Thêm 32 quốc gia đã hủy bỏ “Đối xử Tối huệ quốc” đối với Trung Quốc. Hải quan Trung Quốc gần đây đã đưa ra thông báo gián tiếp xác nhận điều này.

Tối huệ quốc
32 quốc gia bao gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liechtenstein sẽ bãi bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc với Trung Quốc từ ngày 1/12/2021. (Ảnh từ Epoch Times)

Tờ Epoch Times đưa tin, vào ngày 28/10, Tổng cục Hải quan Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đã ban hành “Thông báo về việc không cấp giấy chứng nhận GMP cho hàng hóa xuất cảng sang các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liechtenstein”

Thông báo này nói rằng kể từ ngày 01/12/2021, hàng hóa Trung Quốc xuất cảng sang các quốc gia nói trên sẽ không còn được cấp giấy chứng nhận ưu đãi thuế quan GSP. Thông báo đã gián tiếp xác nhận rằng 32 quốc gia này đã hủy bỏ đãi ngộ thương mại đối với Trung Quốc.

GSP là viết tắt của Generalized System of Preferences (Hệ thống ưu đãi chung) đề cập đến hệ thống thuế quan ưu đãi do các nước phát triển dành cho xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và bán thành phẩm từ các nước và khu vực đang phát triển. Hệ thống này được thiết lập dựa trên cơ sở thuế Tối huệ quốc. Theo đó, các nước đang phát triển sẽ được hưởng các đãi ngộ thuế suất như giảm thuế hoặc miễn trừ thuế nhập khẩu.

Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, MFN) đề cập đến việc một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau (về thương mại, thuế quan, vận chuyển, địa vị pháp lý của công dân, v.v.).

Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), dữ liệu của Eurostat cho biết, Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua Hoa Kỳ vào năm ngoái và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU. Trong nửa đầu năm nay, EU đã nhập khẩu 210,1 tỷ Euro hàng hóa Trung Quốc, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái; EU đã xuất khẩu 112,6 tỷ Euro hàng hóa sang Trung Quốc, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Cục Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh cũng cho biết, tính đến quý I/2021, Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua Đức để trở thành nguồn nhập khẩu lớn nhất của Vương quốc Anh.

Trong một bài đăng trên Facebook, ông Thẩm Vinh Khâm – Phó giáo sư tại Đại học York ở Canada nói rằng “Trung Quốc đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình”.

Theo khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới, các nước đang phát triển có thể được hưởng sự đãi ngộ đặc biệt. Trung Quốc vốn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn khẳng định vị thế của mình là một “quốc gia đang phát triển” để được hưởng đãi ngộ. Nếu Trung Quốc được cho là một nước phát triển, hàng hóa xuất cảng của nó có thể sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn và các ưu đãi khác sẽ bị hủy bỏ.

Các ngành thâm dụng lao động của Trung Quốc sẽ tăng tốc đến Việt Nam và các nơi khác

p2801961a661079607
Ngày 20/10, gần 1000 lao động Trung Quốc tập trung tại cửa khẩu Hữu Nghị để chuẩn bị sang Việt Nam làm việc (Ảnh cắt từ video)

So sánh với Trung Quốc do giá đất đai cao, giá lao động tăng, hủy bỏ ưu đãi thuế, dân số già đi…thì Việt Nam với kết cấu dân số trẻ hóa, chi phí lao động thấp chưa bằng một nửa của Trung Quốc…rõ ràng đang chiếm ưu thế về việc thu hút các ngành sản xuất thâm dụng lao động. Trước đây, các công xưởng từ Đông Hoản Trung Quốc và các khu vực duyên hải khác rời khỏi Trung Quốc, phần lớn đều đến Việt Nam, các nhà đầu tư Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc cũng coi Việt Nam là vùng đất lành mới để đầu tư.

