Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới kỷ niệm 75 năm giành chính quyền (1/10) trong bối cảnh họ đang đối mặt nhiều vấn đề nguy cơ xã hội và kinh tế, một phần nguyên nhân quan trọng do bị gián đoạn về cung ứng công nghệ và trừng phạt kinh tế do Mỹ dẫn đầu, nhưng biện pháp ứng phó mà ĐCSTQ có thể thực hiện dường như khá hạn chế. Bài này tóm lược 10 vấn đề khủng hoảng hàng đầu.

Thuong Hai 1
Trong bối cảnh bị ngăn chặn công nghệ và các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ dẫn đầu, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái. (Ảnh Thượng Hải: Shutterstock)

Trong 75 năm kể từ khi thành lập, ĐCSTQ đã gặp phải nhiều cuộc khủng hoảng mà thế giới bên ngoài cho rằng có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ (tiêu biểu như Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, đến Sự kiện Thiên An Môn). Những thảm họa đe dọa khiến ĐCSTQ buộc phải thực hiện chính sách “cải cách và mở cửa”, giúp phát triển nền kinh tế Trung Quốc thông qua sức mạnh của vốn nước ngoài. Nhưng ngày nay trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung xấu đi và xu thế quốc tế bao vây Trung Quốc ngày càng gia tăng, những những vấn đề tồn tại dưới sự cai trị của ĐCSTQ trong những năm gần đây lại dần nổi cộm lên.

1: Gián đoạn trong kết nối phát triển khoa học và công nghệ

Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc với lý do Mỹ phải chịu thương mại không công bằng và bị đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ; sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức đã đẩy mạnh xu thế kiềm chế Trung Quốc, đáng kể trước nhất như vào năm 2019 và 2020 đã đưa những ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc như Huawei và SMIC vào danh sách đen, sau đó tiếp tục tăng cường kiểm soát đối với các công ty Trung Quốc và cũng liên tục nâng cấp các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với họ.

Năm 2022, chính quyền Tổng thống Biden mở rộng phạm vi kiểm soát, bao gồm chip quy trình 14 nanomet, tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), chip điện toán trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị sản xuất và vấn đề nhân sự… Ngoài ra, để ngăn chặn sơ hở trong phạm vi phạm quốc tế, Mỹ cũng đã kêu gọi các đồng minh như Nhật Bản và châu Âu cùng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc với các công cụ sản xuất chip tiên tiến.

Theo một báo cáo do Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc công bố cho thấy, những động thái của Mỹ khiến Trung Quốc không chỉ tụt hậu đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực từ công nghệ đến phát triển công nghiệp, còn phải đối mặt với những nút thắt phát triển trong ngành sản xuất chip, AI và công nghệ thông tin (IT).

Báo cáo cũng đề cập, đặc biệt là trong các công nghệ chủ chốt như sản xuất chip và AI, việc tách rời đã hình thành xu thế đồng thuận giữa Mỹ và các đồng minh, khiến Trung Quốc chỉ còn kết nối với các công ty Mỹ trong các ngành công nghệ thấp hoặc có giá trị gia tăng thấp. Báo cáo cũng nhấn mạnh thêm vấn đề tổn thất nguồn lực nhân tài hiện nay ở Trung Quốc: chỉ 34% nhân tài hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực AI vẫn ở Trung Quốc, có 56% đã di cư sang Mỹ. Dữ liệu chung về công dân Trung Quốc qua Mỹ du học cho thấy có tới 88% ở lại Mỹ, chỉ 10% quay lại Trung Quốc làm việc.

2: Tranh giành quyền lực ở Trung Nam Hải

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông bắt đầu sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng những người bất đồng chính kiến ​​và dần dần giành được quyền lực chưa từng có trong các thế hệ tiền nhiệm, hiển nhiên điều đó cũng phải trả giá bằng việc tạo vô số kẻ thù trong Đảng.

Gần năm qua ĐCSTQ đã nổ ra hàng loạt biến cố, như sự kiện thanh trừng binh chủng hỏa tiễn, Bộ trưởng quân đội Lý Thượng Phúc, Ngoại trưởng Tần Cương, và cái chết đột ngột của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường… làm dấy lên đồn đoán là “một chuỗi thanh trừng quyền lực” do ông Tập Cận Bình thực hiện nhằm duy trì quyền lực. Những diễn biến tuy bề ngoài là loại bỏ bất đồng để củng cố quyền lực, nhưng thực chất là đánh mất lòng trung thành và niềm tin trong Đảng.

