Vào thứ Năm (17/9), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thừng phủ nhận những thông tin cho rằng Ukraine đang phát triển vũ khí hạt nhân trong buổi họp báo chung với Tổng Thư ký NATO Mark Rutte tại Brussels. Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước cuộc họp báo, ông Zelensky đã ám chỉ rằng hai lựa chọn duy nhất để bảo đảm an ninh quốc gia của Ukraine là hoặc gia nhập NATO hoặc tự phát triển vũ khí hạt nhân.

240928TrumpZelensky00
Ông Trump và ông Zelensky gặp mặt tại Trump Tower, New York, thảo luận về cách chấm dứt chiến tranh Ukraine, 27/9/2024 (ảnh cắt từ video)

Đôi khi chúng ta tự tạo ra các vấn đề. Bây giờ các ông đang làm điều đó. Chúng tôi chưa bao giờ nói rằng chúng tôi đang chuẩn bị chế tạo vũ khí hạt nhân hay điều gì tương tự — Đó là lý do tại sao tôi nói rằng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài [gia nhập] NATO. Đó là tín hiệu của tôi, nhưng chúng tôi không phát triển vũ khí hạt nhân. Xin đừng truyền tải những thông điệp này”, ông Zelensky bác bỏ các thông tin đồng thời nhắc nhở truyền thông quốc tế.

Ông Zelensky cho biết ông đã thảo luận đề xuất Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân với cựu Tổng thống Donald Trump về một số lựa chọn an ninh của Ukraine, trong đó Ukraine hoặc tự phát triển vũ khí hạt nhân hoặc được phép gia nhập NATO để tự bảo vệ mình. Ông Zelensky khẳng định rằng ông Trump thấy đề xuất của ông là hợp lý, mặc dù ông Trump chưa từng công khai thừa nhận cuộc thảo luận về hạt nhân này.

Khi đối thoại với ông Donald Trump, tôi đã nói với ông ấy, ‘Lối thoát nào cho chúng tôi?’ Hoặc Ukraine sẽ có vũ khí hạt nhân, và chúng [vũ khí hạt nhân] sẽ là biện pháp bảo vệ [an ninh cho Ukraine], hoặc chúng tôi cần tham gia vào một liên minh nào đó. Chúng tôi không biết bất kỳ liên minh nào hiệu quả ngoại trừ NATO“, ông Zelensky nói.

Vào hôm thứ Năm (17/10), tờ Bild của Đức tuyên bố rằng Ukraine có khả năng tự phát triển vũ khí hạt nhân chỉ “trong vài tuần” nếu ông Zelensky ra lệnh. 

Chúng tôi có nguyên liệu, chúng tôi có kiến thức. Nếu có lệnh [từ tổng thống Zelensky], chúng tôi chỉ mất vài tuần để chế tạo quả bom [nguyên tử] đầu tiên“, một quan chức giấu tên cho hay, theo từ Bild. Quan chức giấu tên cũng nói rằng phương Tây nên “ít quan tâm đến lằn ranh đỏ của Nga và tập trung nhiều hơn vào lằn ranh của chúng ta“.

Ông Dmitry Litvin, cố vấn của ông Zelensky, đã thẳng thừng bác bỏ thông tin này, gọi đó là “vô căn cứ” và cho rằng tờ Bild có thể đã bị ảnh hưởng bởi những luồng thông tin tuyên truyền từ Nga.

Ukraine, đã từng là một trong số các cường quốc hạt nhân lớn, quyết định từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình theo Bản ghi nhớ Budapest vào năm 1994, theo đó Hoa Kỳ, Anh, và Nga đã cam kết bảo đảm an ninh cho Ukraine để đổi lấy việc Ukraine loại bỏ vũ khí hạt nhân còn sót lại từ thời Liên Xô trên lãnh thổ Ukraine. 

Quốc gia lớn nào, quốc gia hạt nhân nào đã chịu thiệt hại? Tất cả? Không, chỉ có Ukraine“, ông Zelensky tuyên bố, ám chỉ đến các quốc gia đã ký kết Bản Ghi nhớ Budapest năm 1994. 

Vào tháng Hai năm 2022, tại Hội nghị An ninh Toàn cầu, ông Zelensky đã bày tỏ sự tiếc nuối sâu sắc về quyết định này, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine hiện tại, đồng thời nói rằng đất nước ông có “mọi quyền” để đảo ngược quyết định này. 

Ông Zelensky đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Ukraine coi việc gia nhập NATO là giải pháp hàng đầu giúp bảo đảm an ninh cho Ukraine. Ông Zelensky không ngần ngại chỉ trích mạnh mẽ sự kém hiệu quả của các liên minh đồng minh quốc tế khác và khẳng định chắc chắn rằng việc trở thành thành viên NATO là rất quan trọng cho tương lai của Ukraine.

Những phát biểu của ông Zelensky về khả năng Ukraine theo đuổi vũ khí hạt nhân đã gây tranh cãi mạnh mẽ trên trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra đi kèm với các căng thẳng địa chính trị xung quanh vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân.

Ở thời điểm hiện tại, ông Zelensky vẫn đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các đồng minh phương Tây cho “kế hoạch chiến thắng” của mình, với trọng tâm xoay quanh việc Ukraine gia nhập NATO nhằm kết thúc chiến tranh với Nga. 

Thiên Vân (T/h)