5 hiện tượng mới đã xuất hiện sau khi Trung Quốc nới lỏng kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và người dân quay trở lại cuộc sống bình thường.

Dich benh o Trung Quoc 1
Trẻ em Trung Quốc đeo khẩu trang bảo vệ chờ lên tàu tại ga xe lửa Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 21/1/2020. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty)

1. Ra cửa là đeo khẩu trang

Trước dịch, rất ít người đeo khẩu trang khi đi lại, trừ khi khu vực phía Bắc đang là mùa đông. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm dịch bệnh, người dân Trung Quốc đã hình thành thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Nếu đến những nơi công cộng như tàu điện ngầm, trung tâm mua sắm, bệnh viện, v.v., thì cần phải luôn đeo khẩu trang. Mọi người chủ yếu lo lắng rằng trong trường hợp dịch tái phát, việc đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các loại virus truyền nhiễm khác nhau.

id13770592 7d1492d5fe4c642a162428060932a84a 600x400 1
Vào ngày 30/6/2022, ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đến Hồng Kông bằng đường sắt cao tốc, họ đeo khẩu trang khi rời nhà ga. (Ảnh chụp màn hình)

2. Tích trữ thuốc

Trước đây, người dân Trung Quốc bình thường hiếm khi dự trữ nhiều loại thuốc thông dụng ở nhà. Nếu cần, họ có thể đến bệnh viện hoặc hiệu thuốc để mua. Sau khi trải qua dịch bệnh, nhiều người bắt đầu tích trữ một số lượng lớn các loại thuốc thông dụng tại nhà cũng như các loại thuốc điều trị các bệnh mãn tính.

Sau dịch bệnh, người dân lo lắng trong trường hợp khẩn cấp sẽ không mua được thuốc cần thiết ở các hiệu thuốc, bệnh viện, nên phải dựa vào việc dự trữ tại nhà để chống chọi qua một thời gian. Vì vậy, hiện nay nhiều gia đình chuẩn bị sẵn một tủ thuốc nhỏ, trong đó đựng các loại thuốc cần thiết cho gia đình.

Aspirin
(Ảnh minh họa: zedspider/ Shutterstock)

3. Du lịch điên cuồng

Hiện nay, mỗi khi đến dịp lễ tết như năm mới, ngày Quốc tế lao động, ngày “quốc khánh” 1/10, các danh lam thắng cảnh trên khắp Trung Quốc luôn đông đúc khách du lịch. Nguyên nhân chính là do trong thời gian dịch bệnh, cộng đồng bị phong tỏa và nhiều người lâu ngày không thể ra ngoài vui chơi. Sau khi lệnh kiểm soát dịch được dỡ bỏ, nhu cầu đi lại bỗng bùng nổ.

Tuy nhiên, sau nhiều năm dịch bệnh, thu nhập của nhiều người dân giảm sút và họ sẽ lựa chọn những lộ trình du lịch rẻ hơn. Vì vậy, kể từ năm ngoái, ngày càng có nhiều người thích đi du lịch trong những ngày lễ quan trọng.

4. Chú ý đến sức khỏe

Trước đại dịch, nhiều người không quan tâm nhiều đến sức khỏe thể chất. Mỗi lần có cơ hội khám sức khỏe do đơn vị công tác hoặc cộng đồng mang lại, họ luôn chọn cách từ bỏ. Phần lớn đều cho rằng cơ thể mình rất khỏe mạnh và không cần phải đi khám sức khỏe.

Hiện nay, mọi người ngày càng chú ý đến tầm quan trọng của sức khỏe thể chất và luôn tự túc chi phí đi khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy, hiện nay khoa khám sức khỏe của các bệnh viện luôn đông người, nếu muốn khám sức khỏe tổng quát thì phải xếp hàng để đặt lịch.

5. Thích tiết kiệm tiền

Sau khi Trung Quốc nới lỏng kiểm soát dịch bệnh, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất tiền gửi, nhưng lòng nhiệt tình tiết kiệm của người dân vẫn tiếp tục tăng. Dữ liệu cho thấy tính đến quý I năm nay, tiền gửi bình quân đầu người của Trung Quốc là 108.400 nhân dân tệ, tiền gửi bình quân đầu người là gần đạt 110.000 nhân dân tệ.

shutterstock 793237669
(Ảnh minh họa: lovelyday12/ Shutterstock)

Điều này chủ yếu là do sau 4 năm xảy ra dịch bệnh, ngày càng nhiều người nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền, bởi vì một khi gia đình đã tiết kiệm được tiền thì họ có thể đương đầu với những trường hợp khẩn cấp như thất nghiệp, bệnh tật, dịch bệnh. Nếu gia đình không tiết kiệm được tiền, thì sẽ có thể rơi vào hoàn cảnh khó khăn.