Theo số liệu thống kê của ĐCSTQ năm 2022, kể từ Đại hội 18 (2012), cơ quan kiểm tra giám sát kỷ luật ĐCSTQ đã lập 46,48 triệu hồ sơ án, trong đó có 553 hồ sơ án cán bộ cấp trung ương, hơn 25.000 hồ sơ án cán bộ cấp tỉnh, hơn 182.000 cán bộ cấp huyện… Tổng cộng có 207.000 lãnh đạo các cấp là người đứng đầu giữ tài khoản của cơ quan đã bị điều tra về các hành vi vi phạm nghiêm trọng. Nhưng theo tình hình kiểm tra, giám sát kỷ luật do ĐCSTQ công bố ngày 25/7, chỉ riêng nửa đầu năm nay đã có hơn 330.000 cán bộ bị kỷ luật vì nhiều lý do… Giới quan sát có nhận định cho rằng không bao giờ có thể bắt hết quan tham ĐCSTQ…

3: Xu thế quan chức vô trách nhiệm

Sau 3 năm ĐCSTQ áp dụng chính sách chống dịch ‘Zero COVID’, quan chức ĐCSTQ trong bối cảnh chính sách liên tục không ngừng thay đổi và trách nhiệm giải trình nội bộ, khiến họ có tâm lý không dám hành động gì và đó là xu thế phổ biến, vì lo sợ làm sẽ lại thành vấn đề và biến thành đối tượng bị xử lý. Tâm lý phổ biến trong quan trường là “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít”, khiến họ lựa chọn “buông xuôi”!

Đối với những người nắm quyền ở cấp cao nhất của ĐCSTQ, tâm lý “mặc kệ” của quan chức địa phương ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả quản lý, một mặt khác là khiến các chính sách của trung ương không có giá trị thực tiễn, cũng khiến gia tăng xu thế mất niềm tin trong dân, gia tăng không khí bất bình oán hận trong dân chúng.

4: Nội bộ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù

Quân đội của ĐCSTQ tiếp tục hứng chịu những đợt “thanh trừng” kể từ sau “lưỡng hội” năm 2023, và làn sóng này vẫn chưa lắng xuống. Kể từ khi lãnh đạo hiện tại Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã thanh trừng phe Giang do những tướng quân đội Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đứng đầu, và bắt giữ gần 200 tướng lĩnh. Tuy nhiên, lần này mục tiêu đã chuyển sang “chính người của Tập Cận Bình”.

Năm 2016 ông Tập phát động cải cách quân đội, biến 4 tổng hành dinh thành 15 ban chức năng; 7 quân khu lớn được tổ chức lại thành 5 chiến khu: Chiến khu Đông, Chiến khu Nam, Chiến khu Tây, Chiến khu Bắc, Chiến khu Trung tâm; 18 Tập đoàn quân của Lục quân được cơ cấu lại thành 13 Tập đoàn quân; đồng thời lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược ở cấp quân chủng và nâng cấp Lực lượng Pháo binh số 2 thành lực lượng độc lập: Lực lượng Tên lửa; và cuối cùng là lực lượng cảnh sát vũ trang được đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương.

Sau khi tái tổ chức, đích thân ông Tập Cận Bình kiểm soát toàn bộ nhân sự cấp cao trong quân đội, tình trạng này cũng giống như những gì mà các phương tiện truyền thông chính thống đã công bố rộng rãi trong Đại hội 20 của ĐCSTQ rằng: Tập Cận Bình “đích thân kiểm soát” các thành viên Trung ương. Tuy nhiên, sau khi bước vào nhiệm kỳ 3, ông Tập vào năm 2023 lại mở một cuộc thanh trừng lớn trong quân đội, với lý do tham nhũng của Lực lượng Tên lửa.

Từ thông tin chính thức cho thấy, làn sóng này có tổng cộng 17 tướng lĩnh quân đội hoặc cựu binh ngành quân sự bị điều tra, trong đó có 5 tướng được đích thân Tập Cận Bình thăng chức. Cuộc thanh trừng này đã ảnh hưởng đến các đơn vị quân đội như Bộ Quốc phòng, Bộ Phát triển Trang bị, Ban Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương, Hải quân, Lục quân, Không quân, Lực lượng hỗ trợ chiến lược, và Viện Nghiên cứu công nghệ tên lửa; cũng đã mở rộng sang các doanh nghiệp công nghiệp quân sự có liên quan như Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, Tập đoàn Công nghiệp Quân sự Trung Quốc…

Không chỉ vậy, trước thềm lễ kỷ niệm 97 năm thành lập quân đội của ĐCSTQ vào tháng 7 năm nay, trong 5 chiến khu lớn thì có 3 chiến khu bị thay tư lệnh. Giới quan sát có phân tích, quy mô của việc điều chuyển này tương tự như vào năm 1973 lãnh tụ khi đó là Mao Trạch Đông đã hành động đối với tư lệnh của 8 quân khu lớn, lý do hoặc nếu không phải vì nghi ngờ về lòng trung thành của họ thì là dấu hiệu khả năng vì chuẩn bị cho các hoạt động quân sự quy mô lớn.

