Tổng thống Mỹ Trump đóng băng 90 ngày viện trợ cho nước ngoài
- Nhật Tân
- •
Mọi viện trợ mà Mỹ dành cho nước ngoài bị đóng băng trong 90 ngày, theo một trong các lệnh hành pháp mà Tân Tổng thống Donald Trump ký trong ngày đầu nhậm chức. Hiển nhiên, đây là chủ yếu nhắm vào luồng cung ứng tiền bạc và súng đạn cho chiến trường Ukraine dưới hình thức viện trợ giúp đỡ bảo vệ tự do dân chủ được quyết định vào thời chính quyền Cựu Tổng thống Joe Biden. Politico bình luận rằng tuy đây là một thông điệp rõ ràng của chính quyền Trump về thái độ đối với chiến tranh Ukraine, nhưng mà, nó vẫn không thật sự ảnh hưởng được tới chính quyền Kiev trong thời hạn ngắn, bởi vì, ngay trước khi mãn nhiệm, chính quyền Joe Biden dường như đã tính trước tình huống này khi tăng mạnh luồng cung ứng đầu tư cho chính quyền Volodymyr Zelensky đồng thời chọn các kênh không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh.
Lệnh hành pháp ký ngày 20/1
Mọi khoản viện trợ nước ngoài sẽ bị tạm dừng trong 3 tháng, chờ xem xét lại, theo lệnh hành pháp được ký hôm 20/1, ngày đầu tái nhập Tòa Bạch Ốc bởi Tân Tổng thống Donald Trump, người theo chủ trương dân túy “người Mỹ trên hết” (American first), trái ngược với chủ trương toàn cầu hóa với trật tự toàn cầu dựa trên nền tảng được gọi là tự do dân chủ của chính quyền Cựu Tổng thống Joe Biden.
Trong các khoảng viện trợ nước ngoài những năm qua, thì viện trợ cho chính quyền Kiev vẫn luôn bị ông Trump và nhiều chính khách Đảng Cộng hòa chỉ trích, và cho rằng chính phủ liên bang nên tập trung hơn vào việc giải quyết bài toán quốc nội của Mỹ.
Ngay tại Điều 1 của Lệnh hành pháp đã viết: “Ngành và bộ máy quan liêu viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ không phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ và trong nhiều trường hợp đi ngược lại các giá trị của Hoa Kỳ. Chúng nhằm mục đích gây bất ổn cho hòa bình thế giới bằng cách thúc đẩy một số ý tưởng hiện hữu ở nước ngoài mà trực tiếp đi ngược lại quan hệ hài hòa và ổn định trong nội bộ và giữa các quốc gia.”
Ông đã gọi cơ cấu “viện trợ nước ngoài” của chính quyền tiền nhiệm là “ngành và bộ máy quan liêu” (industry and bureaucracy).
Các điều khoản tiếp đó của lệnh yêu cầu trong 90 ngày, mọi khoản viện trợ nước ngoài đều phải được xem xét lại, và Bộ Ngoại giao sẽ ra quyết định tiếp theo, phối hợp cùng với người đứng đầu của OMB (Office of Management and Budget, Văn phòng Quản lý và Ngân sách).
- Hòa Nga đấu Trung? — Tiềm năng Ngoại trưởng Mỹ Rubio chủ trương — Tân Ngoại trưởng Mỹ Macro Rubio cho rằng chính sách đối ngoại thời Biden không thích hợp và cần thay đổi, Mỹ không nên tiếp tục theo đuổi việc giữ gìn trật tự toàn cầu.
Chiến tranh Ukraine
Tuy không nhắc tới Ukraine, nhưng các kênh truyền thông lớn đều nhìn nhận rằng ảnh hưởng lớn nhất của lệnh hành pháp này là chiến tranh Ukraine. Từ lâu, ông Trump đã chỉ trích chính quyền cánh tả, cùng cá nhân bà Victoria Nuland, trong vụ việc đảo chính 2014, lật đổ chính quyền hợp hiến ở Kiev, và thay vào đó là chính quyền của những người chống Nga. Ông Trump gọi một cách châm biếm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là “lái buôn giỏi nhất mọi thời đại” khi miêu tả rằng mỗi lần tới Mỹ thì ông Zelensky đều ôm về hàng chục tỷ đô-la.
- Video CBC News phỏng vấn tại Kiev với mở đầu là cảnh đưa tang thê lương trong mùa Đông tuyết lạnh binh lính tử chiến: Nhân dân Ukraine mong có được hòa bình như ông Trump hứa khi tranh cử, tuy nhiên, họ đồng thời cảm thấy điều đó khó trở thành hiện thực (hope and skepticism). “Nhưng mà, để Ukraine thua trận thì sẽ ảnh hưởng xấu đáng kể tới vai trò lãnh đạo của Mỹ trên quốc tế,” theo một người phỏng vấn nói với phóng viên. Ông chủ của một quán mang tên “Trump Cafe” đã nói rằng ông “ủng hộ ông Trump để ông ấy thực hiện được phép màu nhiệm” đem lại hòa bình cho Ukraine và chính trị lành mạnh cho Kiev:
Theo bình luận của Politico thì lệnh hành pháp của Tân Tổng thống Trump tuy là thông điệp rõ ràng minh bạch về chủ trương của ông, nhưng mà, chính quyền Kiev vẫn không thật sự bị ảnh hưởng, ít nhất là trong vài tháng cho đến nửa năm tới.
