Việc “niệm 9 chữ, âm tính COVID-19’ bị phạt 10 triệu đồng’: Những người trong cuộc lên tiếng
- Xuân Tường - Thiện Tâm
- •
“Niệm 9 chữ, âm tính COVID-19’ bị phạt 10 triệu đồng’ là sự việc xoay quanh một phụ nữ tại tỉnh Ninh Bình bị phạt hành chính số tiền 10 triệu đồng, do giới chức năng tỉnh Ninh Bình kết luận một bài đăng lại trên Facebook cá nhân của bà là “thông tin bịa đặt, gây hoang mang”. Tuy nhiên, theo thông tin được xác minh, sự việc dần được làm sáng tỏ. Lúc đầu, cá nhân đã chuyển sang âm tính COVID-19 nhờ niệm 9 chữ vì muốn bảo vệ thông tin cá nhân nên không công khai danh tính, còn người bị phạt lại không được cho thời gian để xác nhận và bổ sung thông tin.
Một bài chia sẻ trên Facebook và quyết định xử phạt 10 triệu đồng
Đoàn Thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Ninh Bình ngày 13/8 ra quyết định xử phạt bà Nguyễn Thị Tuyết (SN 1965, ngụ TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc” trên mạng xã hội, quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ.
Đoàn thanh tra định mức xử phạt hành chính đối với bà Tuyết là 10 triệu đồng và yêu cầu gỡ bài viết đã đăng trên nhóm Facebook “Hỗ trợ học Pháp Luân Công tại Ninh Bình” hồi 19h ngày 13/8.
Sáng 14/8, Cổng thông tin Công an tỉnh Ninh Bình đăng bản tin về sự việc, cho biết vào khoảng 8h ngày 13/8, bà Tuyết dùng tài khoản Facebook cá nhân đăng tải và chia sẻ thông tin: “Nhờ niệm 9 chữ chân ngôn Pháp Luân Công để chữa khỏi COVID-19 và khẳng định trong vòng 10 ngày chuyển từ dương tính sang âm tính, không còn triệu chứng “Không 1 viên thuốc, không 1 phương cách nào khác” – trích bản tin.
Cho rằng “Nội dung bài viết là hoàn tài bịa đặt, không có cơ sở khoa học, gây hoang mang trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh”, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh phối hợp Công an TP Tam Điệp và Sở TT-TT tỉnh Ninh Bình phạt bà Tuyết 10 triệu đồng, yêu cầu gỡ bỏ bài viết và cam kết không tái phạm.
Trong ngày 14/8, nhiều báo và các trang tin trong nước sử dụng thông tin trên làm bản tin, loan rộng tin tức về sự việc.
Những người trong cuộc nói gì?
Liên hệ với người trong cuộc, bà Tuyết cho hay vào sáng 13/8, khi xem Facebook thấy bài đăng về một người trong TP.HCM sau khi niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo – Chân Thiện Nhẫn hảo”, sau 10 ngày, kết quả test nhanh đã chuyển từ dương tính sang âm tính. Kèm theo bài đăng là một ảnh chụp dòng chữ được viết trên bìa carton (bề mặt có dán băng keo) và 3 kết quả test nhanh: ngày 2/8 – dương tính, ngày 5/8 – dương tính và ngày 12/8 – âm tính.
“Tôi thấy mừng quá, mừng quá nên nghĩ: Thôi chia sẻ để cho những người nào trong lúc hoang mang này có thể theo chữ này niệm mà người ta được cứu thì tốt quá”, bà Tuyết kể lại, cho hay sau đó copy, đăng lại bài.
Bà Tuyết cho biết vào khoảng 15h cùng ngày, một đại diện tổ dân phố và hai công an, một người là công an thành phố, một người là công an phường đến nhà, yêu cầu làm rõ về bài đăng. Công an nói: “Bài của cô đăng không có cơ sở khoa học chứng minh, không có tên tuổi nên đây là thông tin bịa đặt, sai sự thật, thì cô phải chịu trách nhiệm việc này”. Các cơ quan liên quan sau đó đã ra quyết định xử phạt bà Tuyết 10 triệu đồng.