5: Chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Trong một thời gian dài sau khi lên nắm quyền, ĐCSTQ đã không ngừng truyền bá nền giáo dục chống Nhật và chống Mỹ cho người dân Trung Quốc, dẫn đến những năm gần đây thường xuyên xảy ra các vụ người Trung Quốc ám sát người Mỹ và người Nhật. Ngày 18/9 năm nay kỷ niệm 93 năm “biến cố 18/9” [quân Nhật xâm lược đông bắc Trung Quốc năm 1931], một cậu bé 10 tuổi tại một trường học Nhật Bản ở Thâm Quyến đã bị một người đàn ông Trung Quốc dùng dao tấn công và giết chết trên đường đến trường. Đây là vụ tấn công công dân Nhật Bản thứ hai tại Trung Quốc trong 3 tháng qua, khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại.

Trước đó vào ngày 24/6, một bà mẹ người Nhật ở thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô đang đi đón con tan học thì  bị người đàn ông Trung Quốc dùng dao tấn công. Cho đến nay, nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa giải thích cho Nhật Bản về động cơ của nghi phạm.

Những vụ ám sát người Nhật đã làm dấy lên xu thế phẫn nộ của người dân Nhật Bản và thúc đẩy các công ty Nhật Bản phải hành động. Nhiều công ty Nhật Bản như Panasonic và Mitsubishi… bắt đầu tổ chức cho nhân viên và gia đình họ sơ tán khỏi Trung Quốc. Công ty Panasonic đã cung cấp nhiều khoản trợ cấp (như vé máy bay…) cho nhân viên trở về, nhiều nhân viên người Nhật của Mitsubishi tại Trung Quốc cũng thi nhau nộp đơn xin trở về nước.

Chính giới Nhật Bản cũng đã chỉ trích cách phản ứng của nhà chức trách Trung Quốc, họ đề nghị Chính phủ Nhật Bản thể hiện thái độ mạnh mẽ yêu cầu ĐCSTQ giải thích. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 19/9 phát biểu: “Đây là tội ác cực kỳ hèn hạ và chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc. Trước hết, tôi yêu cầu phía nhà chức trách Trung Quốc giải thích tình hình thực tế của vụ việc…”.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba (vào thời điểm đó đang tranh cử thủ tướng) cho hay: “Chính phủ Nhật Bản không nên chỉ nêu quan ngại với Trung Quốc, còn phải mạnh mẽ yêu cầu biện pháp xử lý của Trung Quốc cũng như nếu tương lai xảy ra trường hợp tương tự thì sẽ có hành động như thế nào”.

6: Nổ bong bóng bất động sản

Những năm gần đây, hàng loạt công ty bất động sản nổi tiếng của Trung Quốc rơi vào khủng hoảng nợ. Những công ty liên tiếp phải đối mặt với khủng hoảng tài chính bao gồm những “gã khổng lồ” như Evergrande, Country Garden, Powerlong Real Estate…

Báo cáo nghiên cứu do các chuyên gia kinh tế của Barclays (Anh) công bố vào tháng 9 chỉ ra, thị trường bất động sản Trung Quốc suy thoái khiến các hộ gia đình Trung Quốc bị thiệt hại tài sản nghiêm trọng, ước tính lên tới 18.000 tỷ USD, mỗi gia đình 3 người phải chịu thiệt hại khoảng 60.000 USD, gần gấp 5 lần GDP của Trung Quốc.

Giám đốc Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc là Logan Wright cho rằng Chính phủ Trung Quốc có thể nói là bất lực trong việc thúc đẩy bất động sản, các chính sách liên quan của họ trong việc ổn định thị trường này rất mơ hồ, hiện số căn hộ trống của Trung Quốc nhiều đến nỗi tổng dân số 1,4 tỷ người Trung Quốc cũng không thể lấp đầy chúng chứ đừng nói đến việc trong tương lai bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ sinh giảm.

7: Nguy cơ tài chính

Theo Nikkei tiếng Trung Quốc đưa tin, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản ngày 18/12/2023 công bố báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế cho đến năm 2035 của 18 nước/vùng lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương, theo đó cảnh báo Trung Quốc về “các kịch bản xấu nhất” như giá bất động sản sụt giảm, bong bóng vỡ và kéo theo khủng hoảng tài chính.

Báo cáo cho biết suy thoái ngành bất động sản Trung Quốc đã kéo dài hơn 2 năm, ĐCSTQ đang lên kế hoạch tăng cường hỗ trợ tài chính cho các công ty bất động sản, “nhưng điều đó lại có thể đặt gánh nặng quá mức lên hệ thống tài chính”. Báo cáo ước tính khủng hoảng tài chính Trung Quốc có thể bùng phát vào năm 2027.

