc quốc tế. Và họ cũng dần dần cứng rắn lên, có thể không tiếp tục nguyện ý nghe sai bảo của ĐCSTQ, hoặc giả sẽ có nhiều người chạy trốn, làm phản và đầu hàng nước ngoài. (3) Một khi ĐCSTQ phát hiện những cán bộ được thả ra nước ngoài có khả năng sẽ mất kiểm soát, có khả năng sẽ không còn tiếp tục phái nhiều người ra nước ngoài nữa, cũng không dám che giấu nữa, từ đó khiến cho người Hoa tài cán có thể phát huy tác dụng phục vụ Liên Hiệp Quốc một cách tự do.
Do đó, Trung Nam Hải rải lưới khắp nơi, rải tai mắt khắp nơi, trong tình huống Washington thẩm tra nghiêm ngặt, dưới ánh nhìn quan tâm của người dân toàn thế giới, khi toàn thế giới nhìn chằm chằm, ĐCSTQ có thể sẽ chỉ nhọc công tốn sức, để thế giới xem thêm những trò cười mà ĐCSTQ biểu diễn. Văn phòng Đạo đức Liên Hiệp Quốc, chính là một cơ một cơ quan độc lập với tất cả các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc, để đảm bảo tiêu chuẩn thành tín cao nhất của nhân viên công tác, họ đã thông qua tính liền mạch của tư vấn, ngăn chặn trả thù, công khai tài chính, hành vi và tiêu chuẩn đạo đức, cũng cung cấp một tầng bảo hộ cho những công dân thế giới không muốn phục vụ cho chính quyền chuyên chế.
Tiến sĩ Tạ Điền – Giảng sư giảng dạy tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina.
Nguồn: Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Liên Hợp Quốc Tạ Điền Liên Hiệp Quốc Dòng sự kiện