[VIDEO] “Ánh sáng đỏ kỳ lạ” xuất hiện khi động đất ở Sơn Đông, chim én bay khắp Hà Nam
- Lê Tử Hy
- •
Trong khi mưa lớn liên tiếp làm ngập lụt nhiều vùng tại Trung Quốc, một trận động đất mạnh 5,5 độ richter bất ngờ xảy ra ở huyện Bình Nguyên, thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông vào sáng sớm ngày 6/8, ngoài ra “ánh sáng đỏ kỳ lạ” đã xuất hiện trên bầu trời từ trước và sau động đất, thậm chí đường phố Hà Nam cũng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều chim én bay khắp bầu trời.
Theo đo lường chính thức của Mạng lưới Động đất Trung Quốc, một trận động đất có cường độ 5,5 độ richter đã xảy ra tại huyện Bình Nguyên, thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông vào lúc 2h33 ngày 6/8 theo giờ Bắc Kinh, với độ sâu tiêu cự là 10 km. Tâm chấn nằm gần thôn Vương Đả Quái, thị trấn Vương Đả Quái, huyện Bình Nguyên, TP. Đức Châu. Khi trận động đất xảy ra, nhiều nơi như Bắc Kinh và Thiên Tân có thể cảm nhận được.
Đến 8h ngày 6/8, đã xảy ra 59 cơn dư chấn, trong đó cơn dư chấn lớn nhất là 3,9 độ richter. Tính đến 7h sáng cùng ngày, 126 ngôi nhà được báo cáo đã bị sập và 21 người bị thương trong khu vực động đất.
Điều đáng chú ý là ngay trước và sau trận động đất ở huyện Bình Nguyên, từ tối ngày 5/8 đến sáng sớm ngày 6/8, ở các khu vực của tỉnh Sơn Đông như Tế Nam, Đức Châu, Tế Ninh, liên tiếp có các bức ảnh và video lần lượt được chia sẻ cho thấy một ánh sáng đỏ kỳ lạ trên bầu trời, thời gian dài nhất lên đến 30 phút.
“Bây giờ nó vẫn còn đỏ rực,” một cư dân mạng đã đăng một bức ảnh vào lúc 3h sáng ngày 6/8, nói rằng khi anh ấy xuống nhà để kiểm tra, anh ấy đã rất sợ hãi vì nhìn thấy bầu trời ở phía đông siêu đỏ. Cư dân mạng này cũng cho biết anh đang ở huyện Gia Tường, Tế Ninh, và có thể nhìn thấy cảnh đêm mà anh chụp bằng máy ảnh của mình, cả bầu trời đều có màu đỏ.
Một số người ở Tế Nam cũng đặt câu hỏi liệu ánh sáng đỏ trên bầu trời có liên quan gì đến động đất hay không? Đó có phải là điềm báo trước của một trận động đất?
Cô Thôi ở Du Thành, Đức Châu, nói với tờ “Shangyou Xinwen” rằng khi trận động đất 5,5 độ richter xảy ra ở huyện Bình Nguyên, chỗ cô cũng cảm nhận được, vì nhiều người lần đầu tiên trải qua một trận động đất nên đã rất hoảng sợ. Và cô đã ở ngoài đường mà không dám về nhà, đâu đâu cũng thấy xe cộ, người qua lại: “Hoàng hôn đêm qua (5/8) thật kỳ lạ. Bầu trời đỏ rực, hiếm thấy”.
Nhân viên của một cửa hàng tiện lợi ở huyện Bình Âm, Tế Nam cũng mô tả rằng bầu trời đặc biệt đỏ vào tối ngày 5/8 và bầu trời vẫn đỏ cho đến nửa đêm. Người dân địa phương đều có chung linh cảm rằng đó không phải là điềm lành.
Ngoài bầu trời đỏ kỳ lạ ở nhiều nơi tại Sơn Đông, sau trận động đất 5,5 độ richter vào sáng sớm, người dân huyện Bí Dương thuộc Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam còn phát hiện trên đường phố chim én bay lượn trên không trung thành đàn, không ngừng vỗ cánh và khiến một số lượng lớn lông bay lơ lửng trong không trung. Khi mọi người cầm điện thoại di động lên để chụp ảnh, họ thốt lên: “Trời ơi! Hãy nhìn những con én bay khắp bầu trời. Nó có liên quan gì đến trận động đất vừa rồi không?”
德州平原縣5.5級地震有前兆 燕子滿天飛 蟲子滿地爬#新唐人 #地震 #燕子 pic.twitter.com/NUCZ578YJb
— 新唐人電視台 (@NTDChinese) August 6, 2023
Trận động đất không chỉ được cảm nhận ở khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc gần Sơn Đông mà còn ở một số khu vực ở tỉnh Giang Tô.
Một số cư dân mạng nói rằng họ đã chụp được “đám mây động đất” trước trận động đất.