Bà Tuyết cho hay sau đó đã tìm lại được người đăng thông tin ban đầu; người này xác nhận sự việc là đúng, nhưng tại thời điểm này chưa công khai danh tính (vì lý do cá nhân).
Khoảng 15h ngày 15/8, tài khoản Facebook “Phạm Nguyên” đăng một bài viết dài, trong đó xác nhận mình chính là trường hợp đã dương tính COVID-19, sau đó chuyển âm tính được bà Tuyết chia sẻ hôm 13/8, tên đầy đủ là Phạm Cao Nguyên, 26 tuổi, ngụ tại TP.HCM.
“Vì tôi không muốn nhiều người gọi điện và nhắn tin làm phiền để hỏi tôi về sự việc này có thật hay không, nên tôi đã không nói đích danh của chính mình, mà tôi lại nói rằng “chia sẻ từ một người bạn giấu tên”. Sau khi đăng tải bài viết trên, thì tôi được biết cô Nguyễn Thị Tuyết ở Ninh Bình đã chia sẻ lại bài viết của tôi, nhưng tôi không nghĩ rằng sự việc này lại vô tình khiến cô Tuyết bị Thanh tra Sở TT-TT Ninh Bình xử phạt hành chính vì bị cho rằng cung cấp thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận. Tôi rất tiếc về sự việc này đã xảy ra” – anh Nguyên viết, đồng thời cho hay sẵn sàng cung cấp thông tin nếu cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc nhà báo cần xác minh.
Liên hệ với anh Nguyên, anh cho biết hiện tại, những triệu chứng của bệnh mà anh nhận thấy đã hết hoàn toàn, hiện xét nghiệm là âm tính. Nhưng anh cũng lưu ý, “nếu chỉ niệm [9 chữ – chú thích] mà trong tâm không tin hoặc phỉ báng thầm trong tâm thì kết quả sẽ không đạt…”.
Về sự việc bà Tuyết bị xử phạt và bị báo chí lan tin rộng rãi, anh cho hay hiện chưa có cơ quan nào liên hệ làm việc, “nhưng nếu có ai hỏi thì có sao sẽ chia sẻ như vậy”. Anh cũng bày tỏ “hoàn toàn không nghĩ sự việc sẽ xảy ra theo chiều hướng đó, nếu biết được đã công khai danh tính ngay từ đầu”.
Qua liên hệ, bà Tuyết thông qua luật sư tư vấn cho hay sẽ khiếu nại để bảo toàn sự việc đã đăng tải và danh dự cá nhân.
Thông tin về các trường hợp mắc COVID-19 bình phục với liệu pháp tương tự đã được ghi nhận [tham khảo]
Trước đó, một báo cáo được đăng trên trang web của Đại học Standford về trường hợp một bệnh nhân 73 tuổi nghi nhiễm virus Vũ Hán, đã bình phục sau khi niệm 9 chữ chân ngôn trên của Pháp Luân Công.
Báo cáo được thực hiện bởi 3 tác giả: Tiến sĩ y khoa ngành truyền nhiễm Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), Giám đốc Khoa học của Công ty dược Sun Regen Healthcare AG, nguyên chuyên gia cao cấp phát triển thuốc kháng virus, tập đoàn dược Novartis; Tiến sĩ Margaret Trey, cố vấn – nhà nghiên cứu, diễn giả và tác giả của hai cuốn sách, Thực hành chính niệm của Pháp Luân Công và Tác động của Pháp Luân Công đối với sức khỏe – sức khỏe toàn diện; Phó giáo sư Kai-Hsiung Hsu, Khoa Cơ sinh học điện tử (Biomechatronic), Đại học Quốc gia Ilan, Đài Loan.
