Đối thoại Mỹ-Trung: Dương Khiết Trì xỉa xói Blinken về nhân quyền
- Đức Thiện
- •
Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chỉ trích gay gắt Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Ngoại giao Jake Sullivan trong cuộc đối thoại Mỹ – Trung tại Alaska vào sáng thứ Năm (18/3, giờ Mỹ). Ông Dương đã viện dẫn phong trào “Black Lives Matter” để lên án Mỹ vi phạm nhân quyền sâu sắc.
Đối thoại Mỹ – Trung tại bang Alaska là cuộc gặp song phương lần đầu tiên giữa Washington và Bắc Kinh kể từ khi ông Joe Biden trở thành tổng thống Mỹ hôm 20/1/2021. Tổng thống của Đảng Dân chủ vốn trước nay có quan điểm mềm yếu trước Trung Quốc và ông đã đang phải nỗ lực để cân bằng giữa mong muốn xóa bỏ các chính sách cứng rắn của cựu Tổng thống Trump với nhu cầu cần phải có lập trường mạnh mẽ với Bắc Kinh.
Trước cuộc gặp, Nhà Trắng đã khoe khoang rằng họ đã thành công khi kiên quyết tổ chức được cuộc đối thoại quan trọng này trên đất Mỹ. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jennifer Psaki vào sáng thứ Năm (18/3, giờ Mỹ) cũng đã hứa hẹn rằng Mỹ sẽ dấy lên các quan ngại về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngay trong phần chào hỏi nghi thức khoảng 2 phút đầu trước phiên họp, khi ông Blinken nói về “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” và bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về cách hành xử của Trung Quốc tại “Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng vào Mỹ, cưỡng bức kinh tế đối với các đồng minh”, thì ông Dương đã lập tức phản pháo.
Nhà ngoại giao hàng đầu của chế độ Trung Quốc Cộng sản đã phản đối ông Blinken, cho rằng phía Mỹ đã vi phạm nghi thức ngoại giao. Ông Dương nói rõ rằng Mỹ không thể đứng trên lập trưởng kẻ mạnh để dạy đời Trung Quốc.
Ông Dương cũng tuyên bố rằng Mỹ đã gặp phải những vấn đề nhân quyền từ gốc rễ: “Trung Quốc kịch liệt phản đối Mỹ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc… Bàn về nhân quyền, chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ làm tốt hơn về quyền con người. Trung Quốc đã đang đạt được tiến bộ vững chắc về nhân quyền, và thực tế là có nhiều vấn đề tại Mỹ liên quan đến nhân quyền, và những vấn đề này cũng đã được chính nước Mỹ thừa nhận… Những thách thức mà nước Mỹ đang phải đối mặt về nhân quyền là sâu đậm. Chúng đã không chỉ xuất hiện trong 4 năm qua, chẳng hạn như [phong trào] ‘Mạng sống người da đen quan trọng’. Nó không chỉ xảy ra gần đây.”
Ngoại trưởng Blinken đáp lời ông Dương rằng trong các cuộc thảo luận của ông với các đồng minh, ông đã được nghe nói rằng họ đã hết sức hài lòng khi Mỹ đã quay trở lại, khi Mỹ đã tham gia cùng với các đồng minh và đối tác, bày tỏ “quan ngại sâu sắc về một số hành động mà chính phủ của của các ông đang làm”.
Ông Blinken nói thêm rằng “dấu ấn đặc trưng” về “sự lãnh đạo” của Mỹ là Washington không chỉ sẵn sàng thừa nhận những sai lầm của mình, đã tham gia vào “thiết lập một liên minh hoàn hảo hơn theo yêu cầu thường xuyên”, mà còn dám đương đầu với những thách thức theo cách “công khai” và “minh bạch”.
Cuộc đối thoại Mỹ – Trung vẫn sẽ tiếp diễn sang ngày thứ Sáu (19/3, giờ Mỹ). Với cuộc khẩu chiến nảy lửa ngay từ buổi khai màn, cho thấy cuộc gặp cấp cao này không hứa hẹn sẽ cải thiện được quan hệ giữa hai bên vốn đã rất căng thẳng từ nửa cuối nhiệm kỳ của chính quyền Trump.
Trong tuần trước, cựu Tổng thống Donald Trump đã nói với một cố vấn rằng ông “sẽ không bao giờ” cho phép ĐCSTQ tổ chức một cuộc họp ở Anchorage, Alaska, giống như chính quyền Biden làm.
Theo cố vấn Jason Miller của ông Trump, cựu tổng thống nói rằng “ông ấy sẽ yêu cầu người Trung Quốc đến Washington để họp”.
Ông Jason Miller nói với Newsmax hôm 14/3: “Việc ông Joe Biden để nhóm của mình tiến hành họp ở Anchorage chứ không phải ở Washington cho thấy, ông ấy đang cố tỏ ra tôn trọng người Trung Quốc. Ông ấy đã đầu hàng Trung Quốc”.
“Tôi đã nói chuyện với Tổng thống Trump về điều này tối qua và ông ấy nói rằng ông ấy sẽ không bao giờ đi [tới đó] và làm điều đó”, ông Miller nói thêm.
Đức Thiện
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Dương Khiết Trì Antony Blinken Quan hệ Mỹ - Trung đối thoại Mỹ - Trung