Viện Khổng Tử: Hợp tác nghiên cứu hay dưỡng mầm tai họa?
- Tiêu Nhiên
- •
Tiếp sau phân hiệu tại Boston của Đại học Massachusetts (tiểu bang Massachusetts, Mỹ) đóng cửa Viện Khổng Tử, ngày 17/3, Đại học Tufts tại tiểu bang này cũng tuyên bố đóng cửa Viện Khổng Tử.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, ngôi trường tư thục tọa lạc ở Medford, gần thành phố Boston của tiểu bang Massachusetts, là một dự án hợp tác giữa Đại học Tufts và Đại học Sư phạm Bắc Kinh Trung Quốc, nhằm tổ chức các chương trình dạy học và hoạt động ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc không học phần.
Viện Khổng Tử là dự án mở rộng văn hóa ở nước ngoài được Đảng Cộng sản Trung Quốc tài trợ. Lãnh đạo ĐCSTQ từng gọi Viện Khổng Tử là sự thành công trong việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, và nói rằng “nó là bộ phận quan trọng tổ hợp thành bố cục tuyên truyền nước ngoài” của ĐCSTQ.
Sự mở rộng của Viện Khổng Tử tại Mỹ và các nước phương Tây khác đã gây sự chú ý và có nhiều tranh cãi. Những người phê bình nói rằng ĐCSTQ thông qua Viện Khổng Tử để xuất khẩu ý thức hệ, đồng thời thông qua can thiệp vào tài liệu giảng dạy và chương trình học để vươn cánh tay kiểm duyệt đến các trường học ở Mỹ, và còn giám sát giáo viên và học sinh có thái độ phê bình Bắc Kinh.
The Boston Globe từng đưa tin, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Hồng Kông và người Đài Loan, cả những nhà hoạt động, hàng tuần đều kháng nghị bên ngoài Viện Khổng Tử tại Đại học Tufts và nơi ở của hiệu trưởng Đại học Tufts.
Nhiều năm qua, ông Seth Moulton – Dân biểu liên bang tại Massachusetts vẫn luôn thúc giục trường đại học tại tiểu bang này đóng cửa Viện Khổng Tử. Tháng 9 năm ngoái, chính quyền cựu Tổng thống Trump chỉ định Trung tâm Viện Khổng Tử Mỹ là phái đoàn nước ngoài. Một số nghị sĩ quốc hội cũng rất chú ý đến vấn đề của Viện Khổng Tử.
Tháng Ba năm nay, Thượng viện đã nhất trí thông qua “Dự luật Chú ý đến học viện trong khuôn viên trường đại học trên lãnh thổ Mỹ có sự tài trợ của nước ngoài” (Concerns Over Nations Funding University Campus Institutes in the United States Act). Dự luật này lấy chữ cái đầu từ tên tiếng Anh để viết tắt thành “Dự luật Khổng Tử” (CONFUCIUS).
Dự luật này yêu cầu Viện Khổng Tử thiết lập trong khuôn viên trường đại học tại Mỹ bảo vệ tự do học thuật, đồng thời cấm thực thi bất cứ luật pháp của nước ngoài nào, và trao toàn bộ quyền kiểm soát liên quan đến nội dung giảng dạy và hoạt động, cũng như tuyển dụng nhân sự cho trường học sở tại của Mỹ. Dự luật cấm chính phủ liên bang tài trợ cho các trường học có Viện Khổng Tử và không tuân thủ quy định trên.
Người đưa ra dự luật này, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Kennedy nói rằng: “Viện Khổng Tử ngoài cái tên ra, tất cả đều dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ.”
Hợp tác nghiên cứu khoa học Mỹ – Trung là đôi bên cùng có lợi hay dưỡng mầm tai họa?
Trong 4 năm chấp chính của ông Trump, các giới tại Mỹ cũng đã dần dần nhận biết rõ ràng Viện Khổng Tử. Tuy nhiên, các trường đại học thuộc Liên đoàn Ivy (Ivy League) vẫn còn tồn tại nhiều hợp tác với ĐCSTQ.
