613.000 người Trung Quốc xin tị nạn ở nước ngoài trong 10 năm qua
- Từ Giản
- •
Một báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy, sự cai trị tàn bạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Trung Quốc, đã kích hoạt cuộc “đào tẩu hàng loạt” của người dân Trung Quốc. Trong 10 năm qua, 613.000 công dân Trung Quốc đã xin tị nạn ở nước ngoài.
Theo số liệu của Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người Tị nạn (UNHCR), từ năm 2012 đến năm 2020, số người xin tị nạn từ Trung Quốc tăng từ 15.362 người lên 107.864 người mỗi năm. Kể từ năm 2012, ít nhất 613.000 công dân Trung Quốc đã trốn ra nước ngoài để xin tị nạn. Khoảng 70% những người trốn khỏi Trung Quốc năm 2020 xin tị nạn tại Hoa Kỳ. Nhiều người đến Hoa Kỳ bằng thị thực du lịch hoặc công tác và sau đó xin tị nạn.
Cô Palki Sharma, người dẫn chương trình truyền thông Ấn Độ WION, nói người Trung Quốc lo lắng rằng nếu họ bị coi là mối đe dọa đối với chế độ Cộng sản Trung Quốc, thì “đảng sẽ tấn công bạn.” Cô tiếp tục: “Người dân Trung Quốc đang chạy trốn khỏi đất nước này. Họ đang xin tị nạn ở một quốc gia dân chủ. Đây là một cuộc đào tẩu hàng loạt.”
Báo cáo của WION cho thấy “không ai có thể thoát khỏi cú đấm sấm sét của ĐCSTQ, kể cả các tỷ phú.” Gần đây, ông Tôn Đại Ngọ, một doanh nhân Trung Quốc, đã bị Tòa án nhân dân thành phố Cao Bi Điếm, tỉnh Hà Bắc kết án 18 năm tù trong phiên sơ thẩm với 8 tội danh. Trong đó có tội tấn công các cơ quan quốc gia bằng cách tụ tập đông người. Ông bị buộc tội “kích động gây rối”. Đây là lời buộc tội mà ĐCSTQ luôn sử dụng để đối phó với những người bất đồng chính kiến.
Bắc Kinh cũng thẳng tay đàn áp những ‘gã khổng lồ’ công nghệ của chính họ với danh nghĩa thực thi chống độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng. Các công ty công nghệ lớn bao gồm Alibaba, Didi và Tencent đang phải đối mặt với các cuộc điều tra.
Cô Sharma nói rằng ĐCSTQ đang “tăng cường kiểm soát lĩnh vực khoa học và công nghệ” như một phần của “cuộc đàn áp toàn diện đối với người dân Trung Quốc.”
Ngoài việc đàn áp tàn bạo những người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, ĐCSTQ vẫn luôn đàn áp các Kitô hữu trong nhiều năm. ĐCSTQ phá hủy các nơi thờ tự, bỏ tù các mục sư, thậm chí sửa đổi Kinh thánh để phục vụ cho đường lối của ĐCSTQ. Bắc Kinh cũng đang thiết lập thêm “Trại Phật giáo” ở Tây Tạng và tiếp tục đàn áp khốc liệt các học viên Pháp Luân Công.
Không chỉ mang yếu tố chính trị, nhiều người Trung Quốc giàu có cũng đang chạy trốn khỏi Trung Quốc. Họ đang tìm kiếm cơ hội giáo dục tốt hơn cho thế hệ tương lai, đồng thời có thể đảm bảo an toàn chính trị và tài sản cho chính mình.
Theo báo cáo, cô Dương Huệ Nghiên (Yang Huiyan), được mệnh danh là “người giàu nhất châu Á”, là một trong số 500 người Trung Quốc giàu có nhận được quốc tịch Liên minh châu Âu (EU) sau khi có “hộ chiếu vàng” của Cộng Hoà Síp.
Theo Từ Giản, Epoch Times
Xem thêm: Vì sao ĐCSTQ coi trọng việc muốn Mỹ bỏ lệnh hạn chế visa đối với đảng viên?
Từ khóa người tị nạn Dòng sự kiện