2 quan chức Vũ Hán trường kỳ bức hại Pháp Luân Công bị bắt cùng ngày
- Bình Minh
- •
Ngày 28/9, 5 quan chức thuộc hệ thống công an TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bị điều tra. Trong số đó có ông Trương Vinh Thành, Phó Giám đốc Sở Công an TP. Vũ Hán, và ông Hoàng Hiểu Bình, cựu Bí thư Quận ủy Giang Hán, từng tham gia đàn áp trường kỳ các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 28/9, một báo cáo của giới chức Trung Quốc cho biết, ông Trương Vinh Thành, cựu ủy viên Đảng ủy kiêm Phó giám đốc Sở Công an thành phố Vũ Hán, bị nghi ngờ “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”. Ủy ban Giám sát thành phố Hoàng Cương đã tiến hành giam giữ và điều tra.
Ông Trương Vinh Thành, 62 tuổi, đến từ Hoàng Cương, Hồ Bắc, bị điều tra và tố cáo vì không tiết lộ lý lịch của bản thân. Thông tin công khai chỉ cho thấy, ông từng là ủy viên Đảng ủy, kiêm Phó giám đốc và Giám sát viên cảnh sát cấp 3 của Văn phòng Công an thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Trương Vinh Thành bị “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG) điều tra, vì ông ta đi theo phe cánh của Giang Trạch Dân trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và tham gia vào cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.
Hồ sơ của WOIPFG cho thấy, ngoài chức vụ Phó Giám đốc Văn phòng Công an thành phố Vũ Hán, ông Trương Vinh Thành còn là Giám đốc Văn phòng Công an quận Đông Tây Hồ, Vũ Hán.
Phóng viên của Epoch Times đã kiểm tra thông tin công khai trên Minghui.org, và phát hiện ra ông Trương Vinh Thành cũng là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận Đông Tây Hồ, thành phố Vũ Hán. Năm 2014, ông được điều động đến Cục Công an quận Hồng Sơn làm Giám đốc.
Thông tin của Minghui.org cho thấy, trong thời gian làm việc ở những khu vực này, ông ta chịu trách nhiệm chính về việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở địa phương.
Khi ông Trương Vinh Thành còn là Giám đốc Văn phòng Công an quận Đông Tây Hồ, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Ủy viên Thường vụ Quận ủy Đông Tây Hồ, kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật quận), các văn phòng cấp dưới ở quận Đông Tây Hồ đã đăng nhiều bức thư và trưng bày áp phích vu khống Pháp Luân Công trên quy mô lớn ở nhiều cộng đồng khác nhau, nhằm đầu độc người dân thế giới. Nhiều học viên Pháp Luân Công ở Vũ Hán đã bị bắt cóc ở Đông Tây Hồ.
Cùng ngày, 4 quan chức khác của Hệ thống Công an Thành phố Vũ Hán cũng bị điều tra cùng với ông Trương Vinh Thành. 5 quan chức này đều bị Ủy ban giám sát thành phố Hoàng Cương điều tra và giam giữ.
Cụ thể, gồm những người sau:
Ông Hoàng Hiểu Bình: Cựu Bí thư đảng ủy, Giám đốc Chi nhánh Công an quận Giang Hán, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc;
Ông Trương Đào: Phó đội trưởng đội điều tra video, kiêm cảnh sát cấp cao cấp 2 của Văn phòng Công an thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc;
Ông Lưu Hiểu Ưng: Nguyên Ủy viên kiêm Phó giám đốc Chi nhánh Khu phát triển công nghệ mới Đông Hồ của Cục Công an thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc;
Ông Điền Kế Huy: Cựu cảnh sát cấp cao cấp 2 của Chi nhánh quận Hồng Sơn, thuộc Cục Công an thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Thông tin từ trang Minghui.org tại hải ngoại cho thấy, ông Hoàng Hiểu Bình từng giữ chức vụ Cục trưởng Cục Công an quận Hồng Sơn, Vũ Hán, và tham gia vào cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công trong một thời gian dài.
Phóng viên của Epoch Times phát hiện ra rằng hồ sơ trực tuyến về việc ông Hoàng Hiểu Bình đàn áp Pháp Luân Công trên Minghui.org kéo dài từ năm 2013 – 2022.
Trang web của Chính quyền quận Hồng Sơn cũng cho biết, khi làm Giám đốc Văn phòng Công an quận Hồng Sơn, ông Hoàng Hiểu Bình cũng từng giữ chức vụ Bí thư Ủy ban chính trị và pháp luật của quận.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người. Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế. |
Bình Minh (t/h)
Từ khóa Pháp Luân Công Dòng sự kiện