Theo Minghui.org, 3 cựu phó giám đốc tòa soạn, phó tổng biên tập và tổng biên tập của 2 tờ báo lớn của tỉnh Hà Nam bị đột tử, hoặc qua đời vì bệnh tật. Tất cả họ đều từng tham gia bôi nhọ và vu khống Pháp Luân Công.

shutterstock 1147809068
Các quan chức truyền thông của ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công thường gặp xui xẻo. (Ảnh minh họa: Lappo Alexander /Shutterstock)

Ngày 22/3/2021, ông Lưu Thư Chí, cựu Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng biên tập tờ “Nhật báo Đại Hà” (Dahe Daily) của tỉnh Hà Nam, qua đời vì bệnh.

Sáng sớm ngày 27/5/2017, ông Dương Trường Xuân, Phó Tổng biên tập của tờ báo này đã bị đột tử, hưởng thọ 53 tuổi.

“Nhật báo Đại Hà” (Dahe Daily) là một tờ báo lớn thuộc tập đoàn báo “Nhật báo Hà Nam” với số lượng phát hành hơn 1 triệu bản. Họ tự nhận mình là một trong 100 tờ báo hàng đầu thế giới, lọt top 500 tờ báo hàng đầu thế giới và 20 tờ báo đô thị hàng đầu ở Trung Quốc.

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, Nhật báo Đại Hà đã xuất bản một lượng lớn các bài viết phỉ báng Pháp Luân Công. Minghui.org đã nhiều lần vạch trần việc Nhật báo Đại Hà đăng lại các bài công kích và vu khống Pháp Luân Công, ví dụ như:

Số thứ 4.215 (ngày 27/7/2007) của Nhật báo Đại Hà do Tập đoàn Nhật báo Hà Nam tài trợ đã đăng một bài viết phỉ báng Pháp Luân Công.

Tháng 5/2008, Nhật báo Đại Hà đã xuất bản và chia sẻ một bài viết phỉ báng Pháp Luân Công do “Trường Xuân Vãn Báo” công bố.

Nhà tù nữ tỉnh Hà Nam, còn được gọi là “Nhà tù nữ thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam”, là một hang ổ đen chuyên bức hại các nữ học viên Pháp Luân Công. Họ thực hiện một loạt các thủ đoạn tẩy não, nhằm bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công, như bắt sử dụng ma túy, ép xem các đĩa DVD phỉ báng Pháp Luân Công, v.v… nhằm ép họ phải “chuyển hóa” (từ bỏ tu luyện).

Nhà tù này đã thông đồng với Nhật báo Đại Hà, Thượng Hải và CCTV cùng tô vẽ nó là một nhà tù văn minh, đồng thời vu khống các học viên Pháp Luân Công lừa dối người dân.

Ngày 10/12/2021, khi đang trở về sau một chuyến công tác, ông Sử Xuân Lôi, Tổng biên tập của trung tâm biên tập Vãn báo Nam Dương của tỉnh Hà Nam, cũng bị đột tử.

Ông Sử Xuân Lôi, cựu Tổng biên tập của Trung tâm biên tập tin tức của Vãn Báo Nam Dương, sinh năm 1971 và làm việc trong lĩnh vực truyền thông gần 30 năm kể từ năm 1992.

Tờ báo này cũng đăng một lượng lớn các bài báo vu khống và tấn công Pháp Luân Công và đầu độc người dân.

Minghui.org đã vạch trần những việc làm xấu xa của tờ Vãn Báo Nam Dương trong nhiệm kỳ của ông Sử Xuân Lôi với tư cách là tổng biên tập của trung tâm biên tập, ví dụ như:

Ngày 7/11/2003, bản số 5 của tờ Vãn Báo Nam Dương của tỉnh Hà Nam đã đăng một bài báo dài cả trang, công kích Pháp Luân Công và sư phụ của Pháp Luân Công một cách ác độc.

Ngày 1/1/2004, Vãn Báo Nam Dương đăng trên trang nhất vụ án “Trần Phúc Triệu đầu độc giết người” bị xử bắn, nhằm vu oan cho Pháp Luân Công.

Vãn Báo Nam DươngNanyangwang còn đăng tải một lượng lớn các bài phỉ báng Pháp Luân Công, khuyến khích người dân tố cáo Pháp Luân Công.

Minghui.org tin rằng những gì đã xảy ra với ông Lưu Thư Chí – Phó Tổng biên tập, ông Dương Trường Xuân – Phó Tổng biên tập của Nhật báo Đại Hà, và ông Sử Xuân Lôi – Tổng biên tập của Vãn báo Nam Dương, là báo ứng do truyền bá những lời dối trá và phỉ báng Phật pháp. (Pháp Luân Công là một trong những pháp môn tu luyện của Phật gia.)

Kể từ khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, các quan chức truyền thông sử dụng các công cụ tuyên truyền để vu khống và bôi nhọ Pháp Luân Công đã gặp vận rủi, ví dụ như:

Ông Lý Đông Sinh (Li Dongsheng): Cựu Phó Giám đốc CCTV, kiêm Giám đốc Phòng 610 của ĐCSTQ (một tổ chức phi pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công), bị kết án 15 năm tù vào ngày 12/1/2016.

Ông Trần Manh (Chen Meng), cựu Phó Giám đốc bộ phận bình luận thời sự của CCTV, kiêm giám đốc chương trình “Thời không Phương Đông” của CCTV, là người dàn dựng vụ án “tự thiêu Thiên An Môn giả, bị ung thư dạ dày và ung thư gan vào năm 2008. Ông chết vì bạo bệnh sau 9 tháng bị tra tấn, hưởng thọ 47 tuổi.

Ông La Kinh (Luo Jing), người dẫn chương trình của CCTV, đã phát sóng “vụ tự thiêu giả” và kích động hận thù. Ông ta chết vì ung thư hạch bạch huyết vào ngày 5/6/2009. Trước khi chết, ông ấy bị loét miệng, loét lưỡi nặng và không thể nói được, hưởng dương 48 tuổi.

Trong những năm gần đây, trường hợp các quan chức truyền thông tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục gặp vận rủi đã được Minghui.org liên tục tiết lộ, ví dụ:

Ông Trịnh Quảng Ninh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Biên tập của Nhật báo Nam Phương, bị nhồi máu cơ tim đột ngột vào ngày 15/4/2023, và qua đời sau khi điều trị thất bại, hưởng dương 54 tuổi.

Ông Trần Hiểu Hổ, Phó Giám đốc kiêm phóng viên cấp cao của chi nhánh Tân Cương của Tân Hoa Xã, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 7/6/2021, hưởng dương 48 tuổi. Ông từng đăng tải một lượng lớn các bài viết phỉ báng Pháp Luân Công trên Internet, nhằm kích động thù hận.

Ông Từ Chúc Khánh (Xu Zhuqing), cựu Giám đốc tòa soạn kiêm Tổng biên tập Nhật báo Thanh Niên, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 6/1/2022, do ung thư biểu mô tuyến phổi, hưởng thọ 78 tuổi.

Ông Châu Chí Xuân, cựu Phó Giám đốc tòa soạn, kiêm Phó tổng biên tập Nhật báo Thanh Niên, qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 8/12/2022, hưởng thọ 77 tuổi. Caixin dẫn lời nguồn tin cho biết ông Châu Chí Xuân đã được phát hiện dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)