Washington Post: Phương Tây ép Ukraine tổ chức bầu cử bất chấp chiến tranh
- Nhật Tân
- •
Câu chuyện cần bầu cử ở Ukraine nổi lên từ vài tháng trước khi Tiny Kox của EU và Lindsey Graham của Mỹ, những người ủng hộ mạnh mẽ chiến tranh ở Ukraine, đã hối thúc và cho rằng bầu cử là nên được tổ chức để đề cao lý tưởng “dân chủ”. Bấy giờ, ông Zelensky đã đáp rằng muốn chính phủ ông tổ chức bầu cử thì phương Tây phải chi trả số tiền đó. Hành động này của ông Zelensky bị pha cánh hữu Mỹ miêu tả là tống tiền người Mỹ. Theo The Washington Post (WaPo) bình luận hôm Chủ Nhật, thời gian qua đã tiếp tục xuất hiện sức ép, do đó chính quyền Kiev khó có thể tiếp tục bác bỏ phương án bầu cử, vì nếu không, họ sẽ đối mặt nguy cơ đánh mất sự ủng hộ của phương Tây.
Những kêu gọi từ phương Tây yêu cầu Ukraine tổ chức bầu cử, là có những ý kiến đến từ phe chủ chiến trong chiến tranh Ukraine, như là phương thức mà Thượng nghị sỹ Mỹ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham nói rằng Ukraine tổ chức bầu cử không chỉ là “một hành động thách thức quân Nga xâm lược, mà còn là đề cao lý tưởng dân chủ và tự do.”
Đồng thời, phe phản đối chiến tranh, những ý kiến trái chiều, cũng đòi hỏi chính quyền Kiev tổ chức bầu cử. Với lập luận rằng chế độ Kiev là tham nhũng, là đàn áp đảng đối lập, là đàn áp tôn giáo. Cho nên, việc chính quyền Kiev đang tìm cách né tránh bầu cử chính là biểu hiện họ không tuân theo chủ trương dân chủ, và nếu đã vậy, thì không nên tiếp tục viện trợ cho họ. Tờ báo viết rằng có một số thành viên Đảng Cộng hòa, hoặc vài người cánh hữu như bình luận viên Tucker Carlson là có ý kiến loại này.
“Cái giá phải trả cho tổ chức bầu cử sẽ là thua trận,” theo cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko, vì “Đoàn kết là nguồn lực bắt buộc phải có cho chiến thắng của chúng tôi.”
Trong khi đó, theo WaPo báo cáo, giới chức Kiev vẫn tìm cách bảo lưu lập luận rằng tổ chức bầu cử ở Ukraine là khó khăn tới mức gần như không khả thi trong tình trạng chiến tranh:
– Khoảng 1/5 lãnh thổ mang hình tựa trái chuối của Ukraine được chính quyền Kiev coi là đang tạm thời nằm trong tay Nga. Hiển nhiên dân chúng ở đó không thể tham dự bầu cử.
– Nhiều triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước, như vậy giải quyết bài toán họ tham dự bầu cử thế nào?
– Vấn đề tài chính, hậu cần, và pháp lý.
WaPo dẫn lời một quan chức Kiev, đại biểu cho quan điểm rằng một cuộc bầu cử gượng ép thậm chí sẽ làm Ukraine suy yếu, và đó chính là điều mà đối thủ của họ mong muốn:
“Người Nga đang thúc đẩy [bầu cử ở Ukraine] qua các kênh bí mật của mình,” một quan chức ngành an ninh nói với WaPo, giấu tên do nội dung nhạy cảm. “Không có tình huống nào cho phép bầu cử dân chủ trong thời chiến là khả thi.”
Quan chức đó tin rằng tổ chức bầu cử sẽ làm xáo động nội bộ Kiev, thậm chí tạo cơ hội cho Nga dùi vào gây chia rẽ xã hội và chính trị.
“[Tổ chức bầu cử] đem lại rủi ro, nó không tốt cho quốc gia, và vô nghĩa theo góc nhìn chính trị,” quan chức này nói. “Nó sẽ phá tính bền vững chính trị vốn đã mỏng manh của Chính phủ Ukraine.”
Bà Yulia Tymoshenko, cựu Thủ tướng Ukraine, phản đối khi phỏng vấn ở Brussels trong tháng này lúc được hỏi về vấn đề bầu cử. “Cái giá phải trả cho tổ chức bầu cử sẽ là thua trận,” bà nói. “Đoàn kết là nguồn lực bắt buộc phải có cho chiến thắng của chúng tôi.”
Ngoài ra, bà cũng nói “về những chiến binh đang mạo hiểm tính mạng ở chiến tuyến, hầu hết họ không có điều kiện đi bầu phiếu,” và còn “7 triệu người Ukraine đang tị nạn ở hải ngoại,… hầu hết cũng không thể tham dự bỏ phiếu.”
“Nếu chúng tôi không nhận được viện trợ, thì chúng tôi sẽ thua trận,” Lãnh đạo đa số thượng viện Mỹ Chuck Schumer dẫn lời ông Zelensky, rằng tồn vong của Kiev nay đã phụ thuộc nhiều vào viện trợ.