Tin đồn đã bị bác bỏ vào ngày 6/8, cơ quan quản lý ứng cứu khẩn cấp nói rằng rằng không có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh rằng những đám mây có thể dự đoán sự xuất hiện của động đất. Cái gọi là “mây động đất” trên mạng chủ yếu là hai loại mây tích và mây tầng tích. Mây tích xuất hiện có nghĩa là thời tiết tốt, mây tầng tích xuất hiện có nghĩa là sẽ có mưa, không liên quan gì đến động đất.
Thời gian gần đây, nhiều nơi ở Trung Quốc liên tục xảy ra mưa lớn và lũ lụt, trong đó có trận mưa lớn kỷ lục ở tỉnh Hà Bắc kéo dài 1 tuần khiến nước, điện và lương thực bị cắt ở nhiều nơi. Độ sâu của nước ở Trác Châu (tỉnh Hà Bắc) có chỗ lên tới 13 mét, xác động vật và rác thải ở khắp nơi.
Đất canh tác ở tỉnh Hắc Long Giang, vựa lúa lớn nhất của Trung Quốc, bị ngập lụt với số lượng lớn và nhiều người cầu cứu trong mưa lũ.
Đối mặt với thảm họa, phản ứng đầu tiên của quan chức là cố tình che đậy sự thật và dữ liệu thương vong, thiệt hại không rõ ràng. Điều đáng lo ngại nhất là đợt mưa lũ kéo dài này có thể một lần nữa tạo ra một đợt lây truyền dịch bệnh mới.
Liên quan đến hàng loạt thảm họa như thời tiết khắc nghiệt, động đất, dịch bệnh ở Trung Quốc Đại Lục hiện nay, nhiều người cho rằng đó là lời cảnh báo từ trên trời, một số cư dân mạng viết: “Ngày 18/8/2022, đã xảy ra ở hai cực của Trung Quốc. Huyện Đại Thông, thuộc Tây Ninh của tỉnh Thanh Hải, xảy ra mưa lớn, núi lở, nhiều người chết và mất tích. Hồ Bà Dương, ở Giang Tây hạn hán kéo dài, mực nước xuống mức thấp mới. Vụ án đánh chết người ở Đường Sơn vẫn ‘một tay che trời’, đúng là ‘thiên tai không ngớt, nhân họa không ngừng’, đại biểu cho lòng người đi ngược, khí số đã tận. Thiên ý và dân ý đều không thể làm trái!”
Tra cứu tư liệu lịch sử còn thấy rằng khi các triều đại Trung Quốc sắp diệt vong thì thiên tai liên tiếp xảy ra.
Ví dụ, những trận lũ lụt hiếm gặp xảy ra vào những năm cuối đời nhà Tần. Vào thời điểm đó, Sơn Đông, An Huy và các nơi khác do mưa lâu ngày trở thành thảm họa; cuối thời Tây Hán liên tục xảy ra lũ lụt, hạn hán, côn trùng; đến cuối Đông Hán thì có nhiều đợt bùng phát dịch bệnh. Trong thời Tam Quốc và nhà Tấn, đang trong giai đoạn lịch sử thay đổi, đã xảy ra 60 trận hạn hán, 56 trận lụt, 53 trận động đất, 17 trận dịch bệnh và 14 thảm họa châu chấu. Vào cuối triều đại nhà Tùy, lũ lụt xảy ra ở Sơn Đông và Hà Nam, nhấn chìm hơn 40 quận, không lâu sau đó là xuất hiện dịch bệnh. Vào cuối triều đại Nam Tống, có một bệnh dịch nghiêm trọng ở Vĩnh Gia, tỉnh Chiết Giang; vào cuối triều đại nhà Minh và cuối triều đại nhà Thanh, bệnh dịch hoành hành hàng năm, khiến vô số người chết và bị thương.
Kể từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc xảy ra nhiều loại thiên tai như hạn hán, lũ lụt, động đất, dịch châu chấu, thậm chí cả bão cát, nhiệt độ cao, thủy triều đỏ vốn rất hiếm gặp trong những năm trước cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc một cách nổi bật và hiếm gặp. Đến nay người dân ở Trung Quốc Đại Lục vẫn còn lo sợ về sự bùng phát của dịch SARS năm 2003.
Lấy ví dụ vào tháng 7/2004, một trận động đất 6,7 độ richter đã xảy ra ở Tây Tạng, Trung Quốc, bão cát xảy ra ở Cam Túc, mưa lớn hiếm gặp xảy ra ở Bắc Kinh và các thành phố khác, gió mạnh và mưa lớn xảy ra ở Quảng Đông, mưa lớn và ngập úng xảy ra lần lượt ở các tỉnh như Hồ Bắc , Hồ Nam, Quảng Tây, An Huy, v.v.
Đến năm 2022, dịch viêm phổi ở Vũ Hán, bệnh dịch hạch, dịch tả lợn, châu chấu, lũ lụt, hạn hán, v.v. Sau khi bước sang năm 2023 thì có dịch cúm A, dịch tả, đậu mùa khỉ, cũng lần lượt xuất hiện.
Từ khóa lũ lụt Thiên tai lũ lụt ở Trung Quốc Dị tượng Động đất ở Trung Quốc Động đất ở Sơn Đông động đất