Theo dự báo của báo cáo này, khi ĐCSTQ chính thức ưu tiên trả nợ thì các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như vào các lĩnh vực khác sẽ giảm mạnh, khi đó dòng vốn chảy ra ngoài cũng sẽ tăng tốc và tỷ giá đồng Nhân dân tệ cuối cùng có thể mất giá xuống còn khoảng 9RMB = 1USD (hiện 1USD = 3,5RMB). Trong trường hợp này, GDP thực tế của Trung Quốc dự kiến vào năm 2027 ​​sẽ giảm xuống mức “tăng trưởng bằng 0”.

8: Nguy cơ nợ

Nguồn thu chi phối của nhiều chính quyền địa phương Trung Quốc từ lâu thường dựa vào bán đất, vì thế khủng hoảng tài chính liên tiếp giữa các nhà phát triển bất động sản và suy thoái của thị trường nhà ở khiến nhiều chính quyền địa phương gặp khó khăn tài chính, trở thành quả bom hẹn giờ đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Nhiều khoản nợ của chính quyền địa phương là nợ tiềm ẩn, lên tới 7.000 – 11.000 tỷ USD, gấp khoảng 2 lần khoản nợ của chính quyền trung ương, trong đó khoảng 800 tỷ USD là khoản nợ đang trên bờ vực vỡ nợ, có thể dẫn đến sự phá sản nền tảng tài chính của chính quyền địa phương, gây thiệt hại nặng nề cho ngành tài chính và do đó làm suy yếu tăng trưởng kinh tế.

Tạp chí Phố Wall (WSJ) đưa tin, trong những năm qua hàng chục thành phố ở Trung Quốc đã tích lũy hàng ngàn tỷ USD nợ tiềm ẩn do các dự án phát triển kinh tế. Ngày nay, cảnh tượng các công trường xây dựng mọc um tùm, đường cao tốc lại thưa thớt người đi, vô số điểm du lịch bị bỏ hoang… , những hình ảnh đó khiến cho tăng trưởng kinh tế dựa vào nợ của Trung Quốc trở nên nguy hiểm, cũng cho thấy tương lai bất ổn của đất nước này.

Giới chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra, trong số các khoản nợ khổng lồ, khoản nợ lên tới 800 tỷ USD có nguy cơ vỡ nợ cao. Nếu các kênh tài chính của chính quyền địa phương không thể đáp ứng nghĩa vụ của họ thì trung ương có thể cung cấp hỗ trợ tài chính, nhưng điều này có thể khuyến khích các khoản cho vay rủi ro cao kéo theo những vấn đề lớn hơn, hoặc có thể khiến các kênh tài chính mất khả năng thanh toán, khiến các ngân hàng Trung Quốc phải đối mặt với tổn thất nghiêm trọng và gây ra tình trạng khủng hoảng, làm suy yếu thêm tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

9: Cô lập ngoại giao

Sau chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, Mỹ tuyên bố có nhiều bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đang hỗ trợ Nga, khiến nhiều nước phải cảnh giác. ĐCSTQ vào năm 2023 đã tổ chức “Hội nghị công tác đối ngoại trung ương” và một lần nữa đưa ra “khẩu hiệu đấu tranh”, tuyên bố “phải dám chiến đấu, dám vung kiếm, và tích cực chuẩn bị cho chiến tranh”… Kiểu diễn lại chiêu trò ngoại giao “sói chiến” đó đã khiến cộng đồng quốc tế thấy phản cảm. Hiện nay, ngày càng nhiều nước có xu hướng tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, công nghệ với Đài Loan, họ chọn cách tránh xa ĐCSTQ.

10: Ý thức phản kháng của người dân gia tăng

Trong những năm gần đây, người dân Trung Quốc thường xuyên xuống đường biểu tình, ví dụ ‘Phong trào Giấy trắng’ phản đối ‘Zero COVID’ chống dịch bệnh, ‘Phong trào Đầu bạc’ phản đối việc ĐCSTQ cắt giảm mạnh quỹ bảo hiểm y tế; hiện tượng tại cầu Tứ Thông – Bắc Kinh và cầu ở huyện Tân Hoa tỉnh Hồ Nam khi người dân giăng khẩu hiệu như: “Không cần đặc quyền mà cần bình đẳng, không cần kiểm soát mà cần tự do, không cần dối trá mà cần phẩm giá, không cần Cách mạng Văn hóa mà cần cải cách….”

Có nhà bình luận chỉ ra: “Kể từ Phong trào Giấy trắng, có vẻ như đã mở chiếc hộp Pandora, tình trạng mất lòng tin giữa chính phủ và người dân đã lên đến đỉnh điểm mới. Tôi nghĩ dù vấn đề chưa đến giới hạn bùng nổ nhưng tình trạng tiến đến giới hạn đó không ngừng rút ngắn hơn”.

Ngô Mân Chu
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)