Gần đây, tranh cãi về việc Ivy League hợp tác với Trung Quốc liệu có đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ hay không lại tiếp tục nóng lên. Có nhân sĩ giới học thuật cho rằng, hợp tác quốc tế cởi mở mang đến lợi ích chung, là con đường duy nhất để thúc đẩy an ninh công nghệ và tiến bộ. Tuy nhiên, nhân sĩ phân tích chính sách lại chỉ ra rằng hợp tác nghiên cứu khoa học Mỹ – Trung có thể “giống như đại học Mỹ thời Thế chiến thứ 2, sự hợp tác giữa các công ty và Đức Quốc Xã”, đồng thời kêu gọi các đại học và doanh nghiệp tại Mỹ suy nghĩ cẩn thận về hành động của mình.
Gần đây, Washington Free Beacon đưa tin, một số trường đại học nổi tiếng thuộc Ivy League hợp tác với Trung Quốc, đã mang đến cho Mỹ ẩn hoạn an ninh quốc gia, làm dấy lên làn sóng phản đối trong trường liên quan đến hợp tác với Trung Quốc.
Ngày 10/3, Washington Free Beacon đưa tin, Đại học Harvard, Đại học Pennsylvania và Trường Y Đại học Yale hợp tác với quân đội ĐCSTQ hoặc với cơ quan có sự hỗ trợ của ĐCSTQ.
Báo cáo chỉ ra, Trường Y tế Cộng đồng Đại học Harvard thiết lập quan hệ đối tác với 7 trường đại học Trung Quốc, hỗ trợ thúc đẩy cải cách hệ thống điều trị y tế Trung Quốc. Nhưng trong đó có 6 trường đại học có liên quan đến quân đội, tồn tại “rủi ro an ninh nghiêm trọng”, bao gồm Đại học Tứ Xuyên, Đại học Giao thông Tây An, Đại học Thanh Hoa giúp đỡ phát triển kế hoạch hạt nhân Trung Quốc và các công nghệ quốc phòng khác.
Trường Y Đại học Yale thiết lập quan hệ đối tác hợp tác với thành phố Thâm Quyến và nhiều bệnh viện ở các nơi trên khắp Trung Quốc. Đại học Yale giúp đỡ Trung Quốc xây dựng một kho dữ liệu số thu thập dữ liệu sinh trắc học của 400.000 công dân Trung Quốc. Trung tâm Sức khỏe toàn cầu của Đại học Pennsylvania thiết lập quan hệ đối tác với Bệnh viện Hiệp hòa Bắc Kinh do Ủy ban Y tế Sức khỏe quốc gia Trung Quốc trực tiếp giám sát.
Ngày 15/3, Washington Free Beacon tiếp tục đưa tin, Phó hiệu trưởng Trường Quản lý Khách sạn của Đại học Cornell (một trong những đại học thuộc Ivy League) thúc đẩy một kế hoạch cấp học vị/ bằng cấp chung do Bộ Giáo dục Trung Quốc tài trợ. Theo báo cáo, kế hoạch này sẽ tạo ra lợi ích 1 triệu USD, nhưng đã bị nhiều giáo sư tẩy chay, họ lo lắng về việc chính quyền ĐCSTQ chèn ép tự do học thuật và cả vấn đề nhân quyền như diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Ông Arthur Herman, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Hudson nói với VOA rằng, an ninh quốc gia là nhân tố cần ưu tiên cân nhắc khi hợp tác về khoa học công nghệ với Trung Quốc. Cần phải kiểm soát nghiêm ngặt người học tập tại Mỹ để đảm bảo họ không tham gia hoạt động gián điệp tiềm năng.
Tiêu Nhiên, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Viện Khổng Tử mối quan hệ Mỹ - Trung