Báo cáo mô tả trường hợp một phụ nữ người Mỹ gốc Do Thái 73 tuổi, có tiền sử ung thư đại tràng ác tính, đã bị cắt bỏ tuyến giáp, xơ vữa động mạch vành, nhịp tim chậm. Bệnh nhân bị mất vị giác và chỉ còn vị giác kim loại, đau khắp người, sốt nhẹ và cuối tháng 3/2020 và sớm bị khó thở nghiêm trọng sau 15 ngày. Vào thời điểm đó, các bác sĩ tư vấn qua video và xác định bà nhiễm COVID-19 và khuyên bà nên tự cách ly ở nhà.
Khi có các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân dùng thuốc Tylenol trong 13 ngày. Ban đầu, bà cảm thấy tốt hơn, nhưng sau đó mệt mỏi nghiêm trọng, đau nhức trong vòng một tuần, và sau đó là khó thở nghiêm trọng. Bệnh nhân đôi khi không thở được và không thể đi từ giường vào phòng tắm. Bà bắt đầu cảm thấy sợ hãi cái chết sau 15 ngày.
Vào ngày 15/4/2020, bà bắt đầu học thuộc và nhẩm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” bằng tiếng Trung. Sau đó, bà đã có thể thở lâu hơn và sâu hơn. Sau ba ngày liên tục niệm đọc chân thành, bà thở trở lại bình thường và tất cả các triệu chứng chấm dứt.
Đầu tháng 5/2020, xét nghiệm kháng thể COVID-19 của bà cho kết quả âm tính. Bà hồi phục vị giác sau 2 tháng. Nhịp tim của bà từ 44-46 nhịp/phút cũng trở lại 50-54 nhịp/phút. Sau thời gian này, bà cảm thấy khỏe mạnh trở lại, đi bộ 3km mỗi ngày và tiếp tục công việc bình thường.
Video bà trả lời phỏng vấn có thể được tìm thấy ở đây.
Ba nhà khoa học Đổng Vũ Hồng, Margaret Trey và Kai-Hsiung Hsu còn đưa ra một báo cáo kết quả khảo sát theo phương pháp hồi cứu trong y học về 36 trường hợp mắc COVID-19 trong điều kiện không thể tiếp cận điều trị y tế từ bệnh viện, hoặc bệnh viện không điều trị nữa hoặc thuốc trị không hiệu quả. Sau khi niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, 26/36 bệnh nhân bình phục (chiếm 72,2%), 10 trường hợp chuyển biến tốt (chiếm 27,8%).
Trong 36 trường hợp được báo cáo có 28 người Trung Quốc, 3 người Pháp gốc Việt, 1 người Mỹ gốc Do Thái (trường hợp đã nêu trên), 1 người Canada gốc Á, 1 người Thổ Nhĩ Kỳ và 1 người Đan Mạch. Trong 36 người, có 3 người là chuyên gia y tế.
Ngày 14/8, trong một bài đăng trên Facebook, luật sư Lê Công Định dẫn báo cáo được đăng trên trang web của Đại học Stanford (Hoa Kỳ) về trường hợp một bệnh nhân 73 tuổi nghi nhiễm virus Vũ Hán (nêu trên), đã bình phục sau khi niệm 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công. “Một trung tâm nghiên cứu khoa học như Đại học Stanford còn dè dặt khi dẫn báo cáo về trường hợp xảy ra như vậy để nghiên cứu thêm, chứ không vội kết luận hồ đồ rằng sự kiện đó không có cơ sở khoa học.” – ông viết. Theo luật sư, quyết định xử phạt của Sở TT-TT tỉnh Ninh Bình là xâm phạm vào quyền tự do ngôn luận của công dân và cơ quan này cũng không đầy đủ thẩm quyền để xác định rằng phát biểu của công dân là “không có cơ sở khoa học”, “xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và người khác”. Ông Định lưu ý rằng “nhận định điều gì xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và người khác chỉ thuộc thẩm quyền của tòa án, chứ không phải của một cơ quan hành chính”. |
Xuân Tường – Thiện Tâm
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Thiện niệm niềm tin con người