“Về mặt ngân sách tài trợ, thì chúng tôi đã được đảm bảo rồi. Chính quyền của Biden đã chuyển toàn bộ số tiền theo sáng kiến ERA cho Ngân hàng Thế giới rồi,” Roksolana Pidlasa nói với Politico về khoản 50 tỷ USD mà Kiev được vay, dựa trên cái được miêu tả là tiền lãi từ khoản 300 tỷ USD đóng băng tài sản của Nga. Bà Pidlasa là người đứng đầu ủy ban ngân quỹ của Quốc hội Ukraine.
Về phương diện quân sự, thì chính quyền Biden, phảng phất như lường trước được tình huống này, nên đã an bài theo các cách khác nhau để tránh bị ảnh hưởng bởi ông Trump, cũng theo Politico chỉ ra, và dẫn chứng các phân tích từ một cơ cấu của Ukraine mang tên Trung tâm Chống Sai lệch Thông tin.
“Các kênh PDA (President Drawndown, quỹ rút tiền bởi tổng thống), USAI (Ukraine Security Assistace Initiative, sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine), và FMF (Foreign Military Financing, đầut quân sự nước ngoài), mà qua đó Ukraine nhận hỗ trợ từ Mỹ, là những chương trình mà lệnh hành pháp không áp dụng tới được,” Trung tâm cho hay.
Một vài kênh khác thì có bị ảnh hưởng bởi lệnh hành pháp nói trên. Theo Politico, thì kênh USAID (Ukraine’s United States Agency for International Development, chương trình phát triển quốc tế của Mỹ) là bị ảnh hưởng, và hiện còn 22 tỷ trong đó. Quỹ này là chi cho hoạt động ở xã hội và cho một số phóng viên độc lập.
Theo Maksym Samoiliuk, một chuyên gia về chính sách tiền tệ và tài chính thuộc một cơ cấu ở Ukraine mang tên là Trung tâm Chiến lược Kinh tế, thì hiện vẫn chưa rõ rằng lệnh hành pháp này của ông Trump sẽ được triển khai cụ thể như thế nào.
“Câu hỏi đặt ra là sắc lệnh này sẽ được thực hiện chính xác như thế nào, và liệu chính quyền Biden trước đây đã chuẩn bị trước cho diễn biến này hay chưa, tức là, đã chuyển tiền trước hay chưa,” ông Samoiliuk nói.
Theo lệnh hành pháp, cơ quan chịu trách nhiệm xem xét làm căn cứ ra quyết định là OMB, tuy nhiên như Politico chỉ ra, thì người đứng đầu cơ cấu này, Russell T. Vought như ông Trump chỉ định, vẫn còn chưa có, vì phải đợi Thượng Viện phê chuẩn, nghĩa là vẫn còn một khoảng không gian cho việc điều chỉnh. Như Politico chỉ ra, trong phiên điều trần xác nhận nhậm chức tại Thượng Viện, ông Vought đã né tránh trả lời tại Thượng Viện về câu hỏi liệu ông có cho thông qua các viện trợ mới cho Ukraine hay không. Bấy giờ ông đã nói chung chung rằng ông sẽ chỉ tuân theo luật pháp.
Mỹ đứng đầu trong liên minh phương Tây về khoản đầu tư cho chiến tranh Ukraine. Chính quyền mới của ông Trump cho rằng trong thời gian tới, Châu Âu cần tăng cường hơn về phần tỷ lệ này.
Năm 2022, Quốc hội Mỹ thông qua 112 triệu USD viện trợ Ukraine. Tháng 4/2024, Hạ viện thông qua gói 95 triệu cho Ukraine, Israel, và Đài Loan. Vài tháng cuối cùng của chính quyền Biden, Mỹ đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho chiến tranh Ukraine, mà trong đó, ngoài việc leo thang chiến tranh bằng cách cho bắn tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga, thì cũng có các hoạt động tăng cường các quỹ viện trợ. Tháng 1/2025 Mỹ công bố 500 triệu cho Ukraine.
Phía Nga coi việc biến Ukraine trở thành quốc gia quân sự và thù hận với Nga là uy hiếp đến an ninh của mình. Nga tiến hành “hoạt động quân sự đặc biệt” tại Ukraine, tức là đưa quân chiếm đất, với lý do giải quyết uy hiếp này, phi quân sự hóa Ukraine, không để Ukraine gia nhập NATO, và để giải cứu người huyết thống Nga bị phân biệt đối xử.
Các kênh bình luận độc lập cho rằng nếu cái gọi là giải pháp hòa bình của ông Trump chỉ là phương án hòa hoãn, tức là tái diễn vở kịch hòa ước Minsk, giành thời gian hòa hoãn trong khi quân Kiev bại trận, đồng thời gia cường quân sự cho Ukraine, thế thì Moskva sẽ không đồng ý.
Nhật Tân
Từ khóa Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine Donald Trump chính quyền Trump