Trong một cuộc phỏng vấn với RFA vào hôm thứ Ba (ngày 2/11), ông Tằng Chí Siêu (Tseng Zhichao), Phó tổng thư ký Hiệp hội Kinh tế và Tài chính Trung Quốc của Đài Loan, tin rằng việc nhiều nước châu Âu hủy bỏ ưu đãi thuế quan đối với Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp cần nhiều lao động, ví dụ như ngành dệt may. Ông ước tính rằng những ngành bị ảnh hưởng này có thể đẩy nhanh việc di dời các cơ sở sản xuất của họ sang Việt Nam, Châu Phi và những nơi khác. [ds1]

Ngày càng có nhiều quốc gia tuyên bố hủy bỏ GSP đối với Trung Quốc

Kể từ khi thực hiện Hệ thống ưu đãi chung vào năm 1978, 40 quốc gia đã dành ưu đãi thuế quan GSP của Trung Quốc.

Năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tổng thống Carter và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận quan hệ thương mại Mỹ – Trung đầu tiên, hứa hẹn sẽ dành nguyên tắc đối xử ‘tối huệ quốc’ cho ĐCSTQ.

Nguyên tắc này đã được Tổng thống Bill Clinton lúc bấy giờ ký thành luật vào năm 2000. Mục đích ban đầu là làm cho Chính phủ Trung Quốc phù hợp hơn với các chuẩn mực kinh tế và chính trị dân chủ do Washington chủ trương trong một thời gian dài. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm thử nghiệm, không hứa hẹn nào của ĐCSTQ đã được thực hiện. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã bùng nổ và hàng triệu công việc sản xuất bị mất ở Hoa Kỳ. Điều này đã gieo mầm mống cho xung đột thương mại Trung – Mỹ 18 năm sau.

Tại Hoa Kỳ, nhiều nhà lập pháp đã đề xuất Đạo luật Quan hệ Thương mại Trung Quốc (China Trade Relations Act), để tước bỏ địa vị “quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” mà Trung Quốc đang hưởng, tức rút lại đãi ngộ “tối huệ quốc vĩnh viễn” của Trung Quốc, quay trở lại hệ thống thương mại trước năm 2001.

Đạo luật này được Thượng nghị sĩ liên bang Đảng Cộng hòa Tom Cotton, Jim Inhofe, và Rick Scott giới thiệu hôm 18/3, nếu được thông qua, Mỹ sẽ căn cứ vào quy định của “Tu chính án Jackson-Vanik”, mỗi năm đều sẽ tiến hành đánh giá xem Trung Quốc liệu có phù hợp với tư cách tối huệ quốc (Most Favored Nation) hay không. Nói cách khác, Trung Quốc mỗi năm cần có được sự chấp thuận của tổng thống Mỹ thì mới được hưởng đãi ngộ tối huệ quốc. Dự luật này còn mở rộng phạm vi của Tu chính án Jackson-Vanik, liệt hành vi xâm phạm nhân quyền và thương mại thành nguyên nhân không đạt tiêu chuẩn trong đánh giá đãi ngộ tối huệ quốc. 

Theo báo cáo của tổ chức về quyền và lợi ích tôn giáo “International Christian Concern”, từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021, sự kiện bức hại tôn giáo tại trung Quốc đã vượt quá 1 triệu trường hợp, nhiều hơn gấp đôi so với báo cáo của năm ngoái, khu vực bao phủ từ Tứ Xuyên, Bắc Kinh, mở rộng đến Thiểm Tây, Hà Nam, Quý Châu, Phúc Kiến, v.v.

Tibetan Monks arrested in 2008 遭逮捕的西藏僧侶
Các nhà sư Tây Tạng bị bắt. (Nguồn: Wikicommons)

Vào ngày 12/10/2021, hàng hóa xuất cảng của Trung Quốc đã không còn được hưởng các ưu đãi thuế quan của Nga, Kazakhstan và Belarus (các thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu).

Bắt đầu từ ngày 1/4/2019, Nhật Bản cũng đã ngừng cấp GSP đối với hàng hóa Trung Quốc. Trước đó, ngày 1/7/2014, Thụy Sĩ cũng đã thực hiện điều này. Cho đến hiện tại, chỉ còn Na Uy, New Zealand và Úc là những quốc gia vẫn thực hiện GSP đối với Trung Quốc.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm: