90% đảng viên Trung Quốc chạm phải lằn ranh đỏ
- Mộc San
- •
Trung Quốc gần đây nhắc lại việc nghiêm quản đảng viên về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Có phân tích chỉ ra rằng việc quản lý nghiêm ngặt này là vì có nhiều đảng viên không phục đảng, thậm chí muốn thoái đảng.
Ông Vương Tác An, Cục trưởng cục tôn giáo Trung Quốc, trong kỳ mới nhất của tạp chí nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “Cầu Thị” đã đăng một bài viết có tiêu đề “làm tốt công tác tôn giáo cần giảng chính trị“. Trong bài viết có nói, “Nhiều nguyên tắc liên quan đến sinh hoạt chính trị trong hình thế mới đã quy định rõ rằng đảng viên không được tín ngưỡng vào tôn giáo, đây chính là một lằn ranh đỏ mà mỗi đảng viên không thể chạm vào”, còn nói rằng, “đối với các cán bộ đảng viên đã từng có tín ngưỡng vào tôn giáo, cần thông qua giáo dục tư tưởng để loại bỏ tín ngưỡng, thông qua giáo dục rồi mà vẫn kiên trì không thể cải biến thì tổ chức nhất định cần tiến hành xử lý”.
Ông Vương Tác An còn nhận định, “những năm gần đây, trong các trường hợp cán bộ cao cấp bị xử lý kỷ luật đảng, có xuất hiện cả vấn đề không tin vào tư tưởng Mác Lê mà tin vào tôn giáo. Việc này nên làm cho chúng ta cần cảnh tỉnh cao độ”.
Đây không phải là lần đầu tiên ĐCSTQ nhắc lại và nhấn mạnh các quy định về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo đối với đảng viên.
Trang VOA dẫn lời một học giả độc lập người Trung Quốc, ông Chương Lập Phàm cho biết, “sự phổ biến của cách suy nghĩ nghiêm cấm đảng viên có tín ngưỡng tôn giáo này, tôi nghĩ rằng ngược lại trên một phương diện khác lại chứng minh rằng cái chủ nghĩa mà họ theo đuổi chính nó là một loại tôn giáo, vì vậy nó đương nhiên không cho phép các tôn giáo chính quy khác cạnh tranh với mình“.
Ông Chương Lập Phàm nhận định, ĐCSTQ nghiêm quản đảng viên về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, nguyên nhân là do họ vốn ngay từ đầu không phục đảng, thậm chí còn có tâm niệm thoái đảng. Một số đảng viên, thậm chí còn là “người hai mặt”, “trở thành nhân cách phân liệt, trước mặt một kiểu, sau lưng một kiểu. Trước mặt đối diện với đảng thì nói một kiểu, quay về nhà trước tượng Phật lại nói một kiểu”.
Ông Chương Lập Phàm cũng đồng thời chỉ ra rằng tôn giáo tại Trung Quốc trong những năm gần đây cũng có nhiều biến tướng về hình thức. Về một phương diện mà nói, tôn giáo đã trở thành quan liêu hóa và thương nghiệp hóa. Một mặt khác lại do quan viên sử dụng tôn giáo để biến thành công cụ hủ bại. Nhiều người chủ trì đạo giáo và phật giáo đều mang chức quan cấp sở hoặc cấp bộ, thậm chí có một số quan viên còn mua một tòa chùa miếu rồi tự đăng lên làm trụ trì.
Giáo sư khoa xã hội học của Đại học Purdue, Mỹ, chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu xã hội và tôn giáo Trung Quốc, ông Dương Phượng Cương chỉ ra rằng: “Trong đảng viên đang thể hiện ra một vấn đề vô cùng lớn chính là những người đó tín ngưỡng vào các đại sư, đồng thuật, phong thuỷ mà không tín ngưỡng những người trong các tôn giáo chính thống”.
Có một phân tích nhận định rằng, càng ngày càng nhiều người Trung Quốc tin tưởng vào tôn giáo, trong số các nguyên nhân có một phần là do sinh hoạt tinh thần của người Trung Quốc trống rỗng, họ hy vọng có thể từ trong tôn giáo tìm thấy sự an ủi và mãn nguyện về mặt tinh thần. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác, đó là một số người để có tiền và có quyền đã làm ra những sự việc xấu xa nên đã tìm kiếm sự giải thoát trong tôn giáo.
Trong những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều hiện tượng thể hiện rằng ý thức hệ của ĐCSTQ đã không còn có thể khống chế tư tưởng của đảng viên được nữa.
Theo tờ “Động Hướng” của Hồng Kông số tháng 4/2016 đã đăng bài viết cho biết 90% số đảng viên ĐCSTQ có “tín ngưỡng thứ 2”. Điều này thể hiện trực tiếp việc ĐCSTQ đang đối diện với vấn đề thất bại toàn diện về mặt ý thức hệ.
Bài viết này cho biết, một báo cáo điều tra nghiên cứu nội bộ chưa hoàn thành của ĐCSTQ vào năm 2015 thống kê, 67% các cán bộ từ cấp cục trở xuống đã nghỉ việc hoặc từ chức “có tín ngưỡng tôn giáo”. Một số Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc nói rằng con số này “làm cho người ta đứng người”.
Tháng 3 năm ngoái, báo “Kiểm tra kỷ luật Trung Quốc” trong một bài viết có viết, tại một thành phố ở tỉnh Hồ Bắc, có một số cán bộ đảng và chính quyền khi xuất và nhập cảnh, lúc điền mục chính trị đều ghi là “không phải đảng viên“, nghề nghiệp công tác là “doanh nghiệp tự do” hoặc “không có nghề nghiệp“. Đây đúng là “thể hiện hay không thể hiện thân phận đảng viên thì tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn lợi ích của bản thân“.
Cơ quan báo chí của quân đội Trung Quốc “Báo giải phóng quân” gần đây cũng đăng một bài trực tiếp thừa nhận, có hiện tượng trước mắt trong quân đội Trung Quốc là “việc muốn vào đảng và đạt lợi ích là có quan hệ trực tiếp với nhau“.
Mộc San
Xem thêm:
Từ khóa tôn giáo tín ngưỡng Thoái đảng Đảng viên