Theo WaPo, quan chức Kiev không thể gạt bỏ ý kiến muốn tổ chức bầu cử do cả 2 phe của phương Tây đề xuất, bởi vì nếu Kiev làm vậy thì họ sẽ có nguy cơ bị các chính khách phương Tây ruồng bỏ. Như vậy, câu chuyện này dẫn tới tình huống tổ chức bầu cử trở thành điều kiện then chốt cho việc quyết định tiếp tục viện trợ cho Ukraine như thế nào.
Mà sự tồn vong của chính quyền Kiev lâu nay vẫn là dựa vào dòng tiền bạc và súng đạn viện trợ này. Người Mỹ hiểu quá rõ về điều ấy. Như ông Chuck Schumer dẫn lời Tổng thống Volodymyr Zelensky: “Nếu chúng tôi không nhận được viện trợ, thì chúng tôi sẽ thua trận.”
Hồi tháng 5, chính trị gia người Hà Lan Tiny Kox, chủ tịch Hội đồng Nghị viên của Ủy hội Châu Âu, đã có lời kêu gọi chính quyền Kiev hãy tổ chức bầu cử “càng tự do, càng công bằng càng tốt” khi ông nói trong một phỏng vấn bởi truyền thông Ukraine.
Trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiến hành bầu cử tổng thống trong năm nay, bất chấp khó khăn rất lớn do động đất, đã được ông Kox lấy làm tham chiếu để hối thúc Ukraine. Tham chiếu về phương diện khả năng vượt qua khó khăn để bầu cử và đề cao tinh thần dân chủ mà thôi. Chứ bản thân kết quả bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ với ông Recep Tayyip Erdogan tiếp tục bảo trụ vị trí đứng đầu nhà nước suốt từ năm 2003 đến nay, đã khiến không ít chính khách phương Tây nghi ngờ về tính tự do và công bằng.
Tuy nhiên, sau này ông Kox đã giảm nhẹ hối thúc của mình, khi thừa nhận những khó khăn do chiến tranh ở Ukraine. Nhưng ông vẫn kiên trì quan điểm, nói rằng Ukraine “đến một lúc nào đó thì sẽ phải có bầu cử, và lời khuyên của tôi, ấy là hãy chuẩn bị để nó diễn ra càng sớm càng tốt.”
Thượng nghị sỹ Mỹ Lindsey Graham trong chuyến tới Kiev cũng hối thúc ông Zelensky rằng “đã đến lúc Ukraine tiến lên một bước” trong công cuộc “phát triển nền dân chủ, và ấy là hãy tổ chức bầu cử vào năm 2024.”
“Tôi muốn đất nước này tổ chức được một cuộc bầu cử tự do và công bằng, thậm chí ngay cả khi đang bị tấn công,” ông Graham nói. Ông là một trong những chính khách Mỹ ủng hộ mạnh mẽ chính quyền Kiev trong nhiều năm qua.
Đáp lời vụ việc ấy, ông Zelensky khi trả lời một phỏng vấn của truyền thông Ukraine đã nói đề xuất của ông Graham là “rất hợp lý, rất công bằng”. Nhưng mà —lại nhưng— ông kể rằng ông đã nói với ông Graham rằng các cuộc bầu cử ở Ukraine trong thời gian thiết quân luật chỉ có thể diễn ra “nếu quyền bầu cử được đảm bảo cho mọi công dân.”
“Làm sao quân đội có thể bỏ phiếu được? Cho tôi xem cơ sở hạ tầng. Chưa ai cho thấy điều đó”, ông Zelensky phân bua. “Làm thế nào người dân đang sống ở nước ngoài có thể bỏ phiếu? Chưa có ai chỉ ra được cho tôi.”
Kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2/2022, ông Zelensky đã ban bố tình trạng thiết quân luật tại Ukraine. Tình trạng này đã liên tục được gia hạn mỗi khi nó hết hạn, và tiếp tục duy trì theo cách đó cho tới hôm nay.
Nếu không có chiến tranh, thì lẽ ra Ukraine có cuộc bầu cử Quốc hội vào năm nay, 2023, và bầu cử tổng thống vào năm tới, 2024.
Ông Zelensky đã diễn giải theo luật Ukraine rằng trong tình trạng thiết quân luật, thì có thể trì hoãn và không tiến hành bầu cử. Những người phản đối chiến tranh Ukraine, đặc biệt là những ai không hài lòng về việc Mỹ đổ nhiều tiền vào chính quyền Zelensky, đã nói rằng chế độ Kiev không phải là chế độ dân chủ, với việc ông Zelensky từ chối tiến hành bầu cử là một biểu hiện minh chứng cho điều ấy.
Lưu ý rằng khi phản đối cấp viện trợ, thì luận điểm về bầu cử chỉ là một trong những luận điểm mà thôi.
