TT Trump yêu cầu Tối cao Pháp viện đưa ra quyết định lịch sử
- Như Ngọc
- •
Trong bối cảnh ngày càng nhiều các tiểu bang và các nhà lập pháp lên tiếng ủng hộ đơn kiện của Texas về toàn vẹn bầu cử, Tổng thống Donald Trump đã mạnh mẽ yêu cầu Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phải đưa ra “một trong những quyết định quan trọng nhất trong lịch sử đất nước ta”.
Tổng thống Trump viết trên Twitter vào tối 11/12 (giờ Mỹ): “Nếu Tối cao Pháp viện thể hiện sự Thông thái và lòng Dũng cảm tuyệt vời, thì người dân Mỹ có lẽ sẽ giành chiến thắng trong vụ án quan trọng nhất lịch sử, và Tiến trình Bầu cử của chúng ta sẽ lại được tôn trọng!”
If the Supreme Court shows great Wisdom and Courage, the American People will win perhaps the most important case in history, and our Electoral Process will be respected again!
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) December 11, 2020
Khoảng hơn 20 tiếng trước đó, ông chủ Tòa Bạch Ốc đăng tweet: “Sự ủng hộ to lớn đến từ khắp cả nước. Yêu cầu của tất cả chúng tôi là lòng Dũng cảm và sự Thông thái đến từ những người sẽ đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất trong lịch sử Đất nước ta. Chúa ban phước lành cho quý vị!”
Tremendous support from all over the Country. All we ask is COURAGE & WISDOM from those that will be making one of the most important decisions in our Country’s history. God bless you!
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) December 11, 2020
Tính đến tối ngày 11/12 (giờ Mỹ) đã có 19 tiểu bang và 126 Dân biểu của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện liên bang đệ trình văn bản yêu cầu Tối cao Pháp viện thụ lý vụ kiện bầu cử mà bang Texas đã nộp từ trước nửa đêm ngày 7/12.
Texas muốn kiện 4 bang chiến trường – Pennsylvania, Georgia, Michigan, và Wisconsin – về tính toàn vẹn bầu cử.
>>Texas kiện Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin lên Tòa án Tối cao vì vi phạm Hiến pháp
Tính tới cuối ngày thứ Sáu 11/12 (giờ địa phương), danh sách các Dân biểu của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ ký vào bản “Thân hữu tòa án” do Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson khởi xướng để ủng hộ đơn kiện bầu cử của Texas tại Tối cao Pháp viện, đã tăng lên 126. Bản cập nhật này được công bố sau khi tài liệu gửi tòa án tối cao được chỉnh sửa lại “lỗi văn thư” thiếu 20 dân biểu đã ký tên, trong đó có Lãnh đạo phe Thiểu số Hạ viện Kevin McCarthy.
Hiện cũng đã có 19 bang có tổng chưởng lý là đảng viên Đảng Cộng hòa đã đệ trình văn bản lên Tối cao Pháp viện bày tỏ ủng hộ Texas.
19 bang ủng hộ vụ kiện của Texas gồm: Missouri, Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana, Mississippi, Montana, Nebraska, Bắc Dakota, Oklahoma, Nam Carolina, Nam Dakota, Tennessee, Utah, Tây Virginia, Arizona, và Alaska.
Trong số 19 bang trên, có 6 bang Missouri, Arkansas, Louisiana, Mississippi, Nam Carolina, và Utah – đã đệ trình các bản kiến nghị chính thức để tham gia vào vụ kiện của Texas với tư cách nguyên đơn. Tổng thống Donald Trump cũng có động thái tương tự 6 bang này.
Trong khi đó, 20 bang và 2 vùng lãnh thổ thuộc Mỹ có tổng chưởng lý là đảng viên Đảng Dân chủ hôm 10/12 cũng đã đệ trình văn bản lên Tối cao Pháp viện để bày tỏ phản đối đơn kiện của Texas và ủng hộ 4 bang bị đơn.
20 bang và 2 vùng lãnh thổ ủng hộ 4 bang bị đơn gồm: California, Colorado, Connecticut, Delaware, đảo Guam, Hawaii, Illinois, Maine, Maryland, Massachusetts, Minnesota, Nevada, New Jersey, New Mexico, New York, Bắc Carolina, Oregon, Rhode Island, Vermont, Virginia, U.S. Virgin Islands, và Washington.
Iowa hiện là bang duy nhất có tổng chưởng lý là đảng viên Đảng Dân chủ chưa đệ trình văn bản ủng hộ 4 bang bị đơn trong vụ kiện của Texas. Theo The Epoch Times, Tổng Chưởng lý Tom Miller của Iowa đã có ý định gửi văn bản lên Tối cao Pháp viện ủng hộ 4 bang bị đơn, nhưng Thống đốc Kim Reynolds (Đảng Cộng hòa) đã ngăn chặn việc này.
Các tổng chưởng lý là đảng viên Đảng Cộng hòa của hai bang Idaho và Wyoming đã từ chối tham gia ký tên vào văn bản chung của 19 tổng chưởng lý Cộng hòa khác gửi Tối cao Pháp viện để ủng hộ Texas.
Tổng Chưởng lý Dave Yost (Đảng Cộng hòa) của bang Ohio đã gửi một văn bản riêng lên Tối cao Pháp viện nêu rõ họ không ủng hộ bên nào trong vụ kiện về toàn vẹn bầu cử. Ông Yost cho biết ông ủng hộ tòa án giải quyết vấn đề trung tâm do Texas dấy lên, nhưng phản đối Texas yêu cầu Tối cao Pháp viện ban hành biện phản khẩn cấp liên quan đến kết quả bầu cử.
Các tổng chưởng lý là đảng viên Đảng Cộng hòa tại hai bang Hampshire và Kentucky cho đến nay vẫn từ chối ký vào văn bản của cả hai bên ủng hộ và phản đối Texas. Họ cũng không gửi văn bản riêng lên Tối cao Pháp viện.
Tổng Chưởng lý Daniel Cameron của Kentucky và Tổng Chưởng lý Gordon MacDonald của New Hampshire chưa công khai phát biểu về những gì họ sẽ làm liên quan đến vụ kiện bầu cử của Texas và văn phòng của hai quan chức này cũng đã không phản hồi khi nhận được yêu cầu trả lời phỏng vấn từ The Epoch Times.
Tối cao Pháp viện hiện đã nhận được đầy đủ phản hồi bằng văn bản của 4 bang bị đơn. Dự kiến, tòa án cấp cao nhất Hoa Kỳ sẽ loan báo quyết định về việc họ có xem xét đơn kiện của Texas hay không vào trước hoặc trong ngày 14/12.
Như Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Donald Trump Gian lận bầu cử bầu cử Mỹ 2020 Dòng sự kiện Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