Nghị sĩ Mỹ Rand Paul, thành viên Đảng Cộng hòa: “Ukraine cấm các đảng chính trị, xâm chiếm nhà thờ, họ bắt giam các linh mục, cho nên, đó không phải là chế độ dân chủ, đó là chế độ tham nhũng.” Lời tuyên bố này đưa ra trước khi ông Zelensky tới gặp các nhà lập pháp lưỡng đảng, vận động cho khoản 24 tỷ đô la viện trợ cuối tuần trước:
.@RandPaul says the thing you're NOT allowed to say about Ukraine:
"Ukraine banned the political parties, they’ve invaded churches, they’ve arrested priests, so no, it isn’t a democracy, it’s a corrupt regime." pic.twitter.com/4sQeO6X5MH
— Young Americans for Liberty (@YALiberty) September 21, 2023
Sau khi ông Zelensky có lời đáp trả 1 ngày, ông Graham đưa ra một tuyên bố, nói ông “rất vui mừng khi biết rằng Tổng thống Zelensky đã mở cửa cho cuộc bầu cử ở Ukraine vào năm 2024”, và gọi quyết định này là “táo bạo và có sức ảnh hưởng” và là “một hành động thách thức với quân Nga xâm lược.”
Ông Graham nói: “Tôi không thể nghĩ ra biểu tượng nào tốt hơn cho Ukraine ngoài việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong thời kỳ chiến tranh.”
Tuyên bố của ông thừa nhận rằng cần Quốc hội Ukraine “thông qua điều này”, và vấn đề sao cho đạt được “môi trường an ninh” cho một cuộc bỏ phiếu “sẽ là thách thức.”
Ông Zelensky cũng nhấn mạnh rằng Ukraine không có khả năng tài chính để chi trả cho cuộc bầu cử. Theo ông, nếu Mỹ và đồng minh muốn ông tổ chức bầu cử ở Ukraine, thì hãy trả tiền cho hoạt động ấy, khoảng 135 triệu USD theo ước tính của ông.
“Tôi sẽ không tổ chức bầu cử bằng tiền vay nợ. Tôi cũng sẽ không lấy tiền từ [khoản dành cho] vũ khí để dùng cho các cuộc bầu cử,” ông Zelensky lập luận khi nói rằng nếu muốn ông bầu cử thì hãy tài trợ khoản chi phí này. Lối nói này bị chỉ trích là hành vi “ăn chặn tiền ở hòm bầu cử.”
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy gọi việc ông Zelensky yêu cầu 135 triệu USD là một hành vi “ăn chặn tiền ở hòm bầu cử,” một biểu hiện đi ngược lại tinh thần dân chủ. Ông Ramaswamy trước đó cho rằng Mỹ nên ngừng tài trợ cho Ukraine và buộc Kiev phải đàm phán với Moskva để sớm đạt được hòa bình.
Ông Ramaswamy bình luận trong một tuyên bố do Fox News đăng tải: “Lối đe dọa bằng cách ám chỉ của ông [Zelensky] rằng sẽ gạt bỏ các cuộc bầu cử dân chủ ở Ukraine, trừ khi người dân Mỹ đứng ra nhận hóa đơn và chi thêm 135 triệu USD tài trợ. Đó là thể hiện một đẳng cấp tống tiền mới nhắm vào Mỹ.”
Một đề xuất khác từ phía Mỹ, trong chuyến thăm Kiev hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Antony Blinken đã kêu gọi ông Zelensky tham khảo ý kiến rộng rãi xã hội dân sự và phe đối lập Ukraine về thời điểm tổ chức cuộc bỏ phiếu tiếp theo.
Một quan chức cấp cao của Mỹ, người phát biểu với điều kiện giấu tên để thảo luận về một chủ đề nhạy cảm, nói rằng chính quyền Biden thông cảm với nhiều trở ngại về mặt hậu cần khi tổ chức bầu cử trong thời chiến.
Quan chức cấp cao cho biết: “Chúng tôi không thúc đẩy họ tổ chức bầu cử.”
Một thành viên quốc hội Ukraine cho rằng áp lực mà họ phải gánh chịu là do một số người Đảng Cộng hòa Mỹ muốn nhân chuyện này để gây sức ép cho đối thủ của họ trong chạy đua bầu cử Mỹ 2024 đang diễn ra. Và không chỉ riêng vấn đề bầu cử của Ukraine, mà các vấn đề khác của Ukraine cũng bị họ lôi ra để dùng cho mục đích riêng.
“Điều này là hợp lý và có thể đoán trước được,” nhà lập pháp nói. “Tất nhiên, các vấn đề của Ukraine đều bằng cách này hay cách khác mà trở thành một phần trong các cuộc thảo luận trong nước của Mỹ.”
Bà Tymoshenko, cựu Thủ tướng Ukraine, cho hay đảng của bà không đồng tình với ông Zelensky về nhiều vấn đề, nhưng riêng việc tổ chức bầu cử này thì là ngoại lệ. Bà đồng ý với ông Zelensky, nói “Chúng tôi hoàn toàn phản đối điều này,” và nói: “Thua trận chỉ vì ai đó muốn bầu cử — điều đó không thể chấp nhận được.”
Từ khóa Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine Bầu cử Ukraine